Tiếp theo phần trước và hết.
Ở trước, tôi cho rằng, việc Hùng Vương bị An Dương Vương diệt, chỉ là kế “Ve sầu thoát xác”, nhằm xóa dấu vết phương bắc của mình, vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao Hùng Vương thay họ, đổi tên, thành Thục Phán – An Dương Vương, mà không phải là một tộc người nào khác?
I . BA THỤC, NƠI XUẤT TÍCH CỦA NỘI NGOẠI NHÀ CHU
Trước hết, một lần nữa chúng ta hãy xem lại thông tin về người Việt ở Giao Chỉ, được viết ngay từ đầu sách TT, phần Ngoại Kỷ và ranh giới nước Văn Lang của Hùng Vương.
Xét: “Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.”
Căn cứ vào thông tin trên, ta có thể định vị ranh giới nước Văn Lang:“Đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới hồ Động Đình, nam tới Hồ Tôn Tinh”, của vua Hùng như sau:
Ranh giới này hoàn toàn chính xác trên sơ đồ dịch học và trên thực địa, như thế Ba Thục là nơi định cư lâu dài nhất, có tính lịch sử, của người Việt trong quá trình bắc tiến của mình. Chính nơi đây, người Việt đã sinh sống hàng ngàn năm, hoàn thành hệ thống dịch học, bởi những con người Nghiêu, Phục Hy, Hạ Vũ. Sau đó lập nên nhà Hạ, rồi lan rộng ra cả Trung Nguyên, tồn tại và phát triển đến khi bị nhà Thương lấy ngôi, tiếp tới nhà Chu, hậu duệ của nhà Hạ, diệt nhà Thương, sau đó mới định danh tộc Việt với cái tên “Việt Thường Thị”; đồng thời sáng tác ra chữ Việt, nghĩa là vượt, mang hình ảnh của sự di cư của những con người ấy. Đây là cái tên chỉ ra người Việt, tức nhà Chu, vào thời điểm đó, có nguồn gốc từ phương nam, về sau gọi là Giao Chỉ.
Chính nhờ vào sự phát triển kinh dịch, mà tổ tiên chúng ta đã định vị nguồn gốc dân tộc mình, thông qua phương hướng của sơ đồ dịch học, từ đó lưu truyền mãi về sau, trên cơ sở đó, sau khi nhà Chu bị suy vong, Hùng Vương, hậu duệ của Chu Thận Tinh Vương, mới quay về Giao Chỉ; đồng thời chỉ ra con đường bắc tiến của người Việt trong quá khứ, thông qua ranh giới của nước Văn Lang, trong đó Ba Thục là nơi người Việt đã định cư cả ngàn năm. Cho nên hướng tây nam chính là nguồn gốc “Rồng Tiên” của người Việt theo dịch học, ngoài ra tổ tiên còn gợi ý nơi đây bằng thành ngữ khác, đó là: “Nam văn, nữ thị”.
Do có chung nguồn gốc, nên văn hóa và lịch sử của Ba Thục cổ đại, hầu như tương đồng với văn hóa và lịch sử cổ đại của người Chu Việt, do đó, sau khi trở về nam, nhận thấy vấn đề nguồn gốc nhà Chu là một mối nguy lớn của mình, ông đã dựng lên vở kịch bị diệt bởi Thục Phán – An Dương Vương.
II . LỊCH SỬ
Hoa Dương quốc chí – Ba Thục chí chép:
“蜀之為國,肇於人皇, 與巴同囿。至黃帝,為其子昌意娶蜀山氏之女,生子高陽,是為帝嚳。封其支庶於蜀,世為侯伯。歷夏、商、周。武王伐紂,蜀與焉
Thục dựng nước từ thời Nhân Hoàng, cùng chỗ với người Ba. Đến thời Hoàng Đế, cho con tên là Xương Ý lấy con gái họ Thục Sơn, sinh con tên là Cao Dương, đấy là Đế Khốc. Phong con thứ của mình ở đất Thục, thay nhau làm hầu bá. Trải qua thời Hạ, Thương, Chu. Vũ Vương đánh vua Trụ, người Thục cũng đi theo.”
