“Có nhiều sự liên hệ cho thấy gia đình của chúa Jesus Christ như cha mẹ đã đến định cư tại Nazareth, và lần trở lại Nazareth thì chúa Jesus Christ đã 30 tuổi. Trong thời gian mất tích thì chúa Jesus Christ đã tiến bộ rất nhiều về kiến thức và sở chứng của mình,” Kent Walwin, một nhà làm phim ở nước Anh nói với IANS.
Một tác phẩm gần đây nhất của Walwin đoạt giải thưởng Nghệ thuật, Văn hóa, Giáo dục Dayawati Modi vào năm 2009 là “Bé Jesus: Những tháng năm mất tích”, mô tả cuộc đời vị giáo chủ này mà không thấy viết trong bộ Phúc Âm (Gospels).
Theo Walwin thì bộ phim của ông dựa vào bộ Apostolic Gospels đã nói rằng chúa Jesus đã đến vùng Tây Á khi ngài khoảng 13-14 tuổi.
Phần đầu của bộ phim dựa vào bộ Phúc Âm và phần thứ hai của bộ phim thì dựa vào “tài liệu thực tế”, nhà làm phim này nói như vậy.
Có rất nhiều chứng cứ chúa Jesus đã liên quan đến Ấn Độ.
Năm 1894, một bác sỹ người Nga là Nicolas Notovitch, xuất bản cuốn “Những Điều Chưa Biết Của Christ” (The Unknown Life of Christ), mô tả hành trình vĩ đại của chúa Jesus đi học đạo ở Afghanistan, Ấn Độ và Tây Tạng.
Trong chuyến tham học này của chúa Jesus, ngài đã đến Leh, một thủ đô của tiểu vương quốc Ladakh, và thỉnh thoảng đến ở một tu viện Phật Giáo ở Hemis lúc này chúa bị gãy chân.
Ở tu viện Phật Giáo, chúa đã được ghi lại trong hai tài liệu lớn giấy màu vàng bằng tiếng Tây Tạng, “Cuộc Đời của Thánh Issa” (The Life of Saint Issa). Chúa Jesus được xem như một vị thánh có tên là Issa – hay con của thần – do các học giả Vệ-đà là những vị thầy dạy chúa Jesus và ghi lại trong các thánh điển.
Notovitch ghi lại 200 khổ thơ từ những tài liệu trên trong bài báo của ông mô tả suốt hành trình của chúa Jesus. Tài liệu này về sau tạo nên một sự xôn xao trong dư luận phương Tây.
Những vị sư trong tu viện ở Hemis tọa lạc trên một ngọn đồi cách Leh khoảng 40 km đã xác minh truyền thuyết của chúa Jesus Christ đã có thời gian học đạo ở Ấn Độ.
“Chúa Jesus đã đến chiêm bái vùng đất của chúng tôi và Kashmir để học Phật pháp. Chúa đã lãnh ngộ Phật pháp và trí huệ của đức Phật,” một trưởng lão Lạt-ma của tu viện Hemis nói với IANS. Vị chưởng môn phái Drukpa là Gwalyang Drukpa, trưởng tu viện Hemis cũng xác nhận truyền thuyết này.
Swami Abhedananda, một học giả tâm linh đồng thời là một nhà tiên tri người Bengali đã từng có một hành trình đến rặng Himalaya để điều tra về “truyền thuyết chúa Jesus Christ đến Ấn Độ”. Cuốn du kí của ông có tựa đề là “Kashmir O Tibetti”, kể về chuyến viếng thăm tu viện Hemis ở Ladakh, trong đó có bản dịch bằng tiếng Bengali của 224 khổ thơ mô tả về truyền thuyết của Issa mà Notovitch đã sao chép lại.
Năm 1952, một triết gia và khoa học gia người Nga khác là Nicholas Roerich đã đến thăm Hemis và xác định lại truyền thuyết này. Theo Roerich, “Jesus đã trải qua thời gian của ngài trong những thành phố cổ ở Ấn Độ như Ba La Nại (Benares) hay Varanasi”.
“Mọi người rất mến Issa vì ngài sống an hòa với tư tưởng Vaishyas và Shudras rồi còn được dạy và giúp đỡ,” Roerich đã viết trong bút kí của mình.
Lời dạy của chúa Jesus Christ trong những thánh địa cổ xưa ở Jagannath (Puri), Benares (thành Ba La Nại thuộc tiểu bang Uttar Pradesh) và Rajagriha (thành Vương Xá thuộc tiểu bang Bihar) đã làm những đạo sĩ Bà-la-môn phẩn nộ và đuổi chạy về rặng Himalaya sau 6 năm ở Ấn Độ, những sử gia và những nhà khảo cổ quyền uy đều nói vậy. Trong những tư liệu liên quan đã bảo rằng chúa Jesus Christ sau đó ở lại vùng Himalaya học Phật pháp thêm 6 năm nữa.
