Chúng ta thường biết, Phật Giáo rất trí tuệ về tương quan của nhân quả, lý nhân duyên, trống rỗng, vô thường, và vô ngã lẫn tâm thức. Chúng ta cũng thường lầm tưởng, Phật Giáo chỉ ‘chuyên môn’ về bệnh khổ đau và chuyên chú trọng đến chữa bệnh tâm thần cho cá nhân nhưng không ‘chuyên nghiệp’ về những vấn đề khác như vũ trụ và khoa học. Ngược lại, Phật Giáo quan niệm lẫn hiểu biết tường tận những vấn đề này và đã phân tích rõ ràng, rất logic và đầy tinh thần khoa học từ nguồn gốc cho tới ngọn ngành và những nhân duyên tạo ra vũ trụ vạn vật lẫn chúng sinh trong vũ trụ.
Phật Giáo biết rõ giới hạn của ngôn ngữ và lối tư duy tuyến tính. Vật lý hiện đại cũng đều có cùng một khái niệm tương tự như thế khi nhìn các mô hình và lý thuyết khoa học. Tất cả cũng chỉ có thể gần đúng với thực tế và không thể chính xác như thực tại. Trong The Tao of Physics, Đạo của Vật Lý, Fritjof Capra, thí dụ: Trong Ấn Độ giáo thì điệu múa vũ trụ của thần Shiva cũng nói lên hình dung về vật chất giống như nhà vật lý nói về một số mặt của lý thuyết trường trong cơ học lượng tử. Cả vị thần nhảy múa lẫn lý thuyết cơ lý đều là sản phẩm của tâm thức: chúng đều là những mô hình để mô tả những tri kiến trực giác về thực tại của tác những mô hình đó.
Chương này chỉ trình bày sơ lược, tổng quát những tính tương đồng giữa Phật Giáo và khoa học hiện đại trong một số quan niệm về vũ trụ, quantum physics để chứng tỏ rằng Phật Giáo rất chính xác trong một số nhận định với những tư tưởng đã đi trước khoa học nhiều thế kỷ. Theo Giáo Sư Trần Chung Ngọc: Phật Giáo không phải chỉ có những tương đồng với khoa học trong bộ môn thiên văn như vừa trình bày ở trên, hay với môn Vật lý các hạt nhỏ (particle physics) như đã trình bày trong cuốn The Tao of Physics của Fritjoff Capra, mà còn nhiều tương đồng khác trong các bộ môn như sinh học (bioscience), [sinh hóa học (biochemistry),] vật lý hạt nhân (nuclear physics), triết lý khoa học (philosophy of science), tâm lý học (psychology), phân tâm học hay tâm lý trị liệu (psychotherapy), di truyền học (genetics) v...v..., và nếu khảo sát kỹ thì trong bộ môn nào, tư tưởng Phật Giáo cũng đi trước khoa học khá xa. Cũng vì vậy mà những bộ óc khai phóng, tiến bộ nhất của nhân loại hiện nay càng ngày càng phải tìm về những chất liệu trong Phật Giáo với hy vọng giải quyết những bí tắc trong việc mở mang kiến thức loài người. Ngoài ra, cái tinh thần từ bi hỉ xả và bản chất khoan dung của Phật Giáo cũng lần lần đi vào đầu óc của những con người tiến bộ trong thời đại khoa học.
Sau đây là những điểm báo để tìm những tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo:
Kinh Phật dạy rằng Hư Không (hay là Chân Không) không phải là ngoan không, nghĩa là chẳng có gì cả, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loài chúng sinh cư ngụ. Kinh Lăng Nghiêm, trang 221 Phật dạy, “A Nan! Như hột bụi trần gần như Hư Không vì chia mà thành ra hạt bụi gần Hư Không, mà thành lại sắc tướng.”
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại giữa Bồ Tát Văn Thù và Duy Ma Cật, theo đó cái Có là do ở cái Không mà ra.
“1. Theo Nguyên Lý Bất Định của Heisenberg, những hạt lượng tử có thể sinh từ Vô Thể… Ðó là một lượng tử ảo. Nó có thể trở thành một lượng tử thật, một hạt thật, nếu hội đủ số năng lượng cần thiết…
2. Ngoài ra, tư tưởng về cấu trúc Hadron với tính cách phi nền tảng, phi cục bộ đã thống nhất vũ trụ khoa học với nhân sinh quan huyền nhiệm của truyền thống đông phương.”
Hiện nay, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết coi ý thức tâm linh huyền nhiệm có thể là cơ lực căn bản thứ năm của vũ trụ (Fifth element.)
