Tuy nhiên, có rất nhiều khác biệt cốt lõi trong cả hai loại hình triết học này. Chẳng hạn, Phật giáo không quy định bất cứ loại tu sĩ hay nghi lễ nào. Những giá trị hạt nhân của Phật giáo cũng không cần phải có bất cứ vị thần nào (bao gồm của Đức Phật Gô-ta-ma) trong khi Ấn Độ giáo có đến ít nhất 33 triệu vị thần.
Luân hồi trong Phật giáo. (Nguồn: Himalayan Academy Publications)
Ngoài sự khác biệt thì hai ý thức hệ này cũng có những điểm chung theo nhiều cách khác nhau. Một trong những điểm tương đồng nổi bật nhất là sự tồn tại của luân hồi – ý niệm về cuộc sống sau khi chết. Tuy nhiên bản thân sự tái sinh trong Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng không giống nhau.
Luân hồi trong Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo không dạy về sự tái sinh của một tồn tại vật chất mà là sự tái sinh của tâm hồn nội tại, hay còn gọi là “atma” (tiểu ngã – ND). Atma là thực thể được tái sinh và nó có thể nhận bất cứ hình thức nào của đời sống – con người, động vật, cây cỏ hoặc thậm chí là những chất vô cơ. Ý nghĩa này của một chu kì phổ quát sinh – diệt được gọi là “samsara” được phát triển ở Ấn Độ vào khoảng năm 1.500 trước công nguyên. Samsara nghĩa là nghiệp. Nghiệp không chỉ gồm những hành động hiển hiện mà còn có thể là những suy nghĩ nội tâm, niềm tin hay thiếu hiểu biết. Nghiệp tạo ra càng nhiều trong thời kì samsara thì xác suất đạt đến “avatar” (hiện thân – ND) càng giảm trong thời kì tái sinh.
(Nguồn: Himalayan Academy Publications)
Ấn Độ giáo cũng cho rằng tâm hồn được tái sinh không chỉ để trả nợ cho nghiệp xấu mà còn để hưởng phúc vì những hành động tốt đẹp cũng như để đạt được những ham muốn chưa thành đối với người khác hoặc vật khác, chẳng hạn dục vọng, thế giới vật chất (“maya”). Bởi vậy, để được giải thoát khỏi samsara ta cần phải từ bỏ mọi maya, mọi vui thú trần tục và dục vọng. Khi một linh hồn không còn dục vọng nó sẽ đạt đến “moksha” (giải thoát – ND), tồn tại siêu việt vĩnh viễn.
Tái sinh trong Phật giáo
Phật giáo không tin vào thuyết luân hồi mà tin và tái sinh. Phật giáo khác hệ tư tưởng Ấn Độ giáo ở chỗ họ không tin linh hồn là bất hoại hay vĩnh cửu. Về bản chất, không có gì băng qua cuộc đời, cái chết hoặc sự tái sinh. Thay vào đó, tất cả mọi năng lượng và vật chất được coi là phổ quát và trở về vũ trụ sau khi chết. Năng lượng và vật chất từ vũ một lần nữa cùng nhau tạo ra một sinh thể mới. Năng lượng này được cho là ý thức hay nguyên lý sáng tạo trong sự sống.
Giống như moksha, một trạng thái siêu việt cũng tồn tại trong Phật giáo trong đó tất cả mọi người được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Thế giới đó được gọi là “Nirvana” (Niết Bàn), đạt được sau khi giải phóng bản thân khỏi mọi ham muốn vật chất và tâm lý. Càng có một cuộc sống ít tội lỗi càng có nhiều cơ hội tái sinh với một thể thức cao hơn. Một cách mặc định, ý thức tiến bộ đem đến lợi thế giải phóng bản thân khỏi dục vọng và đạt đến Niết Bàn.