Nhân Hoàng ở đây là Cấn, hướng đông bắc, con của Khôn, hướng tây nam. Như vậy nhà Thục cũng là con cháu của Thần Nông, tức Hoàng Đế, như người Việt. Ở trước tôi đã trình bày tổ tiên nhà Chu là Hậu Tắc, tức Cơ Khí, con của Đế Khốc (Cốc). Đế Khốc là con của Xương Ý với cô gái họ Thục Sơn, như vậy Thục là bên ngoại của nhà Chu, vì vậỵ khi Chu đánh Thương, Thục yểm trợ.
III . VĂN HÓA
Hạ Vũ thấy con rùa trôi trên sông Lạc mà làm ra Lạc thư, con rùa biểu ý quái Jin – Cấn, vua Khai Minh, người khai sinh ra nước Thục vốn có tên Miết linh 鱉靈, 鱉 là con ba ba, một loài đồng chủng với rùa, xưa kia đất Thục cũng gọi là Cấn – Jin 斤, vì vậy chữ Thục 蜀 GC và KV có kết cấu, trên Mục 目, Ly vi mục, giữa nhân 人, dưới Cấn 斤. Cấn là nhân, nhân này có gốc phương nam – Ly. Vì vậy mà nói “Tần vi Khôn, Thục vi Cấn, liên cao giáp thâm, cửu châu chi hiểm địa – 秦之坤,蜀之艮,連高夾深,九州之險也。” Khôn ở đây là đất, Cấn là trắc trở.
Con sông Lạc nơi Hạ Vũ thấy con rùa, chính là ranh giới của châu Dương và nước Văn Lang của Hùng Vương, con sông này xuất phát từ Ba Thục tới Nam Hải.
Nha chương văn hóa Tam Tinh Đôi, nha chương Thạch Gia Hà và nha chương Long Sơn. [Nguồn: Gary Todd, Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên]
– Nha chương Việt
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/1001/19918/bao-vat-quoc-gia-viet-nam-mo-thuyen-viet-khe.html
Theo tôi, những chiếc Nha Chương này vua Hùng đem từ phương bắc về, chứ không phải làm ở nước Việt. Bởi vì nó chỉ có duy nhất ở Phú Thọ, kinh đô của Vua Hùng.
3 . Mộ thuyền
https://news.cgtn.com/news/3d4d444d35676a4d/index.html?t=1488945077717
http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/bao-vat-quoc-gia-suu-tap-nha-chuong-va-tuong-mau-au-co_1271.html
Đặc biệt cả 5 mộ thuyền Việt Khê đều chôn theo hướng đông bắc – tây nam, tức hướng về cội nguồn “Rồng Tiên”, cũng là hướng Ba Thục.
4 . Văn hóa tre
Từ xa xưa, tre đã là một phần đời sống của người Việt, không có loài cây nào hữu dụng bằng tre. Trước hết măng tre là nguồn lương thực dồi dào, có quanh năm, tre dùng để nấu cơm, làm cột kèo, giường chõng, bàn ghế, tủ chạn, đủa, phên, liếp, thúng, mũng, rỗ, rá, nong, nia, dần, sàng, nơm, đó, đòn xóc, đòn gánh, cối xay, cho đến thuyền nang, thuyền thúng, đi vào lễ hội thì làm đu đánh võng, tết thì tre làm cây nêu, tre cũng đi vào thi ca, nhạc họa, khi có giặc tre lại thành cung tên, chông nhọn, Thánh Gióng cũng nhổ tre mà đuổi giặc Ân, tre mọc thành hàng, thành lũy, đoàn kết, dẻo dai, gắn bó, thủy chung, chịu đựng, tre che nắng, ngăn mưa, chống bão. Nói đến không gian văn hóa làng xã nước Việt là nói đến hình ành những rặng tre xanh chạy quanh thôn xóm, tre đã chứng kiến biết bao thăng trầm vui buồn của người Việt, từ đó hình dáng và tính chất của cây tre đã hóa thành tính cách và tâm hồn người Việt, vì vậy ngày nay ở nước Việt lại hình thành cái văn hóa hãy nói chuyện với nhau như tính cách của cây tre.