Pháp Giới như là một màn Thiên La Địa Võng (lưới trời võng đất,) khi tu hành lọt vào Tàng Thức thì tâm thức của hành giả sẽ dung thông với pháp giới, tức là cái màn lưới Đế Châu của vũ trụ. Tất cả những gì xẩy ra trong vũ trụ, hành giả đều biết hết. Thí dụ, Bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ, tuy sống cách biệt thế giới loài người nhiều ngàn năm mà những gì xẩy ra ở thế giới họ đều biết hết. Theo những tài liệu này, những vị thành niên của bộ lạc Kogi phải ngồi Thiền trong 7-8 năm trời, cũng như Tổ Tư Ðạt Ma đã quay vào vách đá ngồi Thiền, tham thiền diện bích, ròng 9 năm.
Một khi cái tính Không của Phật Giáo có thể xem là sự mô tả thiên nhiên trong vật lý nguyên tử thì hai phát biểu sau đây của nhà vật lý nguyên tử lại có thể xem như sự mô tả về chứng thực của đạo học:
H.P.Stapp nói: Một hạt cơ bản không phải là một đơn vị tồn tại độc lập, có thể phân tích được. Nó không gì hơn là một loạt những mối liên hệ, chúng vươn mình ra ngoài, với tới những vật khác.
W.Heisenberg nói: Theo cách thế này thì thế giới hiện ra như một mạng lưới gồm toàn những tiến trình, trong đó hiện diện rất nhiều cách liên hệ kỳ lạ cứ tạo ra nhau, tác động lẫn nhau và với cách đó mà chúng quyết định cơ cấu của toàn bộ mạng lưới.
Heisenberg viết, “Điều mà ta quan sát được, không phải là thế giới tự nhiên tự nó, mà là thế giới đã bị [ảnh hưởng]câu hỏi của ta tác động lên.” Quan sát viên là người quyết định muốn đo lường điều gì và chính sự tổ chức đo lường này quyết định một phần tính chất của vật được quan sát. Khi phép đo bị thay đổi, thì tính chất của vật được quan sát cũng thay đổi theo.
Nhà Vật Lý Capra viết: Điều này có thể giải thích trong trường hợp đơn giản nhất của một hạt hạ nguyên tử. Khi quan sát một hạt như thế người ta có thể đo vị trí và xung lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết về định luật quan trọng của thuyết lượng tử đó là định luật bất định của Heisenberg, nó nói rằng ta không bao giờ cùng lúc đo được chính xác hai thái cực này. Hoặc chúng ta có thể xác định được vị trí của hạt và không hề biết gì về xung lực vận tốc, hoặc là ngược lại, hoặc ta chỉ biết không chính xác về hai trị số đó?
Trong vật lý nguyên tử, nhà khoa học không thể đóng một vai trò của một quan sát viên khách quan, không tham dự được, mà họ bị lôi vào trong thế giới bị quan sát và gây ảnh hưởng lên tính chất của vật bị quan sát. Tính chất mà quan sát viên bị đưa vào tiến trình của thí nghiệm được nhà khoa học Jonhn Wheeler xem là nét quan trọng nhất của thuyết lượng tử. Do đó ông khuyên ta nên thay chữ quan sát viên bằng từ tham dự viên.
Hình ảnh sự vướng víu đan nối này của mạng lưới vũ trụ trong vật lý hiện đại đã được phương Đông sử dụng nhiều nhằm trao truyền kinh nghiệm của họ về thế giới tự nhiên. Trong Ấn Độ Giáo thì Brahman là sợi dây nối kết của tấm lưới vũ trụ, là nguyên nhân cuối cùng của mọi hữu hiện: Trên trời dưới đất, trong khí quyển, tất cả đều dệt, và ngọn gió cũng như hơi thở. Chỉ mình ngươi biết, cái đó chỉ là một linh hồn duy nhất.
Quan điểm mạng lưới vũ trụ cũng đóng vai trò trung tâm trong Phật Giáo Tantra (Mật giáo,) một nhánh của Đại Thừa xuất phát từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 3rd trước Công Nguyên và ngày nay là trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng. Kinh sách trường phái này được gọi là “Tantra,” một từ gốc Sanskrit mang nghĩa “lưới dệt” và ám chỉ sự liên hệ và tương tác của mọi sự vật và biến cố.
