Do duy tâm và ảnh hưởng phật giáo:
Phật giáo có mặt sớm ở Viêt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội của dân chúng, thấm nhập vào văn hoá, tư duy, nếp nghĩ và hành xử đạo đức của người Việt, đi vào ngôn ngữ Viêt Nam...
Theo quy luật tất yếu, phật giáo tác động đến các giai tầng xã hội, có giới thượng lưu, và triều đình- nhà nước phong kiến- tác động này, với nhà nước, ở từng thời kỳ có mức độ khác nhau, ở thời Lý- Trần ảnh hưởng của phật giáo đến triều đình, quan lại đậm nét. Nhà nước góp phần xây dựng chùa chiền, in ấn kinh điển; nhiều nhân vật của hoàng gia quy y, trở thành cư sĩ phật tử, Cựu hoàng xuất gia ( Đức Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông), kẻ sỹ nghiên cứu phật pháp...
Ở các thời đoạn khác, các nhà nước phong kiến Việt Nam, với mức độ khác nhau, đều có ảnh hưởng phật giáo, triều đại cuối cùng- nhà Nguyễn- ảnh hưởng ấy vẫn rõ rệt.
Không thể lập luận rằng vì có phật giáo hay nhờ phật giáo các nhà nước phong kiến Viêt Nam cùng thần dân của mình mới biết đến đạo đức và làm việc đạo đức. Có nhiều hình thái đạo đức bên ngoài phật giáo và ảnh hưởng phật giáo đến xã hội và con người Viêt Nam không phải là ảnh hưởng tôn giáo duy nhất. Nhưng quả thực , hành động đạo đức của các nhà nước phong kiến Viêt Nam mang đậm nét chủ nghĩa duy tâm cùng hình ảnh, giáo lý Phật Đà.
Hệ tư tưởng các nhà nước phong kiến Viet Nam là duy tâm, một tổng hoà các triết lý, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo (phật giáo).
Nhà nước phong kiến làm phúc khi hữu sự:
Xét trong pho sử liệu đồ sộ “ Đại Việt sử ký toàn thư”, các sự kiện nối nhau theo biên chép cập nhật tình hình trong nước, công việc ngoại giao, triều chính, các hiện tượng thiên văn địa chất...
Các hiện tượng thiên văn, địa chất, tự nhiên được mô tả theo chủ quan duy tâm khi nền học thuật còn xa lạ với khoa học duy vật, thể hiện tín ngưỡng và tôn giáo (phật giáo): sấm chớp, động đất, nguyệt thực nhật thực, thiên tai.... Sự bất ổn về thời tiết khí hậu, mất mùa, phiến loạn, tội phạm...thường khi được gắn vào những bất ổn ở triều đình, trong quan niệm đạo đức coi bất ổn của tự nhiên là thông điệp của trời đất thiêng liêng giận dữ sự thiếu đạo đức của con người. Và khi ấy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước, ở các địa phương, dân lành thiếu đói, bệnh tật, loạn, các nhà nước phong kiến thường cho lập đàn cầu khấn, nhà Vua ra chiếu an dân, vỗ về; đồng thời mở kho phát chẩn cho dân nghèo, đại xá thiên hạ, trả tự do cho tù nhân.... Các hành động nhân đạo của nhà nước đương thời trong nhận thức sám hối, nhận lỗi trong cai trị, hành xử với lê dân không tròn bổn phận thiên tử, thế thiên hành đạo coi dân như con. Các hành động đạo đức mong cầu tạo phước, gieo nhân lành để có phước báo cho xã tắc, vương triều, thứ dân. Do vậy, biện pháp nhân đạo của nhà nước vừa mang giá trị thực tế: cứu đói, vãn hồi khủng hoảng, an dân... Vừa mang ý nghĩa tinh thần.
Trong nhiều trường hợp, vượt lên tính hình thức chính trị, tính biểu tượng, số lương thực dự trữ của nhà nước được phát chẩn khá lớn, cứu nguy cho lê dân vượt qua nạn đói; số tù nhân được trả tự do cũng lớn, gây tiếng vang về ân đức của triều đình.
Bên cạnh các hành động đạo đức ấy, còn có biện pháp giảm sưu thuế, nới nhẹ hình phạt, giảm chi tiêu ngân sách của triều đình....
Xét dưới góc độ phật giáo, những hành động của các nhà nước phong kiến VN nhân đạo sâu sắc, tạo phước báo lớn.
Và, không chỉ với các nhà nước phong kiến VN:
Như có viết, có nhiều hình thái đạo đức, các nhà nước dù ở quốc gia có ảnh hưởng phật giáo hay không, khi có khủng hoảng đều h ành động giúp đỡ dân chúng theo bổn phận.
Covid 19 là khủng hoảng lớn lao tầm toàn cầu. Các nhà nước đều có thực thi hỗ trợ dân nghèo và các doanh nghiệp, ở Mỹ đã xuất các khoản chi lớn hàng tỉ đô la chẳng những giúp dân chúng Hoa Kỳ mà còn hỗ trợ nhiều nước nghèo, có Viet Nam. Nhà Trắng hành động nhân đạo theo bổn phận, động cơ không từ tinh thần phật giáo nhưng đều mang giá trị đạo đức, tạo phước báo lớn lao. Và Mỹ không phải quốc gia duy nhất nhà nước làm như thế trong đại dịch.
Nhà nước Viêt Nam hiện nay, chế độ XHCN, vẫn thực thi các hành động nhân đạo theo bổn phận theo quan điểm diễn đạt bằng cụm từ “ nhân đạo XHCN”. Trong đại dịch, nhà nước của đảng cộng sản đã giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp và dân nghèo một cách khiêm tốn theo khả năng. Giáo hội phật giáo VN tham gia các kêu gọi của nhà nước vận động cứu trợ nhiều đợt. Hành động giúp dân chúng trong khó khăn của chế độ XHCN rõ ràng không theo tinh thần phật giáo, nhưng vẫn là hành động đạo đức.
Lịch sử ghi nhận, cho dù vô cùng khác biệt, khi miền Trung lũ lụt lịch sử hay những dịp như Phật Đản, hai bên VNCH và Cộng sản vẫn thoả hiệp ngưng chiến lâm thời để cứu đồng bào hay tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các nghi thức tôn giáo. Việc ấy càng đạo đức, tạo phúc.
Làm phúc vượt mọi khác biệt:
Vượt qua thời gian, khác biệt, các nhà nước khi có khủng hoảng đều thực thi bổn phận do thúc đẩy từ các giá trị đạo đức riêng, có giá trị và đạo đức phật giáo. Và không thể biện dẫn lý do gì để phủ nhận sự tốt đẹp ấy.
Nguyễn Thành Công
Hình ảnh thêm về Các nhà nước làm phúc cho lê dân