LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ BẠCH MÃ
Sự kỳ diệu của con người đối với thế gian này chính là tâm hồn của họ, ai cũng có tâm hồn và không ai giống ai cả. Mỗi tâm hồn đều có trí tuệ riêng tức khả năng nhìn nhận từ tâm hồn ấy tới mọi thứ xung quanh họ, đều có đạo đức riêng tức cách đối sử từ tâm hồn ấy tới mọi thứ xung quanh họ, và đó là sự khác biệt lớn nhất - bao quát nhất giữa người với người.
Khi những tâm hồn sống gần nhau thì họ ảnh hưởng lẫn nhau, trí tuệ chung của họ dần xây dựng văn hóa riêng biệt của họ, đó là xã hội của họ và cũng không một xã hội nào khác giống với xã hội của họ cả nếu không có sự học hỏi lẫn nhau.
Xã hội đã hình thành thì mọi cái tốt xấu trong xã hội ấy đều tác động tới mọi con người trong đó, nó là ảnh hưởng lớn là trực tiếp tới nhận thức của từng người. Do vậy, cái mà mọi xã hội quan tâm nhất là phải xây dựng được nền giáo dục tốt đẹp, và cái đích là tâm hồn của mọi người đều được hạnh phúc, giữa người với người phải hòa ái, giữa người với muôn loài với môi trường phải thân thiện, biết yêu thương và biết bảo vệ cho nhau để thế giới hoàn toàn là thái bình. Đó chính là mong muốn trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người và cả của Bạch Mã, và mỗi người nên trở thành con người tốt đẹp hơn và có ích hơn nữa đối với xã hội của chính mình cũng như của cả nhân loại.
Để một tâm hồn được tốt lên, để một xã hội được tốt lên thì luôn cần đến sự giáo dục, và mọi điều giáo dục luôn phải là đạo lý có cái tình yêu thương ở trong đó thì sự giáo dục với được tốt đẹp. Sự giáo dục lớn nhất cho đến nay đối với nhân loại chính là tư tưởng là trí tuệ của những con người vĩ đại, như Khổng tử, Lão tử, Chúa Yêsu..., Đức Phật Thích Ca. Những lời dạy bảo của những tâm hồn vĩ đại ấy không gì khác ngoài sự giáo dục và để mong muốn cho cái mục đích thái bình chung của nhân loại trở thành hiện thực. Chỉ vì hệ thống tư tưởng của họ, hệ thống giáo lý của họ quá khác biệt và quá thâm sâu nên bị người đời sau cho là tôn giáo riêng mà đôi khi lại kì thị lại phân biệt mà không hiểu tất cả đó chỉ là sự giáo dục.
Đối với cuộc sống đời thường những tôn giáo ấy vẫn đang tồn tại song song bởi nó có giá trị rất lớn cùng với sự đi tiếp của nhân loại. Những người chăm lo hơn cho tâm hồn cũng thường chọn cho mình một tôn giáo, một hệ thống tư tưởng tốt đẹp nào đó cho phù hợp với trí tuệ của mình để tu tập đạo hạnh, cũng là để một phần nào đó đem lại sự đóng góp cho xã hội được tốt đẹp hơn, góp chút sức lực nhỏ bé để tạo nên một xã hội cân bằng hơn, hiền hòa hơn khi đang phải nhìn thấy nhân loại càng ngày lại càng có sự biến động không được tốt đẹp. Đó là tư tưởng chính của Bạch Mã !
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ BẠCH MÃ
Sự kỳ diệu của con người đối với thế gian này chính là tâm hồn của họ, ai cũng có tâm hồn và không ai giống ai cả. Mỗi tâm hồn đều có trí tuệ riêng tức khả năng nhìn nhận từ tâm hồn ấy tới mọi thứ xung quanh họ, đều có đạo đức riêng tức cách đối sử từ tâm hồn ấy tới mọi thứ xung quanh họ, và đó là sự khác biệt lớn nhất - bao quát nhất giữa người với người.
Khi những tâm hồn sống gần nhau thì họ ảnh hưởng lẫn nhau, trí tuệ chung của họ dần xây dựng văn hóa riêng biệt của họ, đó là xã hội của họ và cũng không một xã hội nào khác giống với xã hội của họ cả nếu không có sự học hỏi lẫn nhau.
Xã hội đã hình thành thì mọi cái tốt xấu trong xã hội ấy đều tác động tới mọi con người trong đó, nó là ảnh hưởng lớn là trực tiếp tới nhận thức của từng người. Do vậy, cái mà mọi xã hội quan tâm nhất là phải xây dựng được nền giáo dục tốt đẹp, và cái đích là tâm hồn của mọi người đều được hạnh phúc, giữa người với người phải hòa ái, giữa người với muôn loài với môi trường phải thân thiện, biết yêu thương và biết bảo vệ cho nhau để thế giới hoàn toàn là thái bình. Đó chính là mong muốn trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người và cả của Bạch Mã, và mỗi người nên trở thành con người tốt đẹp hơn và có ích hơn nữa đối với xã hội của chính mình cũng như của cả nhân loại.
Để một tâm hồn được tốt lên, để một xã hội được tốt lên thì luôn cần đến sự giáo dục, và mọi điều giáo dục luôn phải là đạo lý có cái tình yêu thương ở trong đó thì sự giáo dục với được tốt đẹp. Sự giáo dục lớn nhất cho đến nay đối với nhân loại chính là tư tưởng là trí tuệ của những con người vĩ đại, như Khổng tử, Lão tử, Chúa Yêsu..., Đức Phật Thích Ca. Những lời dạy bảo của những tâm hồn vĩ đại ấy không gì khác ngoài sự giáo dục và để mong muốn cho cái mục đích thái bình chung của nhân loại trở thành hiện thực. Chỉ vì hệ thống tư tưởng của họ, hệ thống giáo lý của họ quá khác biệt và quá thâm sâu nên bị người đời sau cho là tôn giáo riêng mà đôi khi lại kì thị lại phân biệt mà không hiểu tất cả đó chỉ là sự giáo dục.
Đối với cuộc sống đời thường những tôn giáo ấy vẫn đang tồn tại song song bởi nó có giá trị rất lớn cùng với sự đi tiếp của nhân loại. Những người chăm lo hơn cho tâm hồn cũng thường chọn cho mình một tôn giáo, một hệ thống tư tưởng tốt đẹp nào đó cho phù hợp với trí tuệ của mình để tu tập đạo hạnh, cũng là để một phần nào đó đem lại sự đóng góp cho xã hội được tốt đẹp hơn, góp chút sức lực nhỏ bé để tạo nên một xã hội cân bằng hơn, hiền hòa hơn khi đang phải nhìn thấy nhân loại càng ngày lại càng có sự biến động không được tốt đẹp. Đó là tư tưởng chính của Bạch Mã !