Cũng chính vì vậy ngày ấy tre đã trở thành hình ảnh tượng cho cội nguồn của người Việt, tương truyền An Dương Vương, khi chết lấy viên đá lớn làm dấu gọi là Măng đá, Duẫn thạch 笋石, thạch là cách chỉ quái Cấn, 艮為 小 石 Cấn vi tiểu thạch. Từ đây mà có trụ đá thề ở đền Hùng, chùa Nhất trụ, Hoa Lư, chùa Dạm, Lãm sơn tự. Măng tre tượng trưng cho người Kinh Việt đã có từ xưa, gọi là khuẩn 箘 hay duẫn 笋.
Khang Hy: 箘,竹笋也. Khuẫn. Trúc duẫn dã. Khuẫn, Măng tre vậy.
Thuyết văn: 箘簬、逗。竹也…吕氏春秋.越駱之箘是也。
Khuẩn lộ, đậu, trúc vậy, Lã Thị Xuân Thu nói đó là mũi tên tre của người Việt Lạc vậy.
Chữ 逗 là cách nói khác của Cấn, ý chỉ người Việt. 艮. 匕目、逗。(Thuyết văn) Cho nên con chim Hồng, tượng trưng cho người Việt cũng được giải thích là đậu. 鴻、逗 Hồng, đậu
Tre tượng trưng cho Cấn, nên chữ tết 節….子結切.(TV) đốt tre, trong kết cấu có chữ cấn 艮; đồng thời nằm ngay chi Dần, cung Cấn.
Kết cấu của chữ duẫn 笋 KV, trên là hình ảnh hai chữ 斤 mũi tên, bên trong là chữ mục 目, con mắt, chỉ người Nam, Ly vi mục 離為目. Vì vậy ta mới gọi là “mắt tre”.
So sánh chữ 笋 KV với chữ thục 蜀 KV ta thấy biểu ý cả hai tương đồng, chỉ khác kết cấu của chữ Thục trên mục 目, dưới mũi tên 斤, từ đây mà người Việt có thành ngữ “Tre già, măng mọc”. Như vậy văn hóa tre của người Việt có từ khi ở Ba Thục.
Ba Thục ngày xưa cũng rất nhiều tre, từ đó tre được làm thành sách, như Tiết 節 là cuốn sách ghi lại thời tiết cố định từng ngày trong năm, về sau thành lịch. Sách sử ban đầu cũng được viết lên thanh tre nên gọi là trúc thư, sách tre hay thanh sử, sử xanh.
Ba Thục nay là Tứ Xuyên, một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thủ phủ là Thành Đô. Tứ Xuyên có một rừng tre gọi là Thục Nam Trúc Hải (蜀南竹海), lớn nhất Trung Quốc và thế giới, được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
5 ,Mạch ngầm
Nguồn gốc của một tộc người hay một dân tộc là một vấn đề vô cùng hệ trọng, nó có thể đem đến niềm tự hào cho họ, nhưng cũng là lý do dẫn đến nguy cơ cho dân tộc mình. Có thể nói hầu hết các tranh chấp, chiến tranh giữa các nước hay tộc người, dù nhân danh bất cứ lý do nào, thì đằng sau nó chỉ có một lý do duy nhất, đó là tham vọng phát huy, mở rộng văn hóa và vị thế của dân tộc mình, tộc Việt cũng từng đã phát triển huy hoàng, kéo dài đến mấy ngàn năm, nhưng cực thịnh sinh suy, đó là quy luật khắc nghiệt của cuộc đời.
