• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Pháp Khí

Nguồn gốc và ý nghĩa: Chuông, Trống, Mõ, Khánh, Bản

Chùa A Di Đà | 20/5/2015 | 0 Bình luận

Chuông, Trống, Khánh, Bản… là các loại pháp khí của Phật Giáo. Còn “chuông, trống Bát Nhã” là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, thường được đặt hai bên trái phải của chánh điện, theo cách "tả chung, hữu cổ” nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống.


Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đặt chuông trống gọi là lầu chuông trống; lầu chuông (chung lâu); lầu trống (cổ lâu)…

I. Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông:

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Hoa vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, theo như sử liệu ghi lại, thì chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL) ở Trung Hoa. Phật giáo Trung Hoa đã đưa chuông và trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng, hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu về lịch sử của chuông và trống Bát Nhã quả thật là hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một ít tài liệu sau để tạm truy nguyên nguồn gốc:

Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. 2 cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL.

Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục gọi là chốn U Minh.

Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có chép: "Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết vua bị đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tử ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao hoàng đế”. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng Thanh Quy, trang 68 và 87).

Trong Ðường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Ðường), tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại. Bài thơ là một tuyệt tác, có liên quan tới chuông, chùa và thời gian, đã gây nhiều tranh luận và có nhiều bản dịch, tưởng cũng nên chép ra đây:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Tản Ðà dịch:

Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Nguyễn Hàm Ninh dịch:

Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hồ Ðiệp lại ngâm:

Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Ngô Tất Tố dịch:

Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui,
Ðèn chài, cây bãi, đối người nằm khô.
Chùa đâu trên núi Cô Tô,
Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya.

Trần Trọng Kim dịch:

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghetiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Trần Trọng San dịch:

Quạ kêu, trăng lẩn sương trời,
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong.
Ðêm Cô Tô vẳng tiếng chuông,
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều.

Lý Nhược Tam dịch:

Ô đề trăng lặng sương giăng,
Ðèn câu thức bóng lăn tăn gợn sầu.
Hàn Sơn Tự, đất Tô Châu,
Chuông khuya vọng đến Phong Kiều thuyền neo.

Hữu Nguyên dịch:

Quạ kêu, trăng lặn, ngút trời sương,
Phong bãi, đèn câu đắm mộng trường.
Đêm vắng Cô Tô thuyền khách đậu,
Chuông Hàn San Tự thoảng đưa sang.

Huệ Thu dịch:

Trăng chìm quạ khóc trời sương,
Ðèn chong cây lặng nghe buồn miên man.
Cô Tô phố ngoại chùa Hàn,
Nửa đêm chuông đổ rớt sang thuyền chờ .

Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ:

Có nhà sư trụ trì chùa Hàn San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung,
Bán tự ngân câu bán tự cung.

Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú Tiểu ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết:

Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn,
Bán trầm thủy để, bán phù không.

Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai thầy trò hoan hỷ nên lên chánh điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế.

Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên:

Trăng non mùng bốn mùng ba,
Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung.
Ai đem bẻ nửa chiếc vòng,
Nước in một nửa, trên không nửa cài.

Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng. Cũng trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau:

Có lần Tô Ðông Pha đọc thơ Vương An Thạch – tự Giới Phủ – danh nho học rộng, tài cao, giữ chức Tể Tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người đi trước và lại đang làm quan đầu triều, đọc thấy câu:

Minh nguyệt sơn đầu khiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.

Tô Ðông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra:

Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm.

Trăng soi đầu núi, chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá!

Về sau Tô Ðông Pha gay gắt chống Tân pháp của Vương An Thạch nên bị đày xuống miền cực Nam. Ðến đất ấy, Tô Ðông Pha mới biết có một loại chim gọi là "Minh nguyệt” và một loại sâu là "Hoàng khuyển”!

Các loại chuông thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện:

a) Phạn chung (chuông Phạn): Cũng gọi là "đại chung”, "hồng chung”, "hoa chung” hoặc "cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ "đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U Minh.

b) Bán chung (chuông bán): Vì chiều kích chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là "hoán chung” hoặc "tiểu chung.” Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là "hành lễ chung”. Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng "bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.

c) Bảo Chúng chung (chuông báo chúng): Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình dạng cũng như đại hồng chung, được treo ở trai đường, dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.

d) Gia Trì chung (chuông gia trì): Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh, bái sám. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng dùng như chư Tăng.

Trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là "Tăng Đường chung”, "Trai chung”; chuông để tại chánh điện gọi là "Điện chung”… Những vị lo việc chuông này gọi là "Chung Đầu.”

Về việc thỉnh (đánh) chuông, xưa ở Trung Hoa tuỳ mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.

Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên… thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tuỳ theo quy định của mỗi chùa.

Kệ thỉnh chuông:

Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nghĩa là:

Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới,
Thiết vi u ám cùng nghe được,
Căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông,
Hết thảy chúng sanh thành chánh giác.

(Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang – Luật Sa-di, Sa-di-ni – Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989).

Dịch thơ:

1. Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới,
Chúng sanh ngục sắt thảy đều nghe.
Tiếng đời sạch, chứng được viên thông,
Tất cả muôn loài đều giác ngộ.
(Thích Nhật Từ).

2. Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi,
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay.
Âm thanh đời lắng sạch thay,
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.
(Thích Nhật Từ).

II. Nguồn gốc và ý nghĩa của TRỐNG:

Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng v.v… Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Ðức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng bố tát, nghe pháp…

Ngũ Phần Luật có ghi: "Chư Tỳ-kheo bố – tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”. Trong kinh Lăng Nghiêm chép: Đức Phật dạy: "Này A Nan! Ông hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong Tịnh xá Kỳ Ðà Hoàn nầy. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”. (Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan)

Trung Hoa thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội... Có loại lớn, loại nhỏ, loại treo hoặc để trên giá... Trống lớn gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo...

Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật Giáo Trung Hoa tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng Trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là "kỹ nhạc cúng dường; trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.

Ai đã đưa Trống vào tự viện? Năm nào? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để đưa ra một giả thuyết khả dĩ. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.

Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam sử dụng Trống nhỏ để hỗ trợ cho chư Tăng Ni khi tán tụng. Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, vì các thời tụng niệm của Phật giáo Trung Hoa đều có tán, và loại trống nhỏ này cũng được xem như một loại pháp khí.

Trống sử dụng trong chùa chiền, tự viện có hai loại:

a. Trống lớn (dân gian quen gọi là đại cổ; tiếng bình dân Việt Nam còn gọi là trống đại): Đánh vào những buổi lễ Phật và các dịp lễ lớn gọi là trống Bát Nhã.

b. Trống nhỏ (dân gian quen gọi là tiểu cổ; tiếng bình dân Việt Nam còn gọi là trống cơm): Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh. Ngoài việc dùng đánh khi tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, còn có rất nhiều thể điệu khác nhau khi dùng trong tang lễ, chẩn tế cô hồn v.v…

Chuông trống Bát Nhã:

Tiếng chuông trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh Phật đăng bảo tọa. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của từ ngữ "prajnaa” của chữ Sanskrit có nghĩa là "trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. (Trống thăng long)

Thật ra nhóm từ ngữ "chuông trống Bát Nhã” là để chỉ nghi thức đánh chuông và trống theo bài kệ "Bát Nhã Hội”. Đây là một nghi thức hành lễ Phật Giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ xuất phát từ Không Tông, do nghi thức rất trang trọng nên dần dần chùa chiền các Tông phái khác áp dụng theo.

Có nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã nhưng hầu hết chùa chiền Việt Nam áp dụng cách thỉnh chuông trống Bát Nhã theo bài kệ Bát Nhã Hội nói trên như sau:

Bát nhã hội,
Thỉnh Phật thượng đường.
Đại chúng đồng văn,
Bát nhã âm.
Phổ nguyện pháp giới,
Đẳng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Ba la mật môn.

Nghĩa là:

Hội Bát nhã,
Thỉnh Phật lên tòa,
Đại chúng đều nghe:
Âm Bát nhã.
Nguyện khắp pháp giới,
Chúng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Chứng Ba la mật.

Có lẽ khởi đầu chuông trống Bát Nhã chỉ chính thức cử lên trong những nghi lễ lớn của Phật Giáo, hoặc để thỉnh Phật chứng minh cho lễ kỹ niệm lớn; hoặc Giới đàn; hay bậc Ðại sư đăng đàn thuyết pháp, bởi vì trong bài kệ có câu "Thỉnh Phật thượng đường”. Ngày nay các chùa chiền còn dùng để đón rước chư Tăng, Ni. Dẫu cho là đón rước một vị Ðại sư hay Danh tăng đến viếng chùa, liệu có lạm dụng chăng?

III. Nguồn gốc và ý nghĩa của MÕ:

Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: "Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật Tử khi tán tụng đều dùng đến nó”.

Sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sỹ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng.

Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: Chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là Kiền Chuỳ.

Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng Tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ (loại mõ điếu – hình dài) dài được dùng để tập họp Tăng chúng.

Lại có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng.

Mõ có 2 loại:

a)Mõ hình hình bầu dục (thường mô phỏng hình con cá có vảy cuộn tròn): Dùng khi tụng kinh. Được dùng tại Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và một số quốc gia khác. Loại mõ này được nói là xuất hiện vào triều đại nhà Minh, Trung Hoa (?). Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh được nhịp nhàng; vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi vậy, người đánh mõ gọi là Duyệt Chúng, ý nghĩa muốn diễn đạt là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.

b) Mõ hình điếu (thường mô phỏng hình con cá dài thẳng): Treo ở Trai đường, nhà trù… dùng để báo hiệu cho đại chúng khi thọ trai hay chấp tác. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Hoa; các chùa chiền, tự viện Việt Nam không dùng (thường chỉ gõ khánh hay bản). Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng Ni niệm Phật khi đi kinh hành (nhiễu Phật).

Nhưng vì sao cả 2 loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi.

Sách Chính Ngôn đời nhà Đường, Trung Hoa chép:

"Có một người bạch y đến hỏi một vị Trưởng lão ở Thiên Trúc rằng:

- Tại sao các Tăng xá đều có treo mõ?

Vị trưởng lão trả lời:

- Vì để cảnh tĩnh chúng Tăng tại Tăng xá hay tự viện ấy.

Người bạch y hỏi tiếp:

- Nhưng tại sao lại tạc hình con cá?

Vị Trưởng lão không trả lời được. Người bạch y lại hỏi ngài Hộ Biện và được ngài giải thích rằng:

- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.”

Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) cũng có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đoạ làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối, Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.

IV. KHÁNH:

Sách Tượng Khí Tiêu quyển thứ 18 chép: "Ngài Vân Chương nói: hình của bản giống như đám mây, nên người ta cũng thường gọi tên của bảng là Vân Bản.” Ngài Tục Sự Lão cũng có thuật: "Vua Tống Thái Tổ cho rằng, tiếng trống hay làm giật mình người ngủ, nên thay vì dùng Trống, vua Tống Thái Tổ chế dùng thiết khánh (khánh bảng thiết).” Loại khánh này cũng gọi là chinh, tức là vân bản vậy.

Khánh tiếng Phạn là Kiền Chùy (trong luật Phật thường gọi là Kiền Chùy Thành), dịch là chuông hay khánh.

Khánh cũng là một pháp khí như bảng. Cách dùng cũng tương tự nhau, chỉ có hình thức và nguyên liệu chế tác là khác nhau thôi. Hình dạng của bảng là hình bát giác và làm bằng gỗ, còn hình dạng của khánh thì làm theo hình bán nguyệt và đúc bằng đồng, hoặc có khi làm bằng đá cẩm thạch.

Ngày nay trong các tự viện, khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong liêu ra Pháp đường; hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khay lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh khánh rồi tiếp theo là vị được đón rước theo sau - có thể có cả lọng – rồi mới tiếp đến những Tăng Ni khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.

Những vị Tăng Ni nhập đại định, muốn báo cho vị ấy xuất định, người ta cũng dùng tiếng khánh để cảnh tĩnh.

V. BẢN

Bản là một tấm gỗ dày chừng 2 phân, dài chừng 4 hay 5 tấc, cao chừng 3 tấc, thường được treo trong tự viện, được gõ 3 lần trong ngày: bình minh, hoàng hôn và trước khi đi ngủ.

Bản cũng được thay thế cho trống và dùng trong những trường hợp như báo tin giờ thọ trai, giờ tu học, nhóm họp Tăng-già để nghị bàn Phật sự hoặc phân xử các lỗi lầm v.v… của chúng Tăng trong Già Lam.

Người ta thường thấy những câu sau đây khắc trên bản:

Hãy nghe đây chư Tăng! Hãy tinh tiến trong việc tu tập! Thời gian bay qua nhanh như mũi tên; nó chẳng chờ ai đâu !

Vài ý niệm về sử dụng chuông, trống, khánh… tại Ấn Ðộ và các nước khác:

Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.

Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước và có lẽ chuông được sử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật Giáo có thể được tìm thấy trên các bức phù điêu trên các trụ đá của vua Asoka (A-dục) và các tháp tôn trí xá lợi của đức Phật. Không phải tại Ấn Ðộ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Ðộ như Tích Lan, Miến Ðiện cũng sử dụng chuông, và sau này cả trống nữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi chấm dứt một khóa lễ.

Trong các dịp tưởng niệm đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính đức Phật. Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tích Lan ghi rằng: Chuông được sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập Tăng chúng. Sau này dần dần nó trở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (‘sabda-pùjà) cho đức Phật.

Tín đồ Phật Giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật Giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trì niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.

