Phật sống có đuôi, do chưa tiến hóa thân thể theo các nhà khoa học, Phật sống từ bỏ cuộc sống bậc chân tu để di học đại học và đóng phim, các thánh nữ có cuộc đời khổ cực ra sao....
Trải qua hàng nghìn năm, Phật sống được coi là vinh dự lớn lao nhất của người Tây Tạng. Thế nhưng càng chứng kiến mặt trái của tục lệ này, người ta càng nhận ra đến lúc việc lựa chọn Phật sống Tây Tạng cần có sự thay đổi. Nếu không, những câu chuyện gây chấn động, như việc một Phật sống từ bỏ phẩm bị để đi học đại học, có thể sẽ tiếp tục xảy ra và hủy hoại vĩnh viễn ý nghĩa tôn nghiêm của biểu tượng tâm linh này.
Một vị Phật sống ở Tây Tạng. Ảnh: ChinaNews
Theo tiếng địa phương, Thánh nữ được gọi là “Kumari”. Đây được coi là biểu tượng chung duy nhất của Ấn Độ giáo, Phật giáo và tất cả các tôn giáo nhỏ khác ở Nepal. Người dân nước này, dù theo tôn giáo nào cũng đều coi Thánh nữ là hiện thân của vị thần chống lại những kẻ độc ác và đem lại sự may mắn và thịnh vượng.
Là quốc gia nhỏ bé nằm ẩn mình trên dãy Hymalaya hùng vĩ, cuộc sống tại Nepal luôn chứa đựng nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đặt chân tới đây. Đặc biệt, sự giao thoa của 2 tôn giáo lớn đều đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tâm linh của người dân nước này là Ấn Độ giáo và Phật giáo đã khiến văn hóa tín ngưỡng của vương quốc cổ này có những nét đặc trưng riêng biệt. Sự tồn tại của các Thánh nữ là minh chứng điển hình nhất.
Nữ Thánh sống chỉ có ở Nepal
Trên thế giới, việc phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của một dân tộc, một quốc gia hay một tôn giáo vốn không phải điều gì là xa lạ. Tại một số quốc gia châu Phi, các nữ phù thủy có quyền lực vô cùng lớn, được người đời tôn sùng và… sợ hãi. Hàng nghìn năm nay, Phật giáo thời nào cũng có những nữ cao tăng được trọng vọng. Nhưng để so sánh, tất cả đều chưa thể ngang hàng với ngôi vị của các nữ Thánh sống (hay còn gọi là Thánh nữ) của Nepal.
Với hàng triệu người dân đất nước này, chỉ một biểu hiện nhỏ trên nét mặt Thánh nữ cũng khiến họ hồi hộp. Bởi nó có thể là thông điệp của hòa bình, ấm no, hạnh phúc nhưng cũng có thể là điềm báo về tai ương khủng khiếp sắp giáng xuống các thần dân. Người Nepal coi Thánh nữ là hiện thân của các vị thần. Ngay cả khi còn tồn tại chế độ quân chủ, Thánh nữ đã có vị trí cao hơn cả đức vua.
Theo tiếng địa phương, Thánh nữ được gọi là “Kumari”. Đây được coi là biểu tượng chung duy nhất của Ấn Độ giáo, Phật giáo và tất cả các tôn giáo nhỏ khác ở Nepal. Người dân nước này, dù theo tôn giáo nào cũng đều coi Thánh nữ là hiện thân của vị thần chống lại những kẻ độc ác và đem lại sự may mắn và thịnh vượng.
Thánh nữ đến từ thủ đô Kathmandu, nơi có các cơ quan đầu não của tất cả các tôn giáo tại Nepal, được người dân gọi là “Royal Kumari” – Thánh nữ hoàng gia – có quyền lực tối cao, bao trùm toàn bộ lãnh thổ vương quốc cổ này. Royal Kumari sẽ ngụ ở ngôi đền thiêng Kumari Ghar tại quảng trường Kathmadu Durbar.
Trong khi đó, những Kuamri còn lại vẫn sống cùng với gia đình và tới trường như những bé gái bình thường. Họ chỉ xuất hiện với thân phận Thánh nữ vào những dịp lễ quan trọng của cộng đồng hoặc theo thỉnh cầu của các bô lão mỗi khi xảy ra một sự kiện đột xuất.
Một vị Phật sống ở Tây Tạng. Ảnh: ChinaNews
Kết quả các cuộc khảo cổ cho thấy truyền thống tôn sùng Kumari tại Nepal đã có từ hơn 2.300 năm trước, gắn liền với một truyền thuyết vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Theo đó, vị vua nổi tiếng của vương quốc này trong thời cổ đại là Jayaprakash Malla thường xuyên được nữ thần Taleju hạ thế, bày cho cách trị vì đất nước, chống lại kẻ thù.
Nhưng trong một lần say rượu, Jayaprakash Malla đã trót mạo phạm thân thể nữ thần Taleju xinh đẹp. Vậy là, bà nổi giận và toan trừng phạt cả vương quốc này. Vua Jayaprakash Malla hoảng sợ, quỳ trước sân điện hoàng cung suốt 3 ngày 3 đêm để cầu xin bà tha thứ, cho đến khi ngã gục. Cảm động trước sự thành tâm hối lỗi của ông, nữ thần Taleju rốt cuộc cũng xiêu lòng bỏ qua, thậm chí còn tiếp tục phù hộ cho nhà vua. Nhưng bà chọn cách an toàn hơn để giáng thế, đàm đạo với nhà vua, đó là mượn tạm thân xác của một trinh nữ.
