Tháng 4/2021, Bộ Tài Chính ban hành dự thảo Thông tin quản lý tiền công đức đã bị Tăng Ni Phật tử phản đối mạnh mẽ vì nội dung của dự thảo hoàn toàn bất lợi cho Phật giáo. Vì các cơ sở, di tích Phật giáo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, nếu thông tư được ban hành. Đến ngày 28/5/2021, Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra công văn góp ý dự thảo thông tư của Bộ Tài Chính. Đến nay, làn sóng phản đối của Tăng Ni Phật Tử trong và ngoài nước vẫn chưa dừng lại. Vì nội dung của dự thảo này chẳng hề tác động đến các tôn giáo khác, do cách dùng từ của dự luật chỉ nhắm vào "tiền công đức" của nhà chùa, chứ không đề cập đến "tiền dâng, tiền lễ" tại nhà thờ.
Ngày 2/7/2021, dư luận tiếp tục phản đối bài viết của TS Nguyễn Thị Hậu, đăng trên báo Người Lao Động với nhan đề: Giữ Gìn Di Sản Đô Thị Sài Gòn - TP. HCM, bài báo chủ yếu đề cập đến các công trình Công giáo như: Nhà thờ Đức Bà, Chủng viện Thánh Giuse, Nhà thờ Huyện Sĩ, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc… nhằm công nhận các cơ sở là là các "công trình di sản" mà Tp.HCM phải có trách nhiệm bảo tồn. Dù bao biện bởi các tính chất truyền thông, khoa học, kinh tế nhưng hoàn toàn thiếu tính "văn hoá lịch sử", bởi đây là nguy cơ Ki Tô Hoá song song với phong trào lật sử của những tri thức vong bản.
(https://nld.com.vn/.../gin-giu-di-san-do-thi-sai-gon-tp...)
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". Mà lịch sử của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Cho nên, bất kỳ công trình vật thể và phi vật thể nào, liên quan đến lịch sử xâm lược của thực dân pháp, hoặc truyền bá tư tưởng chống lại chính Dân tộc ta, thì phải gọi là phi văn hoá.
Như Linh Mục Alexandre de Rhodes từng vận động Pháp đánh Việt Nam, ( http://tongiaovadantoc.com/.../cong-giao-viet-nam-co-ho...)
Vậy mà đến nay, tại Tp. HCM vẫn còn đặt tên đường Alexandre de Rhodes, trong khi năm 2019 nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước đã lên tiếng phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng. Vì công trình chữ quốc ngữ chẳng phải của Alexandre de Rhodes sáng tác, đó chính là nổi nhục đã vinh danh bọn gián điệp bán nước, chẳng khác nào nối giáo cho giặc.
Trước đó, năm 2009, Tăng Ni Phật Tử đã phản đối việc đề nghị dựng tượng giáo sĩ thực dân Alexandre de Rhodes tại Hà Nội nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đủ thấy, việc đề nghị đưa các nhà thờ trong giai đoạn Pháp thuộc lên làm di sản văn hoá nhằm để cải biên lịch sử, phục vụ cho sách lược thôn tín đồng hoá dân ta, theo tinh thần Ki Tô Hoá, hay đây là chiến lược bành trướng của Vatican?
Năm 2007-2008, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, nhằm kích động giáo dân tranh chấp khu đất ở số 42 Nhà Chung, Hà Nội. Tuy nhiên, đây là một phần của Chùa Báo Thiên, đã bị Thiên Chúa Giáo dựa vào chính quyền thực dân Pháp xoá bỏ Chùa Báo Thiên để xây dựng Nhà thờ Lớn. Do vấp phải sự phản đối của Phật giáo, nên Công giáo không có cơ sở để đòi lại. Như vậy, làm sao để có cơ sở công nhận Nhà thờ Đức Bà là di sản văn hoá, như ý kiến của TS. Nguyễn Thị Hậu, trong khi đó cũng là công trình ăn cướp của Phật giáo?
Tiền thân của nhà thờ Đức Bà là ngôi chùa QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG do Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc thành lập năm 1744, đến năm 1802 vua Gia Long cho trùng tu, đến năm 1832 vua Minh Mang đặt tên là QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG TỰ, trong thời gian Pháp đánh vào Gia Định thì chính linh mục Lefebvre phá bỏ ngôi chùa và tu sửa thành nhà thờ cho người Pháp đi lễ. Như vậy, TS. Nguyễn Thị Hậu nghĩ sao nếu Tăng Ni Phật tử phản đối khi đó là chứng tích chiến tranh và xâm thực văn hoá bản địa?
Hiện tượng các chương trình truyền hình thay dần biểu tượng Tp. HCM là chợ Bến Thành bằng hình ảnh Nhà thờ Đức Bà tức là đã tôn vinh các giá trị phi đạo đức, văn hoá, thậm chí tạo ra sự bất bình đẳng, thiếu tôn trọng đối với cộng đồng Phật giáo. Bản chất tôn vinh Alexandre de Rhodes tại Hà Nội, Đà Nẵng hay Nhà Thờ Đức Bà tại Tp. HCM đều phi giá trị lịch sử. Trái lại đó là ngầm hiệp thông với bọn lật sử, bán nước, nhằm rửa sạch tội lỗi của Công Giáo với Dân tộc Việt Nam, khi họ còn nợ đồng bào ta một lời xưng thú.
Hơn nữa, nếu nói các cơ sở đó là di sản văn hoá của cộng đồng công giáo, thì cần phải biết họ đang rao giảng điều gì qua hai bài kinh nguyện hoàn toàn phản bội Dân tộc, vong bản, phi văn hoá như: "Kinh dâng mọi người Việt Nam cho Đức Mẹ Chúa Trời" và "Kinh dâng nước Việt Nam cho trái tim Mẹ". Điều ấy, đã nói lên sự phi lý, nhồi sọ phản quốc, trái hẳn với tứ trọng ân của Phật giáo.
Theo Luật di sản văn hoá 2001: "Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các Dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta".
Thử hỏi những đoạn Thánh kinh như thế làm sao có thể tiến tới trở thành di sản văn hoá Dân tộc? Những nơi truyền dạy sự trung thành với ngoại giáo, chống lại lịch sử văn hoá Dân tộc, được hình thành từ sự ăn cướp của Phật giáo, tại sao đủ điều kiện để công nhận Di Sản Đô Thị? Nếu năm 2007 Phật giáo đứng ra đòi lại chùa Báo Thiên nhằm phản đối sự vô lý của cộng đồng Thiên Chúa Giáo thì hiện tại Phật giáo vẫn có thể đứng ra đòi lại Nhà Thờ Đức Bà nếu được công nhận là Di Sản Văn Hoá.
Không thể viện lý do bỏ qua những dị biệt bất đồng quan điểm của các hội thảo, tiến sĩ vong bản mà hợp thức hoá những gì đi ngược lại sự an nguy của Dân tộc. Càng không thể viện lý do vì lợi ích kinh tế khai thác du lịch mà phản bội lịch sử Dân tộc.
Chẳng lẽ, hơn 2000 nghìn năm Phật giáo đồng hành với Dân tộc so với vài trăm năm lót đường cho thực dân Pháp xâm lược của Ki Tô giáo, ngót 400 năm khai phá Sài Gòn (1962), 46 năm Sài Gòn - Tp. HCM, chẳng có một ngôi chùa nào xứng tầm di sản trong giai đoạn Pháp thuộc? Tại sao lại đề nghị quy hoạch chính ngay ngôi nhà thờ đã từng ăn cướp của Phật Giáo nhằm giữ gìn và phát triển? Trong khi đó là trách nhiệm của Ki Tô Hữu dù có công nhận là di sản hay không.
Để đảm bảo tính công bằng theo luật tôn giáo, chư Tăng Ni Phật Tử vẫn tiếp tục phản đối thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, cũng phản đối đề nghị của Báo Người Lao Động khi tôn vinh Nhà Thờ Đức Bà thành Di Sản Văn Hoá Dân Tộc. Đó chỉ là biểu tượng tội ác xâm thực văn hoá của cộng đồng Công Giáo đối với Phật giáo. Không thể lấy đó làm biểu tượng thay cho Tp.HCM, vì xúc phạm nghiêm trọng đến cộng đồng Phật giáo và Dân tộc. Chúng tôi ủng hộ hoà hợp tôn giáo nhưng không chấp nhận lãng quên lịch sử. Tại sao Tp. HCM chưa xoá bỏ tên đường Alexandre de Rhodes mà lại tiếp tục đánh đổi lịch sử?
Lý Diện Bích
Hình ảnh thêm về TỪ DỰ THẢO THÔNG TƯ QUẢN LÝ TIỀN CÔNG ĐỨC CỦA BỘ TÀI CHÍNH ĐẾN KIẾN NGHỊ GIỮ GÌN DI SẢN ĐÔ THỊ SÀI GÒN - TP.HCM