Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu người Mông Cổ và Nhật Bản đã chứng minh rằng một pháo đài được phát hiện cách đây 14 năm, đã từng được nhà lãnh đạo tài ba này sử dụng trong thế kỷ thứ 13. Phát hiện này có thể giúp các nhà sử học hiểu rõ hơn về cách thức phát triển của đế chế từng mở rộng sang tới châu Âu này.
Thành Cát Tư Hãn từng nắm quyền cai trị vùng đất rộng hơn 12 triệu dặm vuông trên khắp châu Á. Nếu xét về mức độ bành trướng của các đế chế thời bấy giờ thì Mông Cổ chỉ xếp sau đế quốc Anh. Mặc dù trong quá trình chinh phục vùng đất mới, các bộ lạc đều được Thành Cát Tư Hãn cho cơ hội đầu hàng trong hoà bình, nhưng con số những vùng đất kháng cự với đế chế Mông Cổ lúc bấy giờ cũng không hề nhỏ. Các nhà khảo cổ tin rằng trong suốt triều đại của mình, Thành Cát Tư Hãn đã 'gây ra' cái chết của hơn 40 triệu người. Tuy nhiên, một số nhà sử học tranh luận về tính hợp lệ của mức độ của các cuộc tàn sát do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy. Những người này cho rằng con số người chết dưới tay nhà lãnh đạo quân sự này còn nhiều hơn gấp nhiều lần 40 triệu người. Theo lập luận của họ, những cuộc tấn công của quân đội Mông Cổ lúc đó như vũ bão, đánh vào nỗi sợ hãi của kẻ thù và tàn sát không thương tiếc.
Koichi Matsuda, thuộc Đại học quốc tế Osaka, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một pháo đài vào năm 2001 ở phía tây nam Mông Cổ. Các cảnh quan ở khu vực pháo đài được cho là trùng khớp với những mô tả về các pháo đài của một nhà lãnh đạo quân sự đại tài. Pháo đài này nằm cách thành phố thủ đô của Mông Cổ (Ulan Bator) khoảng 547 miles về phía tây.
Những hiện vật được phát hiện trong khu vực này bao gồm xương động vật, đồ gốm Trung Quốc và các mảnh gỗ. Sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng các-bon (Carbon dating), các nhà nghiên cứu cho hay những hiện vật trên có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ 12 đến 14. Pháo đài này có diện tích khoảng 557 x 655 feet với những bức tường được làm bằng đất. Người ta tin rằng pháo đài được xây dựng vào năm 1212 và được một trong những quan chức hàng đầu trong bộ máy của Thành Cát Tư Hãn cai trị.
Theo Matsuda, pháo đài này là một trong những đồn trú lớn thời bấy giờ. Vị trí của pháo đài, hay còn gọi là Chinkai Castle, được đặt gần khu đất nông nghiệp và cũng gần con đường tơ lụa trứ danh.
Sau khi đế chế Mông Cổ suy giảm, Chinkai Castle trở thành một đống đổ nát vào thế kỷ thứ 14, và rồi cuối cùng chìm vào quên lãng của dòng lịch sử. Việc pháo đài này được phát hiện và được xác nhận là một trong những pháo đài của Thành Cát Tư Hãn mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với lịch sử của châu Á. Qua đó, các nhà sử học có thể nghiên cứu sâu hơn về sự mở rộng về phía tây của quân đội Thành Cát Tư Hãn hùng mạnh một thời.
Hình ảnh thêm về Phát hiện một pháo đài của Thành Cát Tư Hãn