Trong cuốn sách “Jesus Đã Sống Ở Ấn Độ” (Jesus Lived in India) của một học giả người Đức cũng viết về câu chuyện những năm niên thiếu chúa Jesus Christ đã sống ở Ấn Độ.
“Cậu ấy (the lad) đến một vùng thuộc Sindh (vùng đất dọc theo sông Ấn) và làm bạn với những lái buôn. Cậu ấy định cư với người Aryans và đeo đuổi mục đích học hỏi những giáo pháp của đức Phật. Cậu ấy đi đến nhiều nơi trên lưu vực của 5 con sông (Ngũ Hà – Punjab), ở lại và học hỏi với đạo Jains trước khi đi đến Jagananth,” Kersten viết trong sách của ông.
Một bản dịch bằng tiếng Anh từ bộ luận tiếng Urdu của tác giả Hazrat Mirza Ghulam Ahmad (1835-1908), người sáng lập phong trào Hồi Giáo Ahmaddiya, cũng nói đến sự kiện “viếng thăm lâng thứ hai của chúa Jesus Christ ở lục đại này” sau khi chúa chạy trốn khỏi thập tự giá.
Chúa Jesus đã đến Afghanistan, “ở đó ngài đã gặp những người theo đạo Do Thái, họ đang lánh nạn bạo ngược của hoàng đế Nebuchadnezzar vùng Ba Tư và rồi lên thung lũng Kashmir, và ở đây rất nhiều năm.
Theo New Delhi News.Net
Thursday 24th December, 2009 (IANS
Source : http://www.lieuquanhue.com.vn/index.php/63/4020.html
Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=4433
"Cuộc đời chưa ai biết của Chúa Giêsu"
"Cuộc đời chưa ai biết của Chúa Giêsu" của Nicolas Notovitch mô tả việc ông tìm được một tài liệu về Issa tại Tu viện Phật giáo Hemis, diễn ra vào năm 1886. Ông mô tả là ông đã ở đó trong vài tuần sau khi bị gãy chân vì té ngựa. Sau khi làm quen với các nhà sư, một người đã cho ông xem tài liệu về cuộc đời của Issa, tên sử dụng tại Ấn Độ cho Chúa Giêsu. Ông đã có bản dịch, lần đầu tiên tiếng Nga, và sau đó xuất bản cuốn sách của mình tại Pháp vào năm 1894. Mặc dù các nhà phê bình như Max Muller và những người khác tấn công để chế nhạo các tuyên bố của ông, Notovitch cho biết ông đã nói chuyện riêng với một linh mục Công giáo tại Vatican và người này đã nói với ông rằng các thư viện ở Vatican đã có 63 văn bản bằng nhiều tiếng phương Đông khác nhau đề cập việc Chúa Giêsu đến Ấn Độ. Những tài liệu đã được đưa đến Vatican do các người truyền giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và Saudi Arabia.
Sau đó, có những người khác cũng tuyên bố đã nhìn thấy tài liệu về "Cuộc đời của Thánh Issa" tại tu viện Hemis. Điều này đã giúp xác nhận Chúa Giêsu đã tu học Ấn độ giáo và Phật giáo, xem trọng giáo lý của các tôn giáo này và đã học được từ họ. Ông đã làm gương cho các tín đồ của mình thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao các tôn giáo khác.
Sau này tài liệu đó tại Hemis được nhìn thấy bởi Swami Abhedananda, người đã có thể đọc và dịch được nó, và ông đề cập đến trong cuốn sách của mình, "Hành trình đến Kashmir và Tây Tạng." Ông đã đến thăm Hemis vào năm 1922 và kể lại trong cuốn sách của ông một nhà sư đã cho ông thấy tài liệu trong khi ông ở đó. Nhà sư nói với ông đó là một bản dịch chính xác còn bản gốc có thể tìm thấy ở tu viện Marbour gần Lhasa, bằng tiếng Pali, trong khi tài liệu ở Hemis bằng tiếng Tây Tạng. Swami Abhedananda đã sống tại một tu viện gọi là Ramakrishna Vedanta Society ở Kolkata, mà bạn vẫn có thể viếng thăm ngày nay. Cuốn sách của ông cũng vẫn còn ngày hôm nay và rất thú vị khi đọc.
Nicolas Roerich, một người Do Thái sinh ở Nga và đã cải sang Thiên Chúa giáo, tuyên bố cũng đã nhìn thấy tài liệu tại Tu viện Hemis vào năm 1926.
Thật không may, như thường xảy ra, tài liệu tại Tu viện Hemis dường như đã biến mất và các nhà sư ngày nay không biết gì về một tài liệu như vậy. Một số cho rằng các nhà truyền giáo Kitô hoặc các người đại diện đã đến và cố ý tịch thu nó để ngăn chặn không cho công bố.
Câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh cũng thú vị bởi vì, nói chung, hầu hết những người chết trên thập tự giá vì đói hoặc ngạt thở khi các xương sườn ép lá phổi khiến nạn nhân không còn thở. Điều này thường xảy ra sau nhiều ngày. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá vào buổi chiều của một ngày thứ sáu và được đưa xuống lúc sắp hoàng hôn, sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá chỉ trong vòng bốn hoặc năm giờ. Vì vậy, thật là bất thường khi một người trẻ tuổi và khỏe mạnh như Chúa Giêsu đã chết chỉ sau bốn giờ trên thập tự giá. Vì là một hành giả yoga nên ông đã có thể nhập vào một trạng thái khác và làm như đã chết, và được hồi sinh sau đó. Đây không phải là việc xa lạ với một số thiền sinh ở Ấn Độ. Hơn nữa, ngày nay có những lễ kỷ niệm của Chúa Giêsu bị đóng đinh trong đó người bị đóng đinh mỗi năm ở Philippines và Mexico đã sống sót khá dễ dàng. Một người không thể chết vì bị đóng đinh chỉ sau bốn giờ. Vì vậy, Chúa Giêsu đã có thể sống sót sau khi bị đóng đinh và chết ở nơi khác.
Tuy nhiên, không có nhân chứng cho sự sống lại, và chắc chắn không thể điều tra được qua lịch sử. Vì vậy, có rất nhiều nghi vấn về việc này từ mọi phía, và đó là phần lớn những gì mà chúng ta đang có. Tuy nhiên, nếu Chúa Giêsu đã sống sót sau bị đóng đinh, ông đã muốn rời khỏi Jerusalem và vùng chung quanh để tránh các người lính La Mã. Như vậy, có đề xuất là ông đã đi đến Kashmir, nơi mà một số các bộ lạc bị mất tích của Do Thái đã đến định cư. Vì vậy, ngay cả ngày hôm nay, người ta có thể nhận ra các điểm tương đồng với văn hóa Do Thái ở Kashmir, chẳng hạn như với một số thực phẩm, quần áo, dao cắt thịt, cái chèo thuyền hình trái tim, v..v…
Tất nhiên, khi nói chuyện với hầu hết các người Kitô, họ thường tin rằng Chúa Giêsu không bao giờ đến Ấn Độ. Họ cảm thấy Chúa không cần phải học hỏi từ bất kỳ người Ấn độ giáo hay Phật giáo nào. Hơn nữa, Kinh Thánh không đưa ra thông tin nào về 18 năm mất tích trong cuộc đời của Chúa (trong độ tuổi từ 12 đến 30). Nhưng đó là câu hỏi, những gì đã xảy ra trong 18 năm ấy ?
Ngoại trừ một số người được bí truyền, ngôi đền đã không được nhắc đến trong một thời gian sau khi Notovitch, Swami Abhedananda, và Nicolas Roerich đã gây sự chú ý đến nó. Sau đó một lần nữa nó lại gây chú ý khi một nhà báo địa phương, Aziz Kashmiri vào năm 1973 trong cuốn sách của ông, Chúa Kitô ở Kashmir, cho rằng Chúa Giêsu đã sống sót sau khi bị đóng đinh khoảng 2.000 năm trước, di cư đến Kashmir và được chôn cất tại Srinagar. Ngôi đền khiêm tốn bằng đá với mái nhà nhiều tầng theo truyền thống một lần nữa rơi vào quên lãng, nhưng lại gây chú ý vào năm 2002 khi Suzanne Olsson đến Srinagar, tự xưng là hậu duệ đời thứ 59 của Chúa Kitô và đòi thử nghiệm DNA hài cốt chôn trong đền.
Tuy nhiên, Olsson không phải lẻ loi với niềm tin của mình. Có một số người ủng hộ quan điểm của cô. Học giả nổi tiếng Fida Hassnain đã viết vào n ăm 1994 trong cuốn sách Kashmir: Đi tìm Giêsu lịch sử về truyền thuyết này. Sau đó, ông là đồng tác giả một cuốn sách với Olsson, Roza Bal: lăng mộ của Chúa Giêsu. Những câu chuyện của Chúa Giêsu ở Ấn Độ bắt đầu từ thế kỷ 19 và bây giờ được đề cập đến trong một loạt các văn bản của các học giả theo nhiều tôn giáo khác nhau - Hồi giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
KẾT LUẬN
Cuối cùng, ngay cả sau khi đến thăm Roza Bal, những gì bạn nghĩ hay tin tưởng tất cả phụ thuộc vào nghiên cứu của bạn, những cuốn sách mà bạn đọc, hoặc những người mà bạn nói chuyện. Kết luận là của bạn, nhưng nếu bạn nhìn sâu vào nó, ít nhất bạn đã thực hiện đặc quyền để hỏi và điều tra vấn đề hơn là vẫn còn trong các giới hạn của một số giáo điều khép kín bạn bởi những người khác. Cuối cùng, sự thật sẽ thắng, nhưng đôi khi có thể mất một thời gian để cho sự thật trở thành rõ ràng.
Trích: http://giaodiemonline.com/2011/05/thamquan.htm