Tuy nhiên một dân tộc hay tộc người có thể suy tàn, thậm chí mất đi, nhưng văn hóa mà họ tạo ra vẫn còn mãi, chính văn hóa đã vẽ ra khuôn mặt của một dân tộc hay tộc người. Từ buổi xuất hiện vua Hùng trên đất Phong Châu, tổ tiên chúng ta đã nhận thức một cách nghiêm túc chân lý đó, vì vậy, trong thầm lặng, họ đã duy trì thông tin về nguồn cội của mình thông qua sự tương tác trong gia đình hay dòng họ; đồng thời chuyển tải nó qua những văn hóa dân gian. Chẳng phải bỗng dưng mà rùa đã trở thành con vật thiêng liêng giữa trung tâm chính trị của nước Việt, hình ảnh và những câu chuyện về nó tồn tại mãi với thời gian, bản thân con rùa thì cũng như bao nhiêu sinh vật khác, nhưng nó đã được tổ tiên và tiền nhân gắn vào nó những giá trị lịch sử, cội nguồn, cột chặc nó vào tâm thức người Việt, làm cho nó trở thành một gạch nối có khả năng liên kết với quá khứ xa xôi, rồi một hôm, người Việt chợt nhận ra rằng, con rùa hằng ngày sinh hoạt trong hồ Hoàn Kiếm, chính là hậu duệ của con rùa mà Hạ Vũ đã thấy trên con sông Lạc thưở nào.
Tất nhiên nhiệm vụ lịch sử không phải chỉ một mình con rùa gánh vác, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, bởi vì con rùa chỉ thể hiện quái Cấn. Vậy ai sẽ tiếp sức cho rùa? Xin thưa chúng là bạn cùng lối sống âm dương, lưỡng cư như nó, đó là cóc, nhái, ểnh ương. Theo tôi, ở buổi đầu của thuyết âm dương, nhà Hạ đã dùng loài lưỡng cư ểnh ương, cóc, nhái, làm biểu tượng cho hai khái niệm âm dương. Âm dương nhất thể thì gọi là ểnh ương, cóc chỉ nghi dương, nhái chỉ nghi âm.
Ngày nay giới khảo cổ Trung quốc đã khai quật nhiều đồ gốm có hoa văn mang hình loài vật lưỡng cư cóc nhái, họ cho rằng các hiện vật đó thuộc thời nhà Hạ. Đây chính là lý do vì sao trong quá khứ, cóc, nhái, chão chàng còn đi vào cả chữ viết, nên gọi là chữ Khoa đẩu, (xem tranh Thày đồ Cóc ở sau).
Sau khi trở về nam, loài lưỡng cư này được khắc trên nhiều trống đồng, cho nên trên trống đồng Ngọc Lũ, tại phần âm, bắt đầu từ Đông bắc, tại đây, tổ tiên đã khắc hai chữ nhất 一 và khẩu 口, tượng trưng cho nòng nọc, khoa đẩu. Ở cuối phần âm, hướng Tây nam, tổ tiên đã khắc một người đâm trống, nhưng hình dáng là con cóc, con cóc đó về sau sinh ra người Việt ở hướng Đông bắc như hình trích dẫn.
Về sau, ở nước ta, cóc, nhái là đối tượng để tiền nhân sáng tác ra nhiều ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, tranh dân gian, mục đích không gì hơn là gợi nhớ cho con cháu về nguồn gốc “Rồng Tiên” của mình.
Ca dao, tục ngữ nói về nguồn gốc kinh dịch có nhiều, đến đời Tự Đức, ông còn sử dụng hai chữ âm dương để chỉ cóc, nhái trong bài thơ “Bắt ếch”. Ở đây xin trình bày một bài thơ liên quan đến cóc nhái dịch học, cùng vài bức tranh dân gian, vì nó có màu sắc sinh động vui vẽ, còn các phạm trù khác xin hẹn dịp khác.
Trong di sản của Hồ Xuân Hương có bài thơ như sau:
Ông Tổng Cóc ơi! Tổng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Ngàn vàng không chuộc dấu bôi vôi.
Xưa nay người ta cho rằng bài thơ này do Hồ Xuân Hương viết để tưởng nhớ ông chồng già của bà vừa mới qua đời, lại có người nói bà đi theo duyên mới, nên viết bài thơ ấy thay cho giấy ly dị.
Theo tôi, đây là bài thơ do giới tinh hoa Việt sáng tác ra để nói về nguồn gốc của kinh dịch, nhưng để tránh tai mắt, nên nhờ bà giữ giùm.
Cụ thể hai câu đầu thể hiện quẻ Thiên địa bĩ, đại diện cho Hà đồ.
Hai câu sau thể hiện quẻ Địa thiên thái, đại diện cho Lạc thư
Câu một: Ông Tổng Cóc ơi! Tổng Cóc ơi!