Trong khi đó, người Nepal theo Kỳ Na giáo lại quan niệm: Thánh nữ là hiện thân của nữ thần Kali (vị thần tối cao của Kỳ Na giáo). Cộng đồng người Hồi giáo ít ỏi ở đây thì khẳng định: Thánh nữ là con gái của nhà tiên tri Momhamed. Chính vì vậy, dù mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, cộng đồng Hồi giáo tại Nepal vẫn đặc biệt sùng kính Thánh nữ. Nhờ không đại diện cho một vị thần tối cao của một tôn giáo nào cụ thể, Thánh nữ vô hình chung trở thành biểu tượng thống nhất cho tất cả các đức tin.
Chính vì không đại diện cho một vị thần tối cao của một tôn giáo nào cụ thể, nên tất cả các tôn giáo đều nhận Thánh nữ là đại diện cho thần thánh của mình. Vô hình chung, ngôi vị này lại trở thành biểu tượng thống nhất của tất cả các đức tin. Điều này cũng lý giải tại sao, ở một cuộc gia đa dân tộc, đa tín ngưỡng như Nepal, hàng triệu người lại dễ dàng chấp nhận biểu tượng tinh thần chung duy nhất.
Những tiêu chuẩn kỳ cục
Giống như các “Phật sống” ở Tây Tạng, Thánh nữ của người Nepal cũng được lựa chọn từ chính các bé gái từ khi tuổi còn rất nhỏ. Quy trình tuyển chọn Thánh nữ được thực hiện hết sức ngặt nghèo. Những bé gái được lựa chọn bắt buộc phải xuất thân từ bộ tộc Newar Shakya. Cho đến ngày nay, không một ai (kể cả những người tham gia vào hội đồng tuyển chọn Thánh nữ) giải thích được thấu đáo về quy định bất di bất dịch này.
Một số ý kiến lý giải rằng: Xa xưa, khi xã hội Nepal còn phân chia đẳng cấp thì bộ tộc Newar Shakya đã đứng ở tầng lớp quý tộc chí tôn, chỉ thua kém hoàng gia. Trong khi đó, giới sử học lại khẳng định vinh dự nói trên chỉ dành riêng cho người Newar Shakya là bởi năm xưa, người của bộ tộc này đã có công truyền bá đạo Phật vào vương quốc Nepal.
Các bé gái được lựa chọn ngay từ khi mới lên 3 tuổi. Theo giải thích của người Nepal, lựa chọn này giúp thỏa mãn một yêu cầu khắc nghiệt khác, đó là Thánh nữ bắt buộc phải còn trinh trắng. Các ứng viên được tuyển chọn không cần xinh đẹp song phải có dung mạo tươi tắn, sáng lạn, không được có nét u buồn hay hung dữ nào.
Thánh nữ được người dân Nepal xem là hiện thân của các vị thần
Thánh nữ của người Nepal đều phải là những bé gái đồng trinh. Ảnh: ChinaNews
Sức khỏe của các Thánh nữ tương lai cũng được kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Do sẽ phải tham dự các buổi lễ dài với rất nhiều nghi lễ phức tạp, cầu kỳ, các em cần phải có nền tảng sức khỏe vượt trội so với lứa tuổi. Hàm răng các ứng viên cũng phải mọc đều tăm tắp, dù chưa đủ số lượng. Những bé gái nào khi sinh ra đã từng bị đau ốm sẽ bị loại thẳng tay, thậm chí chỉ cần đã từng bị chảy máu (dẫu là đứt tay thôi) cũng không có cơ hội thành nữ Thánh sống.
Hội đồng tuyển chọn Thánh nữ còn lập ra cả một bộ ba-rem chấm điểm, chi tiết đến từng bộ phận cơ thể để làm căn cứ chọn người. Ví dụ như: Cổ phải nhìn như vỏ ốc xà cừ, cơ thể cân đối như một cây đa (?), lông mi giống của một con bò, đùi giống như đùi nai, giọng nói nhẹ nhàng như một chú thiên nga, làn tóc đen dài óng như tơ lụa.
Chỉ những ứng viên nào vượt qua “vòng thi” nguồn gốc xuất thân, thể hình và sức khỏe mới được đánh giá tiếp về tâm lý. Hội đồng tuyển chọn sẽ dùng đủ ngón nghề kiểm tra thần thái của các bé gái để xem các bé sẽ phản ứng ra sao, từ đó lựa chọn ra được ứng viên lì lợm nhất. Sở dĩ có tiêu chí này là bởi theo quan niệm truyền thống, trước các sự kiện xảy ra, dù Thánh nữ có phản ứng như thế nào cũng đều là điềm báo.
Chẳng hạn, Thánh nữ khóc hoặc cười lớn có nghĩa là sắp xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng, dụi mắt nghĩa là cộng đồng sắp có nhiều người phải chết. Thánh nữ run rẩy được hiểu là sẽ có chuyện liên quan đến pháp luật xảy ra với dân chúng. Thậm chí nếu Thánh nữ nhón tay chọn một món thực phẩm nào đó đang bày trước mặt, điều đó cũng có nghĩa là cộng đồng này sẽ gặp thiệt hại lớn về tiền bạc…
Tóm lại, tốt nhất là nên chọn một cô bé càng lì lợm càng tốt, không hề thể hiện bất cứ một cảm xúc gì, hay có một hành động, cử chỉ gì. Thế mới là thông điệp của sự an toàn, ấm no, hạnh phúc mà đấng thần linh muốn truyền đạt tới thần dân.
Kỳ tới: Nỗi cô đơn tận cùng của những bé gái trót mang danh nữ Thánh sống
Thanh Tùng / giadinhonline
Hình ảnh thêm về Giải mã cuộc đời bí ẩn của thánh sống, Phật sống vùng Trung Á (Kỳ 1)