Làm truyền thông phật giáo, để có tư liệu thực tế, trãi nghiệm, cảm xúc viết bài, tôi phải đi khá nhiều đến các cơ sở Phật giáo: từ những am cốc, niệm Phật đường heo hút giữa đồng lúa ở đồng bằng thấp vùng Bạc Liêu đến các thiền viện bề thế kiến trúc trong lòng thành phố lớn hay trong bạt ngàn cây xanh miệt Đồng Nai, hoặc vùng đồi Đông Bắc...
Gọi rằng đi nhiều, song về con số hơn một vạn ngôi chùa Phật ở VN, những nơi hữu duyên đến thực ít ỏi.
Phật giáo VN, với các hệ phái mang khác biệt về kiến trúc chốn tu học, cả tu phục và các tập quán, truyền thống riêng song đều cùng một con đường giác ngộ, một giáo lý, một giáo hội, chùa lớn chùa bé, ở đồng bằng hay vùng đồi núi, thuộc Nam Tông hay Bắc Tông, đều trao dồi lời Phật, phụng thờ một Đức Thế Tôn, do nhân duyên mà có hạ tầng vật chất, đặc điểm đạo tràng, vùng đất làng xã toạ lạc riêng.
Đại Tòng Lâm ở Tân Thành, Bà Rịa -Vũng Tàu mênh mông các toà kiến trúc; thiền viện Thường Chiếu ở Long Thành _ Đồng Nai dạo một vòng chiêm ngắm đã mỏi chân, ngự trong khu vực rộng tập trung các cơ sở phật giáo gồm nhiều ni viện, tịnh thất...
Trên đường vân tập, không ít lần nghe chuyện cảm thán chùa to chùa nhỏ, không ít phiền não.
Giá trị Đạo Phật không thể lượng định cân đo bằng các cách thông thường, giá trị ở tinh tấn, giác ngộ, thấm nhuần Phật pháp. Chùa to chùa nhỏ, dựng ở chỗ thấp hay cao, “ giàu” hay “ nghèo”, ít hay nhiều tu sĩ... hết thảy do nhân duyên, không thể luận định chùa này “linh” hơn chùa kia, “ giàu” hay “nghèo” hơn... Chùa nào cũng một tam bảo, giá trị ở trang nghiêm thanh tịnh, tinh tấn. Như đã viết, luận định độ to nhỏ một ngôi chùa theo cách cân đo một doanh nghiệp, công ty với các phép tính kinh tế học, toán học, thống kê.. là không hiểu biết, hàm hồ, có tội.
Rất nhiều ngôi chùa thuở khai sơn tạo tự chỉ là một am tranh đơn sơ, một thảo am với đèn dầu, rau dưa khổ hạnh, kệ kinh, và _ quan trọng_ niềm tin kính Phật sắt đá, sự miên mật hành trì, độ biết bao người hữu duyên, không ai cho đấy là “ ngôi chùa nhỏ”. Biết bao bậc danh tăng khả kính gắn sự nghiệp tu học ở những thảo am kia. Và ai ai cũng tường lịch sử Phật giáo: Đức Phật ra đi bỏ lại sau lưng cung điện vàng son, để giác ngộ ở cội bồ đề, chốn thiêng ấy không hề “ nhỏ”.
Có một trãi nghiệm đau lòng: ở tỉnh nọ, vị thượng toạ trưởng ban dính xì căng đan tủi hổ cho tăng đoàn về nhiều thứ, từ tài chính đến phạm giới, ầm ĩ. Giáo hội phải xử lý, vị giáo phẩm kia phải ẩn thân. Nhưng có bậc trú trì hẳn hoi lại cao giọng sang sảng bênh vực ,” thủ trưởng” cũ: thượng toạ đã có công xin phép, vượt qua các thủ tục nhiêu khê để xây mới bao nhiêu ngôi chùa, còn ai xứng đáng hơn? Chuyện này đau với một phật tử không khác một vết chém. Phật giáo không phải vậy, công hạnh không tốt, phạm giới, làm nhục tăng đoàn, phạm pháp, thì dù có công xây một vạn ngôi chùa chỉ là công với các vựa vật liệu, thầu xây dựng hay...
Luận định giá trị phật giáo, tự viện, đạo tràng không phải theo các con số như vị tỳ kheo ni kia, tội với Phật, với đại chúng. Với lối tiếp cận Phật giáo như thế, quý ni sẽ trú trì ra sao, hướng dẫn đạo tràng cách nào đúng ý Phật, tu học thành tựu? Chùa của quý ni xây sửa liên tục, bảng kêu gọi dựng ở mọi nơi, vôi vữa xi măng cát đá lúc nào cũng có! Đường đến Phật, đến giác ngộ, không xây bằng xi măng.
“ Thủ trưởng” hiện tại của quý ni kia lại hướng dẫn phật tử cúng hương hoa trà quả phải loại ngon, nhanh loại thơm, “ như tấm lòng mình với Phật”. Phật không dạy vậy bao giờ. Thân thể sạch sẽ, tâm thanh tịnh, lòng lành, niệm sâu nam mô a di đà Phật tận đáy lòng trước tam bảo ở am tranh, không hương hoa trà quả “ loại ngon”, không một nén nhang, vẫn có cơ hội tương tác tâm linh với Phật.
Phật ra đời vì đại sự nhân duyên, vì hạnh phúc số đông, độ hết chúng sinh không phân màu da sắc tóc, giai cấp... Đại nguyện của người tu bịlà vậy. Ở đâu cũng là đất Phật, bất luận chùa nhỏ chùa to, trên cao hay dưới thấp, hay ở một mái tranh nghèo, một tàng cây _ như điển tích ngộ Đạo nổi tiếng của Đức Chí Tôn dưới cội bồ đề.
Tu là khổ hạnh, thông quá khổ hạnh công phu thiền định giới luật để đạt ngộ, giải thoát chứ không tìm hạnh phúc phàm tình của thế gian qua lợi dưỡng, tiện nghi, phòng ốc sang trọng...
Chuyện đó ai cũng biết.
Nguyễn Thành Công
Hình ảnh thêm về Ở đâu cũng là đất Phật