Trong Phật Giáo, hình ảnh của một tấm lưới vũ trụ Đế Thiên đóng một vai trò rất quan trọng. Nội dung trung tâm của Kinh Hoa Nghiêm xem thế giới là một tấm lưới toàn hảo về mối tương quan, trong đó mọi sự vật và biến cố tác động lên nhau, trùng trùng điệp điệp duyên khởi vô tận. Phật Giáo Đại thừa đã tìm nhiều ẩn dụ để diễn bày mối liên hệ nội tại này của vũ trụ, một số đó trùng hợp với quan điểm tương đối của thuyết dung thông (boot-strap theory) của vật lý hiện đại.
Trong đạo học phương Đông thì mạng lưới vũ trụ đó luôn luôn chứa đựng cả người quan sát và ý thức của nó, và điều đó cũng đúng trong vật lý nguyên tử. Trong bình diện nguyên tử thì vật thể chỉ được hiểu trong mối quan hệ giữa tiến trình chuẩn bị và đo lường. Đoạn cuối của tiến trình này luôn luôn nằm trong ý thức của người quan sát. Sự đo lường là một tiến trình, nó gây trong ý thức ta sự cảm thọ, thí dụ sự thấy một tia sáng chớp hay một vệt đen trên chế bản, và qui luật của vật lý nguyên tử cho ta biết rằng, với một xác suất nào một vật thể hạt nhân sẽ gây nên một cảm thọ nhất định nếu ta chịu tương tác với nó. Heisenberg viết: Khoa học tự nhiên không mô tả và lý giải về tự nhiên đúng như nó - là - như - thế. Đúng hơn, khoa học tự nhiên là một phần của tiến trình tương tác động qua lại giữa tự nhiên và chính chúng ta”.
Như đã kể trên, một số nhà Khoa Học và Vật Lý Gia đã trở về nghiên cứu những tư tưởng huyền diệu của đạo lý Ðông Phương nhất là đạo Phật. Thomas Cleary với cuốn, “Entry into the Inconceivable” (Bước vào Thế Giới không tưởng,) đã bừng tỉnh thoát khỏi cái mê lậu của khoa học bằng cách cổ võ việc ngộ nhập vào thế giới huyền nhiệm của đạo lý Ðông Phương. Ken Welber với “The Hollographic Paradigm” (Mô Hình Ảo Ảnh,) và Michael Talbot với “The Hollographic Universe” (Vũ Trụ Ảo hay Pháp Giới Như Huyễn,) đã giác ngộ cái lẽ Sắc Không của Đạo Phật.
Trong bài tự thuật, Albert Einstein, cha đẻ của khoa học hiện đại, đã nói rằng ông là một người không tôn giáo, nhưng nếu có tôn giáo thì ông phải là một Phật Tử.
Ðiển hình nhất là Vật Lý Gia người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã làm chấn động giới khoa học Tây Phương sau khi ông xuất bản cuốn “The Tao of Physics” (Ðạo của Khoa Vật Lý) năm 1974. Trong đó ông trình bày những sắc thái đặc biệt của Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Thiền. Trong nhiều năm trời, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, nêu lên những cái bất quân bình của xã hội Tây Phương như trọng khoa học hơn tôn giáo, và ưa thực nghiệm hơn huyền nhiệm… Trong chương kế chót, Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học, của Đạo của Vật Lý, Capra đã nói đến nguồn cội tập quán nhị nguyên từ hơn 2000 năm về trước của Tây Phương và những khám phá tương đối của khoa học dùng lý tính dựa trên một căn bản giai đoạn như dã tràng xây cát biển Đông, xây lâu đài trên cát. Trong khi đó vũ trụ quan của Phật Giáo dựa trên tương quan vững chải vượt không gian lẫn thời gian của lưới Đế Châu để giải thích thực tại của vũ trụ và nhân sinh quan tương tự như cosmos webs mà khoa học hiện đại mới biết đến...Ông kêu gọi giới khoa học và dân chúng Tây Phương cần tìm hiểu những tư tưởng siêu việt và huyền nhiệm của đạo lý Ðông Phương vì những đạo lý này có thể làm khuôn mẫu tốt đẹp và thường hằng cho những lý thuyết tuyệt đỉnh nhất của giới Vật Lý Tây Phương.
Jemery W. Hayward hăng hái cổ võ bằng đề tài cuốn sách ông xuất bản năm 1987, “Shifting Worlds, Changing Minds, Where the Sciences and Buddhism Meet” (Chuyển Hoá Thế Giới, Thay Ðổi Tư Duy để Khoa Học và Phật Giáo Gặp Nhau.)
