I. Từ trưng 徵 theo lịch sử
Sau hơn 200 năm, từ khi nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà tiêu diệt, 179 TCN, năm 40, nước ta lần đầu tiên có cuộc phản kháng của người Việt, đó là cuộc nỗi dậy của hai bà Trưng.
Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau:
徵 王. 在 位 三 年 … 諱 側 姓 徵 …本 姓 雒 …畧 定 嶺 南 六 十五 城 自 立 爲 王 始 稱 徵 姓 焉.
Vua Trưng. Ở ngôi ba năm … Húy Trắc, họ Trưng … Vốn họ Lạc … Lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam xong, tự lên làm vua, từ đó mới xưng là họ Trưng.
Như thế ta có thể nói Trưng là Quốc tính.
Tại sao có hiện tượng đó? Từ Trưng ở đâu mà ra?
Trước hết, ta chưa biết “Trưng” có ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng, trong trường hợp này, nó vô cùng quan trọng; đồng thời liên quan mật thiết tới cuộc khởi nghĩa của người Việt vào thời điểm đó.
II Cách giải thích từ “trưng” hiện nay
Do cho rằng tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Vietic, vì vậy người ta cho rằng [trưng] là phái âm của [trứng], trong đó Trưng Trắc là phái âm của trứng chắc, loại trứng tốt, còn Trưng nhị là trứng nhì, trứng loại hai.
Nguyên do người ta giải thích như vậy, vì cho rằng hai bà sống ở nơi có nghề nuôi tằm, nấu kén.
Có người giải thích lòng vòng từ xa xôi ở Thái Lan, Nữ hoàng gọi là Khun Chuang, rồi Khun thành Hùng (vương) và Chuang thành Chương, rồi từ Chương thành họ Trương, cuối cùng là Trương thành Trưng.
Sở dĩ có những giải thích như trên, vì giới nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở nước ta cho rằng, lịch sử của ta được viết rất muộn, nên chủ yếu lấy thông tin từ các sách vở của phương bắc; đồng thời nhờ sự áp đăt của phương bắc, ta mới biết chữ chữ Hán và văn hóa Hán, từ đó họ cho rằng, chữ “trưng” trong các sách phương bắc, là phiên âm của từ “trứng”, một từ có gốc Nam Á. Đây là giải thích phổ biến hiện nay.
III. Ý nghĩa đích thực của chữ “Trưng 徵”
Hậu Hán Thư, Nam Man, Tây nam di liệt truyện chép:
“又交阯女子征侧及女弟征贰反,攻没其郡,九真、日南、合浦蛮夷皆应之,寇略岭外六十余城 … 侧自立为王”
“Có người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, tiến đánh quận thành, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, người Nam đều hưởng ứng, chiếm lấy hơn 60 thành ở Lĩnh Nam… Trắc tự lập làm vua”
Ta thấy bản này viết chữ 征, dị thể của 徵, âm xưa là trưng, nay Việt đọc là chinh.
Hậu Hán kỉ (後漢紀) – Quang Vũ Hoàng Đế kỉ (光武皇帝紀)
Đông Tấn (東晉) – Viên Hoành (袁宏) soạn
夏四月,伏波將軍馬援 … 擊征貳等,降者數千人。韓宇後病死,援並將其眾,追徵貳等至禁溪,連破之。貳等各將數百人走。
“Mùa hạ, tháng tư, Phục ba tướng quân là Mã Viện … đánh Trưng Nhị (征貳), mấy nghìn người ra hàng. Hàn Vũ bệnh chết, Viện đem cả cánh quân đuổi theo Trưng Nhị 徵貳 và quân lính đến Cấm Khê, liên tiếp đánh phá, Trưng Nhị cùng các tướng mấy trăm người đều bỏ chạy”.
Bản này dùng cả hai chữ 征 và 徵.
Theo tôi, câu trả lời là không? Bởi vì nếu trưng là từ phiên âm từ trứng, có thể họ đã chú thích đó là tên của noãn 卵 hay đản 蛋 rồi, hơn nữa nếu chỉ nghe âm, tại sao họ không viết là chưng 蒸, chứng 證, hay trương 张, mà đều thống nhất là 徵 và 征. Lưu ý rằng chữ 征, người Việt phát âm “chinh”, hoàn toàn khác với âm “trưng”.
Theo tôi, nhất định thông qua một văn bản hay ai đó ở Giao Chỉ, họ đã chứng thực, rồi ghi chính xác chữ trưng 徵 vào sử sách của phương bắc. Bởi vì ngay từ thời An Dương Vương, và sau đó ở Giao Chỉ, người Việt đã dùng chữ Nho để viết minh văn rồi, như trống Ngọc Lũ, Cổ Loa, Cửu Chân, thạp Long Vượng, bình Nghi Vệ.
