TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG THI VĂN
KHUÔNG VIỆT, PHÁP THUẬN VÀ VẠN HẠNH
Tác giả: Thích Thắng Hoan
Mục lục
Lời nói đầu
I.- Tư tưởng Phật giáo trong thi văn Khuông Việt
II.- Tư tưởng Phật giáo trong thi văn Pháp Thuận
III.- Tư tưởng Phật giáo trong thi văn Vạn Hạnh
Xem file PDF: Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh
Xem file Word: Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh
***
Lời Nói Đầu:
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ. Phật Giáo Việt Nam mặc dù bị đối xử phũ phàng đến mấy của các Sử Gia biên kiến nhưng cũng phải công nhận Văn Học Lý Trần là thời đại vàng son của Phật Giáo Việt Nam đã tài bồi công sức rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam trong các thời đại đó.
Riêng ở đây chúng tôi muốn các độc giả cùng chúng tôi nhìn lại vài nét tư tưởng của Phật Giáo trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh để nhận chân được giá trị độc đáo của nền Văn Học Phật Giáo đã được Văn Học Việt Nam tiếp nhận một cách sâu sắc.
Xem file PDF: Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh
Xem file Word: Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh