Sau 30/4/1975, Miền Nam Viêt Nam, bên cạnh sự thay đổi “toàn diện” bao gồm tên phố, địa danh hành chính, ngôn ngữ, hệ thống chính trị - luật pháp, còn có sự xuất hiện một loạt mốc kỷ niệm mang tính chính trị vốn chưa từng có trước đây, như ngày báo chí 21/6 hàng năm.
Ở Viêt Nam ngày nay, báo chí là một công tác của Đảng cầm quyền: công tác tư tưởng. Các toà soạn báo lớn bé đều tổ chức cấp ủy lãnh đạo, định hướng; các thành viên quan trọng trong ban biên tập đương nhiên phải là đảng viên cộng sản, và cả một số phóng viên, họ “ được” thấm nhuần đường lối chính sách của đảng trong làm báo và đấy là kim chỉ nam của ngòi bút, bàn phím. Hiện trạng ấy là một trong những nội dung của sự lãnh đạo triệt để của đảng cộng sản với xã hội, các lĩnh vực đời sống vật chất và tư tưởng. Điều đó tạo nên khác biệt rất cơ bản giữa báo chí Viêt Nam và đồng nghiệp ở các quốc gia còn lại của thế giới, nơi không do đảng cộng sản lãnh đạo. Mức độ khác biệt đến mức khiến các nhà báo đào tạo ở Viêt Nam, làm báo ở Việt Nam sẽ khó khăn hay không thể làm báo trong môi trường xã hội khác không cộng sản và ngược lại, các nhà báo nước ngoài sẽ khó hay không thể thích nghi môi trường tác nghiệp ở Việt Nm
Vai trò nhà báo ở Viêt Nam cộng sản rất rõ ràng: đưa tin viết bài nhằm mô tả hiện thực XHCN tươi đẹp, tôn vinh tập thể cá nhân tiên tiến trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, phổ biến chủ trương chính sách, hướng dẫn quần chúng thực hiện, dập tắt và định hướng dư luận không chính thống, trái chủ trương... Những ý tứ này xa lạ với hành trang nghề nghiệp báo chí tất cả các nước, trừ các nước cộng sản.
Nhà báo ở Việt Nam thu nhập rất thấp, những người làm báo nghiệp dư càng hiu hắt hơn do chế độ thù lao nhuận bút vốn xây dựng trên quan điểm qui về giá thóc thời bao cấp, những hào, xu .... Điểm qua chút thực tế: lương một nhà báo bình thường không thuộc hàng lãnh đạo ở toà soạn bình thường, như tuần báo Giác Ngộ TP HCM chừng hơn 3 triệu VND)/ một tháng, rất kém so với chỉ phí sinh hoạt làm việc một chốn củi quế gạo châu. Còn nhuận bút, dù đã có nhiều thay đổi theo hướng tốt hơn trước nhưng vẫn ... đói và phi lý so với lao động nghề báo vốn rất nhọc nhằn, hiểm nguy, tốn kém: các toà soạn hàng đầu có doanh thu tốt do quảng cáo, đông đảo bạn đọc, số lượng phát hành lớn, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNE ( báo điện tử tin nhanh VN)... trả nhuận bút có tính khích lệ người làm báo, cộng tác, bù đắp sức lao động và chi phí đã bỏ ra, hàng triệu hay hàng trăm nghìn một tin bài ngắn, tính theo số từ. Tuy nhiên, trong mấy trăm toà báo từ TW đến địa phương, ngành, hội đoàn thể, toà soạn chi trả nhuận bút như thế đếm không đầy số ngón trên một bàn tay do làm nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền là chính, không bán được báo hay bán lỗ vì tồn lưu nhiều, không khai thác kênh quảng cáo được, độ hấp lực yếu, báo có khi sống bằng hỗ trợ của ngân sách ngành hay địa phương, làm chiếc loa truyền thông cho ngành hay địa phương nuôi nó. Tình hình này phổ biến ở Viet Nam.
Do sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, hành nghề báo chí chính danh đúng nghĩa từ khó đến nguy hiểm hay rất nguy hiểm, một và chỉ một tin bài hình ảnh chệch chuẩn, ra khỏi đường lối định hướng phục vụ Đảng, phơi bày hiện thực trần trụi, nếu xuất bản, hậu quả nhãn tiền đến với nhà báo tác nghiệp, cộng tác viên, biên tập trực tiếp và ban biên tập, lãnh đạo tờ báo. Trường hợp nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ là điển hình và không phải duy nhất.
VN thuộc nhóm quốc gia có tên trên các “ xếp hạng” đáng xấu hổ về tự do báo chí, cùng các quốc gia cộng sản khác như TQ và Bắc Triều Tiên... Sách nhiễu, đàn áp nhà báo ở Viêt Nam có muôn màu sắc và có thể khiến các điều tra vất vả để chứng minh hay khó hình dung với các nhà báo ngoại quốc. An ninh, cảnh sát, dân phòng, tổ tự quản có thể dùng tiểu xảo để cản trở tác nghiệp nếu nhà báo lọt hợp lệ vào khu vực tác nghiệp mà nhà chức trách không thể cấm đoán từ đầu: liên tục tra hỏi giấy tờ gây căng thẳng, tạo sự cố điện, mất mát liên tục hay dấu hiệu lục soát với máy ảnh, máy ghi âm... Các chương trình sự kiện đã công bố bị thay đổi âm thầm khiến phóng viên mất phương hướng tiếp cận, rồi va đụng, phiền toái ở khách sạn, bưu điện, ngân hàng, đường truyền internet.... Tự do báo chí ở VN có nhiều trên giấy, các tuyên bố, có ít hay không có trong thực tế đơn giản vì Đảng không muốn dân chúng hay bên ngoài biết sự trần trụi của đất nước mà phải chấp nhận những mô tả màu hồng của Đảng là chân lý, báo chí đúng nghĩa là kẻ thù của nỗ lực bưng bít ngu dân ấy.
Vậy thế nào là báo chí đúng nghĩa, và tự do báo chí là gì?
Báo chí đúng nghĩa nói, viết, ghi hình, ghi âm, chuyển tải sự thực như nó đã đang diễn ra đến đại chúng, không nhằm mô tả thiên lệch phục vụ quyền lợi của bất kỳ ai, giới giàu có hay quyền lực, sự thực là mục đích duy nhất của tác nghiệp báo chí.
Ngoài ra, báo chí phụng sự các giá trị đạo đức, luật pháp, lý tưởng về công bằng, bình đẳng, tự do, nhân quyền.... Ngòi bút làm báo phản ảnh hiện thực và hướng đến giá trị nhân văn cao đẹp. Nhà trường báo chí đào tạo như thế ngoài kỹ năng nghiệp vụ, và công chúng cần như thế. Những giáo trình “ đào tạo” nghề báo ở VN bây giờ, về CNXH khoa học, lịch sử đảng cộng sản, tư tưởng HCM... là không đụng hàng, không giống bất kỳ giáo trình ngành báo chí nào trên thế giới, ngoài CHND Trung Hoa, CHDCND Triều Tiên... Cho nên nếu nói nhà báo ở VN không phải nhà báo, họ là cán bộ tuyên truyền, là nói có căn cứ.
Quốc tế có khái niệm báo chí cộng sản ở Viêt Nam là báo quốc doanh, lề phải chuyên tô hồng bóp méo sự thực theo chỉ đạo của đảng cũng có cơ sở thực tế.
Khái quát, hệ thống báo chí Viêt Năm gồm báo TW như Nhân dân, Quân đội nhân dân, VOV, VTV; các báo của bộ ngành, đoàn thể. 63 tỉnh thành phố đều có tờ báo của đảng bộ địa phương cùng đài phát thanh truyền hình, các huyện thị xã có đài truyền thanh cũng thuộc “ báo chí cách mạng”. Dù trả lương thấp, nhưng do số lượng đông đảo nhân viên cùng cơ sở, tài chính phải chỉ tiêu nuôi nấng, mua sắm, bảo dưỡng hệ thống trên là khủng khiếp nếu tính trên bình diện kinh tế một nước nghèo như Viêt Nam nhưng lại không đem lại lợi ích gì cho dân chúng đóng thuế, chỉ phục vụ đảng theo lối tư duy thời chiến. Như một đội quân thực thụ, khi có sự kiện chính trị như đại hội đảng, từ Hà Nội đến hết thảy tỉnh thành huyện thị vùng sâu vùng xa đồng loạt điệp khúc y chang theo chỉ đạo của cơ quan tuyên giáo TW, chưa hết, các tờ báo in báo mạng lặp lại đúng như thế như một chiến dịch marketing hoành tráng cho một sản phẩm nào đó của công ty nào đó nhằm tạo hiệu ứng mong muốn với quần chúng. Đấy là công việc chính và cũng là duy nhất của “ báo chí” ở Viêt Nam Hoàng Khương không hứng thú với dàn đồng ca ấy, anh kỳ công săn hình ảnh, chứng cứ cảnh sát giao thông ăn hối lộ khi làm nhiệm vụ, đi chệch khỏi đường ray đảng lập trình cho báo chí cách mạng và phải đứng ở vành móng ngựa.
Tình hình bế tắt ấy, sự lập trình chính trị trong đào tạo, cơ chế làm việc, vai trò của các cấp ủy đảng ở các toà soạn, sự làm việc mẫn cán của cơ quan an ninh, khiến nhu cầu biết sự thực của dân chúng không được đáp ứng, do đó đời sống thông tin hành lang, truyền miệng, thông tin vỉa hè ở Viêt Nam rất thịnh, như sự bù đắp. Người ta có thể biết nhiều tin động trời với độ chính xác cao đến kỳ lạ không từ VTV hay VOV, báo Nhân dân hay TTXVN!
Và sẽ rất hời hợt nếu bớt qua vai trò to lớn của các hãng tin quốc tế có uy tín vốn gắn bó làm tin ở Viêt Nam và cho người Việt vượt qua thế kỷ, qua chiến tranh đến tận bây giờ, trung thành thiên chức nghề báo, cung cấp thông tin nhanh nhạy chính xác, phân tích sâu sắc, qua các hãng tin ấy người Việt biết đến một nghề báo cao quý, tinh tế, đích thực: BBC, VOA, RFI... Tất nhiên, đảng cộng sản Viêt Nam không đồng ý như thế, họ luôn luôn lên án bài xích các cơ quan truyền thông kia như kẻ thù nguy hiểm và họ có lý như có lý khi bắt Hoàng Khương. Nếu không có dòng tin kiên trì chính xác không ngừng nghỉ một ngày nào từ BBC, VOA hay RFI, từ khi chưa có mạng internet, dân chúng VN không có cách chi biết sự thực trong môi trường tin tức bị thắt chặt, mọi thứ bị đóng dấu mật hay tuyệt mật để làm rào chắn che giấu sự thực.
Ngoài cũng cấp tin tức và phân tích có giá trị, các hãng tin quốc tế thông qua một thứ tiếng Việt đẹp, chuẩn mực, giàu trú tuệ, bằng thái độ trân trọng tiếng Việt, khả năng dụng từ tinh tế, trình độ tốt, đã giữ gìn giá trị Việt ngữ, một giá trị bị đảng tàn phá vụn vỡ trong nỗ lực văn hoá với sản, một giá trị mà hàng trăm tờ báo đỏ không nắm được căn bản, sử dụng tùy tiện cẩu thả.
Những thống khổ của nhân dân thời hậu chiến, cường hào ác bá và tư sản đồ hoành hành, tình cảnh ở các trại cải tạo, nhà tù, làn sóng vượt biên, tình trạng tham nhũng tràn ngập và tội phạm .. dân chúng biết không phải nhờ hệ thống báo chí cỉa đảng cộng sản.
Xa lộ thông tin, mạng xã hội đã mở toang một cánh cửa lớn phá vỡ bế tắt của sự toàn trị cả về tư tưởng, ngăn sông cấm chợ thông tin, một thay đổi không đến từ sự cởi mở dân chủ của nhà cầm quyền, đến từ cách mạng công nghệ của thế giới. Bất chấp đảng trăm nghìn phương pháp kiểm soát trừng phạt, mạng xã hội, xa lộ thông tin vẫn có đóng góp lớn lao cho dân chủ, lấp vào khoảng trống hình thành truyền thông xã hội- làm báo đúng nghĩa, làm lung lay trận địa tư tưởng của Đảng, bẽ bàng hàng trăm toà soạn quốc doanh. Đấy là cái mới lớn lao làm thay đổi nghề báo ở VN từ định nghĩa, khái niệm đến qui mô và phương pháp. Thay vì lạng lách chữ nghĩa hàm ngôn hiển ngôn, nói khẽ nói thầm ở hành lang, vỉa hè, ngày nay quần chúng nói về tất cả trên các trang mạng xã hội, không thể bưng bít được, nền độc tài toàn trị bị rung lắc, từ hằn học đến sợ hãi.
Báo chí phật giáo VN có một lịch sử, và làm báo phật giáo khó chồng khó trong xã hội vừa cưỡng bức ngòi bút vừa báng bổ trời phật thánh thần với tôn giáo ngang thuốc phiện trong học thuyết mác xít, khó viết, khó ghi hình, khó xuất bản, khó tất. Nhưng bài toán nào cũng có cách giải, càng khó càng thôi thúc những ngòi bút nhiệt tâm?
Làm báo phật giáo đòi hỏi nhiều, về đạo đức. Nghề báo phật giáo tôn trọng sự thực như sinh mệnh và đấy thuộc về một giới trong ngũ giới, ở cửa thiền, người cầm bút phải biến nghề nghiệp ở VN đồng bào dè bỉu “ nói láo nói thêm” thành nghề nghiệp cao cả như vốn vậy, chính mạng, chính danh, chính ngữ, chính nghiệp. Từng câu từng chữ từng khuôn hình đều mang giá trị cửa thiền, chân xác tuyệt đối, phụng sự sự thực, công lý, đạo đức. Khó? Vâng, vô cùng khó trong một hoàn cảnh xã hội bộn bề đa đoan.
Mấy ngày nữa, 21/6, VN ầm ĩ kỷ niệm ngày báo chí cách mạng trong dịch và có lẽ bất chấp dịch bệnh đang vào cao trào, cờ hoa chúc tụng sẽ ầm ào ở mấy trăm toà soạn khắp cả nước, những mỹ từ sẽ lại xài nhiều trừ những tiếng xấu như lề phải, quốc doanh....
Người Việt chân chính, và mọi người chân chính khắp nơi nghĩ về nghề báo khác cộng sản, họ không có ý niệm về ngày 21/6, và không có lý do gì mất thời gian cho một ngày xa lạ như vậy.
Viết từ VN, 18/6/2021
Nguyễn Thành Công
Hình ảnh thêm về Trăn trở cùng ngày 21/6