Thuyết văn giải tự giải thích chữ trưng như sau:
(徵) 召也。壬爲徵。行於微而文達者,即徵之。陟陵切.
召也。召者,也。證也、驗也。有證驗,斯有感召,有感召,而事以成,又說壬微之意。言行於隱微而聞達,挺箸於外,是乃感召之意也。
Trưng. Kêu gọi. Nhâm là trưng. Trưng là đi để mà nghe người ta nói gì, đó là trưng (vi hành). Đọc là trăng. Trắc lăng thiết.
Kêu gọi, Người kêu gọi vậy. Chứng nghiệm vậy. Chứng nghiệm xem lời kêu gọi đó có được đáp ứng không. Nếu có cảm nhận được, thì việc sẽ thành. Lại cho rằng nhâm và trưng cùng ý. Hành động và lời nói ẩn ý để mà lắng nghe bên ngoài nghĩ gì, từ đó lời kêu gọi mới hiệu nghiệm.
Với giải thích này, cho thấy nó hoàn toàn tương thích với những gì lịch sử đã ghi lại về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng. Ta có thể hiểu, cuộc khởi nghĩa đó là một kiểm nghiệm xem quần chúng, cụ thể người Việt, sau những tháng ngày thầm lặng, mỗi nhóm mỗi nơi, có còn giữ được lý tưởng cội nguồn không? Đây chính là tiền đề cho nhiều cuộc phản kháng về sau của người Việt.
Như đã nói, có người cho rằng [trưng] là phái âm của [trứng], có thể đây là một thông tin gợi ý đã có từ trước, chứ không phải là một sự ngẫu nhiên, vì nó liên quan đến chữ đinh 丁 giáp cốt.
3.1. So sánh ngữ âm chữ丁và 徵
Phục nguyên âm thượng cổ:丁.
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 耕, Thanh điệu: 平, Độ mở: 开, Nhiếp: 梗, Đẳng: 二等,Thiết âm: 中莖.
Karlgren: te ̆ŋ
Lí Phương Quế: triŋ
Vương Lực: teŋ
Baxter: treŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: rteeŋ
Phan Ngộ Vân: rteeŋ
Phục nguyên âm thượng cổ: 徵.
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 之, Thanh điệu: 上, Độ mở: 开, Nhiếp: 止, Đẳng: 三等, Thiết âm: 陟里.
Karlgren: ti ̯əg
Lí Phương Quế: trjəgx
Vương Lực: tiə
Baxter: trjəʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: tɯʔ
Phan Ngộ Vân: tɯʔ
Chữ丁 Baxter cho âm là treŋ, chữ 徵 Lí Phương Quế cho âm là trjəgx
Như vậy âm thượng cổ của chữ丁tương đồng với chữ Trưng 徵.
3.2. Nghĩa của chữ丁và 徵
Thuyết văn giải tự: (丁) 夏時萬物皆丁實。象形。象人心。當經切.
(Đinh) Vào mùa Hạ, vạn vật đủ lớn để kết trái. Tượng hình, Tượng lòng người. Đọc là đinh.
Khang Hy: (徵) 夏時生長萬物,皆成形體。事亦有體,故以徵配事也。【風俗通】徵者,五行爲火,五常爲禮. 凡歸爲事。
Trưng. Mùa hạ vạn vật sanh trưởng, đều đến lúc thành hình thể. Việc thành hình thể đó là do sự phối hợp của trưng vậy. [Phong tục thông] Trưng ấy. Ngũ hành thuộc hỏa, ngũ thường là lễ. Đều gọi trưng là sự.
Đến đây ta có thể tin rằng [trưng] phái âm thành [trứng], tức là ngược lại với quan điểm cũ, [trứng] thành [trưng], điều đó được củng cố thêm bởi tự dạng tròn như quả trứng của chữ đinh丁giáp cốt (xem hình minh họa). Đồng thời nghĩa của chữ đinh tương đồng với chữ trưng, thêm vào đó, cả hai đều hành hỏa.
Thưa không, bởi vì đinh 丁, con trai, trưng, con gái, đều là người Việt, một tộc người phương nam, hành Hỏa.