Trong lời giới thiệu cuốn “Vật Lý Học và Phật Giáo” của Tiến sĩ Vật Lý Vương Thủ Ích thuộc Ðại Học Michigan, Thượng Tọa Thích Viên Lý đã viết:
“Khoa học chú tâm vào việc khám phá chân lý để soi sáng ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, đồng thời để tạo ích lợi cho con người. Phật học nỗ lực truyền thừa chân lý để được nghiệm chứng để mang lại phúc lạc thật sự cho muôn loài. Một bên là thể nghiệm một bên là tìm cầu. Lẽ tất nhiên, con đường tìm cầu đến lúc nào đó sẽ trực diện với sự thể nghiệm, chứ không phải sự tìm cầu, mới có thể hội chứng được chân lý…”
Xem như vậy, việc kêu gọi đổi mới tư duy và tìm cầu chân lý trong đạo lý Ðông Phương của một số khoa học gia tiền phong Tây Phương đã rất phù hợp với những nhận định của Thượng Tọa Thích Viên Lý.
Bác sĩ Carl Jung (1875 – 1961,) ông Tổ của ngành phân tâm học ca ngợi Phật, "Tôi đã từng chữa trị bệnh đau khổ tâm thần. Nghề chuyên môn này nó đã đưa đẩy tôi trở thành quen thuộc với quan điểm chẩn bệnh và phương pháp chữa trị của một bậc Thầy vĩ đại của nhân loại, Ngài là y vương chuyên môn trị liệu những chuỗi bệnh khổ đau. (My task was to treat psychic suffering and it was this that impelled me to become acquainted with the view and the methods of that Great Teacher of humanity, whose principal theme was the chain of suffering.)
Theo quan điểm Phật Giáo, khổ luôn luôn xuất hiện khi ta cố trì giữ dòng chảy của đời sống, sở trụ vào những dạng hình tưởng là chắc thật, nhưng chúng chỉ là ảo giác (maya,) dù những dạng hình tưởng là chắc thật đó có thể là sự vật, biến cố, con người hay tư tưởng...Tương truyền sau khi giác ngộ, Phật đến ngay vườn Benares để truyền giáo pháp cho các bạn đồng hành ngày trước đã tu học với mình. Ngài diễn tả giáo pháp trong bài Tứ Diệu Đế nổi tiếng, bài này chứa đựng nội dung căn bản của giáo lý. Chúng có nội dung như một bài giảng chẩn bịnh và phân tích một y sĩ: Trước hết, nguyên nhân bị bệnh được xác định, sau đó khẳng định là bệnh đó có thể chữa lành được và cuối cùng là cho toa thuốc và sự hợp tác đầy trí tuệ của người bệnh.
Chân lý thứ nhất chỉ rõ tình trạng làm người là dukkha, đó là sự khổ hay thất vọng. Khổ xuất phát từ việc con người không đủ khả năng để thấy đời sống xung quanh ta vốn tạm bợ, nó chỉ là một giai đoạn quá độ.
Chân lý thứ hai tìm hiểu nguyên nhân cái khổ, đó là tham ái, có nghĩa là chấp chặt, nắm giữ.
Chân lý thứ ba quả quyết rằng khổ và sự thất vọng có thể chấm dứt được. Có thể thoát khỏi vòng luân hồi được, thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp và đạt đến tình trạng hoàn toàn giải thoát niết bàn được.
Chân lý thứ tư là giải pháp của Phật đề ra để chấm dứt khổ, con đường với Bát Chính Đạo để tự chứng thực, dẫn đến Phật quả.
Vì đối với bệnh khổ của chúng sanh, tùy nhân duyên nghiệp quả, tùy bất đồng tâm tánh, Ngài dùng nhiều phương tiện nói pháp khiến cho chúng sanh hết bệnh mê lầm dứt khổ, nên thế gian ví Ngài là Vô Thượng Y Vương, một vị vua lương y cao tột hay Vô Thượng Pháp Vương, một nhà Pháp Sư Vương cao cả nhất.
![]() |
Theo Phật Giáo, vọng Tâm là nguồn gốc tạo ra tất cả. Hạt Tâm (particle) động tạo ra một dòng tâm thức (wave) bao gồm những hạt nguyên tử khi được quan sát, và sóng khi không ai quan sát nó, rồi từ vô cực vi mô (Micro) đến vô cực vĩ mô (Macro) tạo ra những hiện tượng xum la và vạn vật trên vũ trụ mà tất cả đều được kết nối và tương tác liên tục, liên hoàn với nhau như những vòng dây xích của 12th nhân duyên hay tấm lưới vũ trụ. Đây là những điều mà khoa học bây giờ khám phá ra về hạt, sóng và đặc tính linh đầy thông minh cũng như bản lai vô sở, vô trụ của những siêu nguyên tử. Khoa học và vũ trụ học hiện đại cũng có lối nhìn tương tự như quan niệm của Phật Giáo họ đã công nhận tự tánh của vật chất thay đổi bất thường, liên tục và hiện diện khắp nơi trong vũ trụ.
Trong Khoa Học và Phật Giáo, Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận viết, “ Tính bất biến của trời theo Aristotle và vũ trụ tĩnh của Newton không còn hợp thời nữa. Tất cả đều chuyển động, tất cả đều thay đổi, và tất cả đều là vô thường, từ nguyên tử nhỏ nhất cho tới chúng sinh, các thiên hà, các ngôi sao, và toàn vũ trụ. Bắt nguồn từ một vụ nổ khởi thủy, rồi vũ trụ loãng dần đi. Bản chất động này được mô tả trong các phương trình của thuyết tương đối. Với lý thuyết Big Bang, vũ trụ có một lịch sử. Nó có một khởi đầu, một quá khứ, một hiện tại và một tương lai. Một ngày nào đó nó sẽ chết trong một lò lửa địa ngục cháy rừng rực hoặc trong sự lạnh lẽo băng giá. Tất cả các cấu trúc của vũ trụ - các hành tinh, sao, thiên hà hay đám thiên hà – cũng đều chuyển động liên tục và tham gia vào một vũ điệu vũ trụ khổng lồ chuyển động quay quanh mình nó, quay quanh các thiên thể khác, rời xa hay sáp lại gần nhau. Chúng cũng có một lịch sử từ vô lượng kiếp: chúng sinh ra, tiến hóa và chết. Các sao tuân theo các chu kỳ sinh tử đo bằng hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm.
Vận tốc của trái đất quay trên quỹ đạo, xung quanh mặt trời trong Thái Dương Hệ, khoảng 66600 miles/1 giờ nhanh gấp 1000 lần vận tốc bạn thường lái xe trên xa lộ với tốc độ 66.6 mph. Nếu bạn ngồi trong xe dù là vừa mắt mắt tham thiền vừa lái xe thì có chắc là bạn có thật tĩnh tọa không? Bạn đang ngồi yên trong xe với tốc độ 66.6 mph và đang quay chung mặt trời với vận tốc 66600 mph. Đồng thời trái đất cũng còn đang quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1040 miles/1 giờ. Như vậy, bạn chỉ là tương đối tĩnh tọa, vì trên thực tế bạn đang xuay cuồng luân vũ trong không gian. Hoà Thượng Duy Lực nói: Chúng ta quay mà cứ tưởng cái nhà quay. Hình như cả hai nhà lẫn người điều quay như điển tích phướng động trong chuyện Lục Tổ?
Nhưng khác với tâm động trong truyện phướng động ở trên, đa số chúng ta bây giờ nhờ có kiến thức khoa học biết mình đang quay nhưng không thấy động, như tĩnh. Đó là ý nghĩa của thực tại: thấy vậy chứ không phải như vậy.
Giáo Sư Trần Chung Ngọc nói. “Vì nằm trong Vật Lý học, nếu thuyết Tương Đối trong khoa học chỉ có những áp dụng giới hạn trong thế giới vật chất, thì thuyết Tương Đối trong Phật Giáo có tác dụng mở rộng tâm thức của con người đến vô hạn. Cũng như mọi quan niệm khác trong Phật Giáo, quan niệm tương đối không phải để tranh luận mà để quán chiếu và hội nhập. Có thể nói, thấy được tính tương đối của mọi sự vật là thấy được tính hòa hợp của mọi sự vật, cùng lúc cũng thấy được tính vô thường và vô ngã của vạn pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, 99% những hành động và ý nghĩ của chúng ta là để phục vụ cho “cái Ta.” Chính là vì chỉ để phục vụ cho ‘cái Ta’ mà nhiều khi chúng ta gặp phải những điều phiền toái.”
Cố Giáo Sư Trần Chung Ngọc viết tiếp, “Tôi còn nhớ, khi còn dạy ở Đại Học Wisconsin, Madison, có một đồng nghiệp người Mỹ muốn tôi theo Ki Tô Giáo nhưng biết tôi là một Phật Tử. Một hôm, anh ta hỏi tôi: Theo Phật Giáo thì được cái gì? Tôi biết là người Ki Tô thường được hứa hẹn nhiều thứ lắm, trong đời này cũng như đời sau. Tôi bèn trả lời: Chẳng được cái gì cả, trái lại tôi mất đi nhiều lắm. Tôi chỉ được những cái còn lại [Nothing! On the contrary I lost a lot. What’s left is what I gain]. Tôi không nghĩ rằng anh ta hiểu, và tôi cũng không giải thích gì thêm.” Giáo Sư Ngọc không thèm giảng nhưng tôi xin bàn thêm: Giáo Sư Ngọc biết mình mất rất nhiều cái gì phải nên mất và được cái gì còn lại nên được. Còn cái ông Giáo Sư đồng nghiệp muốn cải đạo người khác: Ông ta không biết ông ta đã bị được cái gì, mất thật nhiều cái gì không nên mất.
He doesn’t know what he’s gotten into and what he shouldn’t lose a lot! Ông ta không biết cái không biết! He doesn’t know don’t know!
"Biết không không biết biết không không Không không biết biết không không biết" (Bùi Giáng)
Tương tựa như Trịnh Công Sơn nói: Tôi đang tập hành thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình." Nhưng xin thưa, có cái gì cần thiết còn ở lại?
Về Nguyên Tử, Ngài Vô Trước cho rằng Nguyên Tử không có thực thể (The atom should be understood as not having a physical body.) Kỳ Na Giáo quan niệm: nguyên tử không được cấu tạo từ bản thể vật chất. Phật Giáo xác lập: Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã, mọi vật đều Không (Sarvam Sùnyam.)
Thế giới nguyên tử và hạ nguyên tử cũng không là ngoại lệ. Cả ở đó cũng vậy, tất cả đều thay đổi bất thường. Các hạt có thể thay đổi bản chất: một quark, nền tản cơ bản của vật chất, có thể thay đổi sở tại. Một proton có thể trở thành một neutron kèm theo sự phát ra một positon (phản hạt của electron) và một neutrino, vật chất có thể biến thành năng lượng thuần túy. Chuyển động của một hạt có thể biến thành hạt, hoặc ngược lại thành sóng. Nói cách khác, tính chất của một vật có thể biến thành vật. Nhờ sự mờ nhòe lượng tử của năng lượng, không gian bao quanh chúng ta có một số lượng lớn không thể tưởng tượng nổi các hạt gọi là “ảo,” tồn tại hư ảo và ngắn ngủi. Xuất hiện và biến mất trong các chu kỳ sinh tử vô cùng ngắn, chúng là những bằng chứng rõ ràng nhất của sự vô thường, vô sở vô trụ.
J.Robert Oppenheimer dùng Phật Pháp để trả lời tâm tư con người qua những câu hỏi thường thức - chúng ta từ đâu đến, làm gì ở đây, chết sẽ đi về đâu? Ông ta đưa ra tánh không của một hạt nhân điện tử với bản tính vô sở vô trụ, vô thường, không đi không đến, không thời gian, không không gian để giải đáp những tâm tư đó như sau:
Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không." Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer]
Cái khó khăn của ngành vật lý học là cố công giải mã cái sự thật tự nhiên bằng cách cặp đôi lý thuyết toán học với một khối bằng chứng. Ngày hôm nay, hầu hết những nhà vũ trụ học nghĩ rằng vũ trụ được cấu tạo từ một sự nổ bùng vĩ đại (big bang) chừng 13.7 tỷ năm về trước và nó tiếp tục bành trướng với một tốc độ gia tăng mải mải. Vũ trụ được thêu dệt trên một tấm vãi được gọi là không-thời (space-time) như một tấm lưới đế châu của Phật Giáo (Indra Jewel Web) được gọi là tấm lưới của những thiên hà ánh sáng và nhửng chất tối bí mật không thấy được (invisible dark matter) trong vũ trụ. Những dữ kiện này đã được thí nghiệm, đo đạt, thử nghiệm, chứng minh từ cả nhiều thập niên với một rừng sách mô tả về nguồn gốc của vũ trụ cho đến khi được khoa học trong tương lai chứng minh là lỗi thời.
Người Âu Châu, với đầu óc thực tiển, thiên về vật chất và lý luận khoa học. Họ đã có một nền văn minh kỷ thuật hiện đại khá cao, đạt được những tiến bộ khoa học đáng kể, và khám phá được những điều lợi ích cho chúng sinh và thế giới rất đáng khích lệ.
Ngược lại, người Á Châu thiên nội tâm, hướng về đạo đức, tâm linh, và huyền nhiệm nhiều hơn. Những nhận xét và so sánh này chỉ tương đối với thời đại bây giờ chứ không hoàn toàn đúng vì thế giới càng ngày càng ‘bé nhỏ’ nhờ vào văn minh của kỷ thuật truyền hình và thông tin. Nhu cầu văn minh khoa học và kỷ thuật tỷ lệ nghịch với triết học và tôn giáo thần quyền.
Trên phương diện tổng quát, huyền nhiệm tâm linh hiểu biết được trong gốc rễ tận cùng của Ðạo mà không biết được ngoài cành lá. Kiến thức lý trí biết cành lá bên ngoài mà không thật thấy được tận gốc rễ bên trong. Hay khoa học và y học dựa vào toán học, vật lý học, triệu chứng và thí nghiệm để tìm hiểu hiện tượng bên ngoài của thiên nhiên, và sinh lý của con người. Triết lý và tôn giáo từ nhiều ngàn năm đã dựa vào suy luận và sự huyền nhiệm để liễu tri những bí ẩn bên trong của vũ trụ, và tâm linh của chúng sinh.
Trong bài ‘Stephen Hawking đã giải quyết bí mật của lỗ đen vũ trụ?’ Bởi Don Lincoln, September 4, 2015, tôi xin tạm dịch, “Theo luật lượng tử cơ học, thông tin không thể bao giờ bị thất thoát, ngay cả khi bị hút vào lỗ đen vũ trụ. Điều này bởi vì hai tiền đề, quan hệ nhân duyên và ngược lại (từ quả tới nhân.) Từ sự kiện này, những nghiệp quả có từ những nhân duyên và những cái nhân này có thể hoàn tác (thay đổi, hay không tạo ra nhân duyên cho nó thành quả hiện tại, nhân duyên diệt.) Hawking phát triển cái khái niệm nghiên cứu khoa học này với Malcolm Perry của Cambridge University, Anh Quốc và Andrew Strominger của Harvard University, Hoa Kỳ. Họ định nộp giấy tờ này trong vòng một tháng hay hơn. Đó là khi mà cái giá trị thực của đề nghị có thể bắt đầu duyệt xét.”
From ‘Has Stephen Hawking solved the mystery of black holes?’ By Don Lincoln, updated 2:44 PM ET, Friday September 4, 2015: “According to the rules of quantum mechanics, information should never be lost, not even if it gets sucked inside the black hole. This is because of two premises: causality and reversibility. Taken together, it means that effects have causes, and those causes can be undone... Hawking developed this concept in collaboration with Malcolm Perry of Cambridge University and Andrew Strominger of Harvard University. They plan to submit a paper in a month or so. That's when the real evaluation of the proposal can begin.”
Chúng ta có thể thay đổi cái Nhân bằng cách reversed engineering như tôi đã nói trong những chủ đề Phật Giáo (Vô Tự Kinh) về Quả xãy ra trước Nhân hay từ Quả tới Nhân để thay đổi nhân quả hay chấm dứt nghiệp quả tùy tâm. Tôi mong sẽ sớm được đọc về công trình nghiên cứu này của Hawking, Perry và Strominger. Tuy nhiên, cái giải pháp đi ngược từ quả để thay đổi cái nhân (du hành về quá khứ) của họ đã được cả rừng sách vỡ tự nghị, và phim ảnh thực hiện từ lâu. Khoa học chỉ chấp nhận trên lý thuyết, chứ trong vòng 1000 năm tới, con người chưa có khả năng thực hiện được mơ ước này. Trong lúc đó, những cái tầm thường này, cả Phật Tử và Ấn Độ Giáo đều biết từ lâu. Đức Phật, bật Bồ Tát, các Tổ, những cao tăng, thánh ni và những thánh nhân không những đã biết mà đã làm được từ hơn 2500 trước. Nếu tôi là một nhà khoa học nổi danh như Hawking thì tôi có thể thắng nhiều giải Nobel hàng năm một cách dễ dàng bằng cách dịch các kinh Phật rồi nộp luận án để xem kiến thức khoa học duyệt xét và đánh giá trí tuệ Phật Pháp.
Trong Big Bang và Vũ Trụ Quan Phật Giáo, Thiền Giang viết, “Theo nhà Phật, toàn thể vũ trụ là một sản phẩm trong tương quan tâm thức mà không khác biệt với tâm thức.
Ngày nay giới khoa học đã biết rằng chủ thể quan sát không thể tách lìa đối tượng quan sát, và tùy theo giai tầng quan sát mà hiện thực mang những bộ mặt khác nhau (thuyết bất định [uncertainty] của Heisenberg.) Biên giới giữa vật chất và năng lực, do đó giữa thân và tâm của mỗi cá nhân không thể phân định rạch rời như người ta tưởng trước đây.
Nhưng đối với một vật cực kỳ lớn và có tuổi dài đến hàng tỷ năm thì khoa học chưa thể xác định. Nhà Phật còn khẳng định là từ vật hữu hình đến vật vô hình, từ vật nhỏ nhất đến vật lớn nhất đều không có tự tính, nghĩa là hằng hằng biến đổi, trạng thái đến sau không đồng nhất với trạng thái đến trước. Khoa học do vì phát sinh từ lý luận của một cái ngã, cái ngã của một nhà khoa học hay của một thế hệ các nhà khoa học, không sao quan niệm nổi trạng thái vô ngã của vạn vật. Tính cách khách quan trong các quan sát khoa học không hoàn toàn khách quan như họ tưởng, chính vì thế cho nên tuy đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho đời sống, khoa học kỹ thuật vẫn còn là, và sẽ là một hiểm họa cho nhân loại, khi nhà khoa học hay các người sử dụng nó dùng các phát minh cho tham vọng cá nhân hay dân tộc. Lý thuyết vô ngã của nhà Phật mới là nền tảng đạo đức thật sự cho một xã hội văn minh kỹ thuật trong tương lai.”
Vũ trụ quan của nhà Phật với những luận điểm trí tuệ mà khoa học ngày nay đã thán phục dù khoa học chưa có đủ khả năng lẫn điều kiện để chứng tỏ. Chẳng hạn, ngày nay giới khoa học đã biết rằng chủ thể quan sát không thể tách lìa đối tượng quan sát, và tùy theo giai tầng quan sát mà hiện thực mang những bộ mặt khác nhau (thuyết bất định [uncertainty] của Heisenberg.) Biên giới giữa vật chất và năng lực, do đó giữa thân thể và ý thức không thể là hai cá thể riêng biệt. Tuy nhiên, khoa học chưa đủ trí tuệ để biết là không có chủ thể lẫn vật thể để mà đối chiếu vì tất cả do Tâm tạo ra cái đối chiếu nhịnguyên chấp ngã đó. Tâm không ở trong thân; mà thân ở trong tâm. Đó là chân lý Nhất Thể bất khả phân, hay còn gọi là bất nhị. Khó hiểu hơn nữa là tâm là tâm, thân là thân. Cho nên dù khoa học có hiểu lý lẽ bất khả phân của vũ trụ theo lý luận tứ cú nhị nguyên, nó cũng chưa phải hiểu vậy là như vậy.
Tóm lại, diễn tả ngắn gọn nhất về sự khác biệt giữa Phật Giáo và Khoa Học là khoa học đã chứng minh vật lý bằng phương pháp nhị nguyên dùng phương tiện đo đạt của ngũ uẩn, rồi cả tin rằng có một vụ “nổ ban đầu” (Big Bang) cách đây khoảng 13.7 tỉ năm sinh ra vũ trụ vật lý (spatial universe.) Phật Giáo Thiền Giả thấy có một sự “bùng nổ” trong tâm xảy ra trong từng sátna. Khoa học chỉ thấy được những hậu quả của big bang trong khi đó Phật Giáo thấy được nhân quả lẫn nhân duyên của nhiều vũ trụ. Phật Giáo thấy được cái hư không của những cỏi hữu hình lẫn vô hình (Spatial and Temporal Universe.) Trong khi đó khoa học chỉ thấy và biết được phần nào 5% được ánh sáng rọi tới còn 70% dark energy và 25% dark matter thì vẫn chưa hiểu tới. Khoa học nhìn vũ trụ từ bên trong trong ra ngoài trong khi đó Phật Giáo quán vũ trụ từ bên ngoài vào trong.
Không có điểm tương phản hay tương đồng giữa Phật Giáo và Khoa Học vì khoa học ở trong bàn tay thần thông của Phật Pháp. Tương tự như trong truyện Tây Du Ký, Tề Thiên cân đẫu vân trong lòng bàn tay Phật Tổ. Tưởng mình có thể nhảy một cái đã tới tận chân trời. Cái trí khôn, một niệm đại náo thiên cung, với 72 phép biến hóa lừa bịp che mắt thế gian của Tề Thiên Đại Thánh không đủ bản lảnh để thoát khỏi lòng bàn tay vô lượng, vô biên của Đức Thế Tôn. Tóm lại, khoa học là một trong những bản thể của Phật Giáo. Khoa học đã luôn luôn ở trong Phật Giáo chứ không phải hai đối đối tượng riêng biệt để mà hợp nhất.
Hình ảnh thêm về Tương đồng và Tương phản giữa Phật Giáo và Khoa Học