Cóc tượng trưng cho nghi dương – Càn, ☰
Câu hai: Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Thiếp tức là con gái, con nhái bén. Nhái tượng trưng cho nghi âm – Khôn, ☷
Câu ba: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé.
Đuôi là phần hoạt động, dương, giờ đứt rồi chỉ còn lại phần đầu, âm, tức nghi âm – Khôn. ☷
Câu bốn: Ngàn vàng không chuộc dấu bôi vôi.
Đây là nói chuyện thiến dái, tức đoạn âm. Dái đã thiến, bôi vôi vào rồi thì tiêu đời trai, dái âm đã mất, chỉ còn lại phần dương – Càn, ☰
Trên bức tranh, tiền nhân đã ghi hai chữ dịch lý 役里, tức “nòng nọc”, con của cóc. Đây là cách nói dùng chữ đồng âm, bởi vì nếu nói thẳng ra, e gặp rắc rối.
Mặc dù khẳng định chắc nịch:
Giỏ ai quai nấy rành rành
Dương vây thích nghạnh tranh hành chẳng xong
Nhưng rồi một mình Cóc cô quạnh giữa những loài dưới nước, đồng minh của Trê, ngay cả phần đa con cháu của Cóc giờ đây cũng cho rằng “Nòng nọc là con của Trê” thì kiện nỗi gì!
Thày Cóc tất nhiên dạy chữ Nòng nọc
Trên bàn, trước mặt cóc, là hình ảnh con cua – Càn – Rồng
Và cái búa tức nghĩa chữ jin 斤, ngày nay đọc là Cấn – Tiên
Trong bức tranh này có bài thơ nói về kết cấu của con chữ biểu ý cóc, nhái, tức chữ Khoa đẩu, như sau:
Tìm thày hỏi bạn nhái chi mà – sư 師
Thấy học 學 xem bằng ếch thấy hoa – Giác 覺.
Mở mắt chảo chàng soi vũ trụ – Bửu 寶. Tiền nhân đã cụ thể hóa kết cấu của chữ 寶 thành truyện “Cóc Kiện Trời”
Đem gan cóc tía đối sơn hà – sơn 山
Ba Thục là cội nguồn của nhà Chu, nơi xuất tích cội nguồn “Rồng Tiên” của người Chu Việt, vì vậy về sau, bên cạnh thành ngữ “Con Rồng, cháu Tiên”, tổ tiên đã cố định khái niệm “Nam văn, nữ thị. 男文女氏”, tức cả bên nội lẫn bên ngoại, nhằm nhắc nhở con cháu về cội nguồn.
Văn 文 ở đây chỉ can đinh 丁. 文一, con trai, bên nội, tức Xương Ý, quẻ Thiên sơn độn, hướng tây nam, còn thị 氏 là cô gái họ Thục Sơn. thuyết văn giải thích:
Thị. Ba Thục danh sơn ngạn hiếp chi É, bàng trượt dục lạc đọa giả viết thị. Thập lục tự vi nhứt cú. Thử vị Ba Thục phương ngữ dã. É đại từ mô, tiểu từ tác đôi. Tục tự nhĩ. Kim chính: É tiểu phụ dã. Trượt. Trực lược thiết. Tiểu phụ chi bàng trượt ư sơn ngạn hiếp, nhi trạng dục lạc đọa giả viết thị.
Tạm dịch:
Thị. Bờ vực của ngọn núi nỗi tiếng ở Ba Thục, đứng bên trơn trược muốn rơi xuống gọi là Thị. 16 chữ là một câu. Đây là phương ngữ của Ba Thục. Nhái lớn gọi là mô (đất), nhỏ gọi là đống (đất). Chữ tục (tiểu) vậy. Nay sửa lại. Nhái là núi nhỏ vậy. 箸. Đọc là trượt. Trạng thái núi lớn (con cóc) muốn rơi xuống khi đứng bên vực trơn trượt của núi nhỏ, (con nhái) gọi là thị.