Thuyết văn giải tự giải thích chữ việt 越 như sau:
(越)度也。說文引粤三日丁亥。今召誥作越三日丁巳。
Việt. Vượt vậy. Thuyết văn dẫn việt là: Tam nhật đinh hợi. Nay nói lại là việt: Tam, nhật, đinh, tỵ
Tam là 三 Càn, 日 nhật là Ly, 離 為 火, 為 日, cả hai đều chỉ hướng nam hành hỏa, đinh丁 là can Đinh, hành Hỏa, tỵ 巳 là chi Tỵ, hành Hỏa, các chữ này đều dùng chỉ người Việt.
“Con Rồng, cháu Tiên”, là một thành ngữ chỉ cội nguồn của người Kinh, Việt, theo dịch học. “Rồng Tiên”, tức quẻ Thiên sơn độn, nằm ở hướng tây nam, trên sơ đồ dịch học và trên thực địa.
Vì vậy các phạm trù dịch lý của hướng này, như quái Tốn, Khôn, chi Mùi, can Đinh, đều được sử dụng để chỉ nguồn gốc người Việt.
Điều này đã được các tiền nhân thể hiện qua các câu đối ở đền thờ hai bà.
Đền Đồng Nhân, Hà Nội:
(Đồng Nhân là đặt theo tên quẻ 13. Thiên hỏa đồng nhân, chỉ người Nam trên dưới đồng lòng).
接洛開丁冠絻穪王三載史- Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
驅蘓抗馬山河還我萬年芳- Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương
Tạm dịch:
Nối Lạc, khai Đinh, áo mão làm vua ba năm trong sử sách
Vây Tô, chống Mã, nước non độc lập, tiếng thơm còn mãi đến muôn đời.
Đền Hát Môn – Hà Nội
大義復夫讎猶令東漢當辰嶺南六十五城勞逺略
鴻圖肇國統從此皇丁而後越甸數千餘載定天書
Đại nghĩa phục phu thù, do linh Đông Hán đương thời, Lĩnh Nam lục thập ngũ thành lao viễn lược
Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư.
Tạm dịch:
Nghĩa lớn trả thù (cho) chồng, do đây Đông Hán ngày ấy phải nhọc sức xâm lược 65 thành Lĩnh Nam xa xôi.
Tiên Rồng mở mối nước, từ Hoàng Đinh tới giờ, cõi Nam dựng nước quá ngàn năm.
Chữ Đinh 丁 trong hai cặp câu đối này có nghĩa là Rồng Tiên
Vì vậy trên trống đồng Ngọc Lũ, hướng tây nam, tổ tiên đã khắc một người con gái, tay đỡ chữ sơn.
Đây là cơ sở để tiền nhân làm một số câu đối ở đền Hát Môn.
西江姊妹神湘女,
東漢縱横霸粵王.
Tây Giang tỷ muội thần Tương nữ
Đông Hán tung hoành bá Việt vương.
Tạm dịch:
Chị em sông Tây phi thường như các cô gái sông Tương.
Dọc ngang Đông Hán, vua Việt làm chủ một phương.
Với những trích dẫn trên chứng minh rằng, trước đây các nhà Nho hiểu rất rõ “Con Rồng, cháu Tiên” là gì, qua đó họ thừa biết, vì sao hai bà lấy họ Trưng sau khi đã thành công.
Điều ấy ngược lại những gì đang xảy ra với người Việt hiện nay, trong vấn đề tìm về cội nguồn, có nghĩa là dường như người ta đang cố gắng lấp nguồn, chứ không phải khơi nguồn. Đây chính là hệ lụy của việc ca ngợi chữ quốc ngữ quá đáng; rời xa chữ Hán, thậm chí công kích, đòi hỏi phải sử dụng từ thuần Việt!? Loại dần từ Hán Việt, thực ra là từ Việt cổ, một cách bần hóa tiếng Việt, thiếu tính tự tin và vô bổ.
Chữ trưng 徵 còn viết là 征
6.1. Âm của chữ chinh 征
Phục nguyên âm thượng cổ của chữ 征
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 之, Thanh điệu: 上, Độ mở: 开, Nhiếp: 止, Đẳng: 三等, Thiết âm: 陟里.
Karlgren: ti ̯əg
Lí Phương Quế: trjəgx
Vương Lực: tiə
Baxter: trjəʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: tɯʔ
Phan Ngộ Vân: tɯʔ
Như vậy chữ chinh cũng có âm trưng như đinh và trưng, tức là có cùng một nguồn. Chữ chinh 征 giáp cốt và kim văn minh họa trên, cho thấy điều ấy.
Chữ 征, ngày nay đọc là chinh, chinh là phái âm của đinh, đinh còn đọc là chênh, như “phạt mộc chênh chêng 伐木丁丁”. Ta có biến âm [ê-i] như bệnh – bịnh, lệnh – lịnh, chênh – chinh.