Trong đoạn văn này có nhiều từ mà ngày nay ta gọi là chữ Nôm, như mô無, 箸trượt (trơn) ngày nay đọc là trợ – đũa, 堆đống – đồi, chữ này chỉ địa danh, chỉ có ở Ba Thục.
Trong câu trên,名山 tương đương với chữ É nghĩa là con nhái – con gái. “16 chữ là một câu”, chỉ Hà đồ, có khả năng sinh ra vạn vật, thuộc âm, đàn bà, con gái. Đây là cách chỉ ra nghĩa của chữ É trước đó. Chữ É có nghĩa là con nhái, ta biết nghĩa này vì trong bức tranh dân gian “Thày đồ Cóc”, tiền nhân đã mô tả chữ sư như sau: Tìm thày hỏi bạn nhái chi mà”, do chữ sư 師 được viết với bộ É 師. Chữ phụ 𨸏 – 峊 là núi lớn, núi là sơn 山, con cóc hay bộ phận sinh sản. Điều này cũng được tiền nhân chỉ ra trong bức tranh nói trên. “Đem gan cóc tía đối sơn hà”.
Như vậy chữ É có nghĩa là con nhái, một cách nói khác của sinh thực nữ, và chữ 𨸏 có nghĩa con cóc, hình ảnh chữ 峊 lục thư cho thấy điều ấy (xem hình minh họa dưới). Như vậy núi lớn 𨸏 là một cách nói khác của sinh thực nam. Toàn bộ đoạn văn trên mô tả sự bị hấp dẫn, không thể cưỡng lại của con cóc, khi đứng bên bờ vực thẳm của con nhái, đây là hình ảnh được mô tả trong hai câu ca dao:
Con cóc nằm góc bờ ao,
Lăm le nó muốn nuốt sao trên trời. (trời thuộc âm, tức Hà đồ)
Như đã trình bày, nguồn gốc “Rồng Tiên” của người Việt là quẻ Thiên sơn độn, hướng tây nam, cô gái Thị này cũng ở tây nam. Độn là âm dương giao hòa, tức phải có trai, có gái, trai thì độn, chủ động, gái thì thị, bị động, vì vậy mà sách viết thị 氏 là chữ nói tục.
Khái niệm này cũng được thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ như sau: Tại hướng Tây nam, tức Ba Thục, tổ tiên đã khắc hình ảnh người con gái tay trái cầm qua, đầu đội sinh thực nam, được hoán vị thành chữ sơn 山 trên tay phải của cô gái. Cấn vi sơn 艮為山. Đây cũng chính là cơ sở để người xưa sáng tác ra chữ an 安 trong An Dương Vương 安陽王. Chữ an 安, dị thể 𡚴 trên 山 dưới 女. Như vậy An Dương Vương 安陽王, có nghĩa là vua của châu Dương, bắt đầu từ tây nam tới đông bắc, như thế 安陽王 cũng như Kinh Dương Dương 經陽王, tuy hai mà một, vì vậy Hùng Vương mới lấy tên An Dương Vương.
Tóm lại thành ngữ “Nam văn, nữ thị” là một gợi ý về nguồn gốc Ba Thục, mà cũng là “Rồng Tiên” của người Việt, ở hướng tây nam trên sơ đồ vũ trụ dịch học, và cũng là trên thực địa, trong đó nam Văn 男文 là bên nội, tức Xương Ý và nữ Thị 女氏 tức người con gái họ Thục Sơn, là bên ngoại, cả hai đều ở hướng tây nam, nhưng chủ yếu là chỉ bên ngoại, tức cô gái Ba Thục, vì cô gái này đã sinh ra Đế Khốc, cha của Hậu tắc, tức Cơ Khí, thủy tổ của Hùng Vương.
Với những gì đã trình bày, chứng minh rằng Thục và Việt có cùng nguồn gốc, đó là nhà Hạ, Chu, nhưng Thục thuộc bên ngoại, vì vậy mà Hùng Vương đã lấy tên Thục Phán khi thực hiện kế sánh “ve sầu thoát xác”; đồng thời giao quyền cho phụ nữ hay bên ngoại, như tôi đã trình bày trước, mục đích của việc làm này là gợi ý cho con cháu về sau biết được nguồn gốc của dân tộc mình, vì vậy truyện họ Hồng Bàng mới viết: Đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới hồ Động Đình, nam tới Hồ Tôn Tinh.
Do Chu, Việt, Thục, có chung cội nguồn, nên khi Hùng Vương đổi thành An Dương Vương, kèm theo cái tên Thục Phán 蜀泮 là ngụ ý rằng, Thục 蜀 giờ đây đã 泮 tan rã như Việt. (泮 nghĩa là tan rã). Vì năm 316 TCN, Tần Thủy Hoàng đã tận diệt nhà Thục, tiếp tới năm 256 TCN người Chu Việt cùng chung số phận như người anh em.
Như đã trình bày, hầu hết các bài viết của tôi đều căn cứ vào kinh dịch và truyền thuyết, có thể nói đây là một hướng đi quá xa lạ đối với những người nghiên cứu về cổ sử tộc Việt, bởi vì nó không tương thích với những gì phương bắc tuyên truyền hơn 2000 năm qua: Kinh dịch và chữ Nho là của người Hán, và điều đó đã được phần đông người Việt chấp nhận như là chân lý. Theo tôi, có thể vào thời điểm trở về nam, tổ tiên đã nhận thức được rằng, sách vở và lịch sử ở Trung Nguyên rồi sẽ bị san định theo trật tự ngôn ngữ của họ, qua đó làm cho người Việt khó truy tìm về nguồn gốc của mình, chỉ duy nhất thông tin về nguồn gốc người Việt, được tổ tiên cài đặt vào hệ thống kinh dịch là họ không thể thay đổi được mà thôi. Do đó công việc đầu tiên của tổ tiên là ghi lại một cách hệ thống kinh dịch bằng hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ; đồng thời lưu hành câu chuyện họ Hồng Bàng. bởi vì cả hai có nội dung và mục đích giống nhau, đó là nói về nguồn gốc người Việt.
Đặc biệt trống đồng Ngọc Lũ, một thông điệp của tổ tiên gởi lại cho con cháu, đã trôi dạt, ẩn dưới lòng đất trên 2000 năm, giờ đây nằm giữa thủ đô, và đã trở thành quốc bảo. Có thể nói đây là một kiệt tác, không những đối với người Việt, mà cả nhân loại, bởi vì bên cạnh kĩ thuật và mĩ thuật, trên ấy tổ tiên còn viết hai cuốn kinh dịch bằng ngôn ngữ hình ảnh, qua đó thể hiện nguồn gốc người Việt và hai hệ thống triết học: Bản thể luận và Hiện tượng luận. Đây là câu trả lời cho câu hỏi căn để của mọi trường phái triết học và tôn giáo, đó là “Con người và vạn hữu sinh ra từ đâu? Chết đi về đâu? Chưa có một cổ vật nào trên thế giới có được điều đó. Tất cả nội dung đó tôi đã trình bày một cách hệ thống trong cuốn “Đi tìm nguồn gốc người Việt qua kinh dịch và truyền thuyết”.
Từ lâu, trống đồng Ngọc Lũ đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu trên nhiều mặt, nhưng có thể do mặc định kinh dịch và chữ Nho là của phương bắc, nên vấn đề này không được đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Cho nên khi tôi công bố kết quả của mình trước rất nhiều người có tiếng nói trong lãnh vực này, hầu hết mặc nhiên phủ nhận mà không cần phải thẩm định, có thể họ nghĩ rằng những gì phương bắc tuyên truyền hơn 2000 năm qua là chân lý, từ đó họ đã biến mình thành kẻ tuyên truyền giúp cho kẻ cướp văn hóa của dân tộc mình một cách vô thức, đó là điều đáng buồn cho văn hóa nước Việt. Tôi nghĩ rằng những người có trách nhiệm với lịch sử nước nhà, nhất là vấn đề nguồn gốc tộc Việt, nên quan tâm đến vấn đề này, bởi vì làm như thế đây mới là những gì tổ tiên muốn gởi đến cho hậu thế./.
Viên Như
Đà Lạt. Một lần đi là vĩnh viễn con tàu, 2023
Hình ảnh thêm về Thục Phán – An Dương Vương