6.2. Nghĩa của chữ 征
Khang Hy: 征,伐也。【易·離卦】 。王用出征。
Chinh, phạt vậy. [dịch. Quái Ly] vua đi đánh giặc.
Vua này là người nam, vì chinh chỉ quái Ly, 易·離卦, theo kinh dịch, chinh là quái Ly. Sau khi thắng được Trụ Vương, nhà Chu cho đúc đỉnh để thể hiện quyền uy của mình, gọi là Chinh nhân đỉnh. Như thế hai bà Trung là người nhà Chu.
Đàn bà nước Nam, hậu duệ của vua Hùng, chỉ có hai người đủ sức để đánh giặc, đó là chị cả, Trưng Trắc, tức quái Tốn, đông nam, trắc 側có nghĩa là một bên, bên kia, người đứng liền kề, là Trưng Nhị, tức quái Ly, chánh nam.
Với những gì đã trình bày, ta có thể khẳng định: Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của người Nam, hay Việt, nó thể hiện tinh thần của quẻ Khôn và Tụy, như trong sử đã ghi “女 父 道 之 稱 – Nữ phụ đạo chi xưng”. Đây là kế sách ngoài âm, trong dương, mà Hùng Vương đã đưa ra trước khi về với cội nguồn phương nam của mình, kế sách ấy đã được thi hành triệt để, từ đó cho tới thời Hai bà Trưng.
Giải nghĩa đại ý quẻ 2. Thuần Khôn: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía Tây nam thì được bạn, về phía Đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt.
Giải nghĩa đại ý quẻ 45. Trạch địa Tụy: Tụ dã. Trưng tập. Nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng: tượng rồng mây giao hội.
http://cohoc.net/trach-dia-tuy-kid-45.html
Cho nên ở đền thờ Hát Môn, tiền nhân đã ca ngợi.
始終臣節坤貞吉 Thủy chung thần tiết Khôn trinh cát.
咫尺神祠萃引孚 Chỉ xích thần từ Tụy dẫn phu.
Thủy chung phận dưới, Khôn tốt lợi
Gan góc, đáng thờ, Tụy dựng nên.
Trước khi đã lời câu hỏi này, ta hãy xem giải thích chữ trưng 徵 của Thuyết văn giải tự. 壬爲徵。Nhâm là trưng. Thuyết văn giải tự giải thích chữ nhâm như sau:
Tôi chia làm ba đoạn, nhằm giúp người đọc dễ hiểu hơn.
1.(壬)位北方也。侌極昜生。月令鄭注。壬之言任也。時萬物懷任於下。律書曰。壬之爲言任也。言陽气任養萬物於下也。律曆志曰。懷任於壬。釋名曰。壬、妊也。陰陽交。物懷妊。至子而萌也。
3.壬與巫同意。巫像人兩袖舞。壬像人腹大也。壬承辛。象人脛。脛任體也。
Tạm dịch:
Đoạn 1. Nói về sự bắt đầu hình thành hiện tượng của vạn hữu, tức Thuần Cấn ở Tây bắc, vì lúc đó âm đã cực thịnh sinh suy, sanh ra hào dương đầu tiên, đối với con người, đó là manh mối đầu tiên, tức là trong âm đã nhậm dương, để sanh ra đứa con
Đoạn 2. Khi đã sinh ra Cấn, Cấn lớn lên thành Càn, lý số 6. Dịch nói “Chiến hồ Càn”, tức vua Hùng theo truyền thuyết.
Đoạn 3. Nhâm là Vu. Vu là hoạt động của người Việt múa bằng hai tay, thường là cô gái nhỏ. Thuyết quái: Đoài vi vu 兌 巫 為, vì Đoài thuộc Bính Thìn, Cấn thuộc Nhâm Tuất, tức là quẻ 31, bước đầu tiên âm dương giao cảm. Về sau phái sinh thành cô đồng, có người gọi đó là Shaman, sở dĩ có nghi lễ đó, vì Đoài, chi Thìn, cùng chung một cung với Thuần Càn, chi Tỵ, hướng Đông nam, tức Phục Hy, Kinh Dương Vương, trong truyền thuyết, tượng trưng cho tổ tiên.
Đồng thời Nhâm cũng nghi lễ, tức là quỳ xuống mà nhận, như ta thấy người xưa nhận chiếu chỉ, tức là nhậm 任
Toàn bộ nội dung trên nói về can Nhâm, nằm ở hướng Tây bắc, chi Hợi, cung Cấn, theo Liên sơn – Hà đồ, tức là quẻ 2. Thuần Khôn.
Tất cả thông tin trên đều tập trung vào Khôn – cực âm, đàn bà, đây chính là kế sách của Hùng Vương khi trao quyền lại cho con; đồng thời đổi họ tên thành Thục Phán – An Dương Vương.
Bên cạnh Trưng chỉ ra nguồn gốc người Kinh, Việt, đây chính là lý do hai bà lấy họ Trưng.
IV Kết luận
Với những trình bày trên ta thấy, sở dĩ cuộc khởi nghĩa của hai bà có tên là Trưng, bởi vì lời kêu gọi của hai bà đã thành công, có nghĩa là đến thời điểm đó, người Việt sống rải rác khắp Giao Chỉ, vẫn phát triển và luôn nhớ về nguồn cội của mình. Đây là hoài bảo muốn phục hồi lại dòng dõi vua Hùng, như đã được tiền nhân thể hiện trong Thiên Nam ngữ lục:
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng.
Cho nên, sau khi đã chiếm được 65, bà mới lấy họ Trưng, xem như đó là lễ sự để dâng lên tổ tiên, 五常爲禮. 凡歸爲事。
Đồng thời với tên “Trưng徵” phái sinh từ chữ chinh征, đinh丁, chỉ ra hai bà là nòi giống “Rồng Tiên”, hậu duệ nhà Chu. Như thế có nghĩa là Hùng Vương và người Việt ngày nay là hậu duệ của nhà Chu, những người đã chạy về phương nam, khi nhà Chu hoàn toàn tan rã. Chính vì vậy, thời điểm Hùng Vương bị An Dương Vương diệt, chính là lúc Chu Noãn Vương, vua cuối cùng của nhà Chu, chết ở phương bắc. Theo tôi Thục Phán chỉ là cái tên khác của Hùng Vương con, Thục nằm ở hướng Tây nam trên sơ đồ kinh dịch, và trên thực địa, cho ta biết điều đó (xem nội dung quẻ Khôn), thực chất, đó chỉ là kế “Ve sầu thoát xác” của Hùng Vương mà thôi.
Theo tôi, có thể ý tưởng đặt tên này do giới tinh hoa Việt ngày ấy làm, và có dụng ý rõ ràng, có nghĩa là: tất cả ý nghĩa cuộc khởi nghĩa ấy, nằm trong một chữ duy nhất, đó là trưng 徵.
Một câu hỏi đặt ra ở đây: Làm thế nào mà cách đây gần 2000 năm, tổ tiên chúng ta lại rành chữ Hán, cả hành thể, giáp cốt, kim văn lẫn kinh dịch, còn hơn cả cuốn Thuyết văn giải tự của Hứa Thận? hiện nay, để chỉ với một con chữ, mà có thể nói lên cả một vấn đề trọng đại của lịch sử và văn hóa của người Việt như vậy? Có thật nhờ sự áp đặt của người Hán, mà tổ tiên chúng ta đã được học chữ Hán, kinh dịch, để làm được chuyện đó không?
Thưa không! Không có chuyện người Việt vừa sướng, vừa hãnh diện, nhưng lại vừa sợ xen lẫn với căm hờn, như ai đó đã viết. Chữ Nho ấy, kinh dịch ấy, là của dân tộc chúng ta, nó là thành quả của hàng ngàn năm, tổ tiên chúng ta đã lao động, chiêm nghiệm, tư duy, cuối cùng mới đúc kết các quy luật vận hành của âm dương, từ đó xây dựng nên một nền văn hóa vĩ đại, từ Dương Tử tới Hoàng Hà, đại diện tiêu biểu là Kinh dịch và chữ Nho.
Tuy nhiên, vì sự khắc nghiệt của vô thường và lịch sử, dân tộc chúng ta đành phải im lặng trước việc kẻ khác tiếm nhận thành quả của dân tộc mình, bởi vì mục đích trên hết vào thời điểm đó là duy trì nòi giống, việc chính sự giao cho phụ nữ, phân tán ra thành nhiều nhóm, nhưng vẫn thường xuyên duy trì thông tin về nguồn gốc và văn hóa của mình, để khi có đủ điều kiện, lại tập hợp với nhau để nuôi lớn hoài bảo ban đầu. Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng cách nay gần 2000 năm nói lên điều ấy./.
Viên Như
Đà Lạt, đầu thu 2023.
Hình ảnh thêm về Về chữ Trưng 徵 trong Hai Bà Trưng