Dĩ nhiên các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống với các loại chuông trống ngày nay ở Trung Hoa hay Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Trung Hoa trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông (một hình thức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trong các buổi lễ tế giao của Thiên tử không thấy đề cập đến sử dụng các loại nhạc khí nầy. Trống phần lớn cũng để triệu tập ba quân tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan. Loại trống này được sử dụng rộng rãi về sau trong giới quan lại để hành quyết tội nhân ở pháp trường.

Sự mầu nhiệm của tiếng khánh:

Theo như các Thiền sử ghi lại qua các hành trạng của một số vị Thiền Sư, thì tiếng khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi Thiền giả đã vào các tầng thiền như "Diệt thọ tưởng định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy cũng bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các ngài dậy. Câu chuyện ngài Hư Vân là một điển hình, trong một cơn thiền định xuất thần kéo dài cả tuần, chư vị Hòa Thượng khác đã dùng khánh mà đánh thức ngài xuất định.

Chuông trống Bát Nhã có công dụng gì trong chùa?

Tại mỗi chùa khi cử hành lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt cuộc lễ đều có thỉnh chuông trống Bát Nhã.

Chuông trống Bát Nhã dùng để thỉnh Phật Tổ và thỉnh chư Tăng cùng nhau hướng về Phật điện để chứng minh cho buổi lễ sắp diễn ra được thanh tịnh trang nghiêm.

Âm vang của chuông trống Bát Nhã sẽ hòa nhập theo cùng với trí tuệ sáng suốt của chư Phật thành một thể tánh duy nhất.

Thường thường chuông trống Bát Nhã được cử lên ba hồi lúc bắt đầu cuộc lễ, nhưng khi chấm dứt có thể chỉ thỉnh một hồi và cũng đọc bài kệ như trên.

Ngoài việc đón rước và đưa tiển chư Phật; Hộ Pháp; chư Tăng… việc đánh chuông trống Bát Nhã còn tượng trưng cho ý nghĩa tinh thần rất lớn là nhân tiếng chuông trống để mọi người có mặt trong giờ sắp hành lễ đều chú tâm vào việc nhiếp tâm cầu nguyện.

Thật vậy, khi nghe tiếng chuông trống Bát Nhã gióng lên ai nấy trong chánh điện đều đứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát. Về lịch sử, chuông trống Bát Nhã không rõ do ai bày ra, nhưng Phật Giáo các nước thuộc vùng Đông Nam Á châu đều xử dụng cùng một mục đích và với một ý nghĩa về tinh thần rất lớn lao vậy.

Muốn cho cuộc lễ được trang nghiêm và thành kính, chuông trống Bát Nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.

Biên soạn từ :

- Ý nghĩa về chuông mõ trong đạo Phật - Tuệ Viên - Nguyệt San Phật Học số 76 tháng 11-2000.

- Pháp khí và Pháp phục - Thích Tín Nghĩa - Nguyệt San Liên Hoa số 405 tháng 5-2004.

- Lịch sử và ý nghĩa chuông trống Bát Nhã - Thích Giác Duyên - Nguyệt san Liên Hoa số 405 tháng 5-2004.

- Các website Thư Viện Hoa Sen & Đạo Phật Ngày Nay, chuaadida

Bài Liên Quan:

  • NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾC ÁO CÀ SA
  • Trống Bát Nhã của Phật giáo Hàn Quốc
  • Ý nghĩa Pháp khí và Pháp phục sử dụng trong Phật giáo
  • Màu Sắc Ca Sa Đàn
  • PHÁP KHÍ VÀ PHÁP PHỤC

các bài khác

  • Thuyết ăn chay - 素食主義 - Vegetarianism 1/3/2021
  • Vua Lê Thần Tông, Phật giáo Đàng ngoài, An Đông Nội Đạo Tràng và Tam Tứ phủ 1/3/2021
  • Ấn Độ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế về Tam học theo truyền thống Pali và Sanskrit 1/3/2021
  • Quả báo phỉ báng Phật,Thánh 1/3/2021
  • 5 sai lầm khi ăn trái cây gây hại sức khỏe 1/3/2021
  • Giây phút nào bạn nhận ra cha mẹ đã già? 1/3/2021
  • Thái Lan: Hơn 200.000 phật tử dự lễ chùa online 1/3/2021
  • Vì sao thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy? 28/2/2021
  • Một số hiểu lầm về Thiền 27/2/2021
  • Kiềm chế nóng giận phước lành sẽ đến 27/2/2021
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
HỘI AN, QUẢNG NAM: THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC VỀ NGUỒN, HỘI THẢO KHOA HỌC

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo phối hợp với Ban điều hành Thiền phái...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tuệ Lan
1/2/2021
Bài viết rất đúng và chân thực, Kính mong BBT không để files đuôi pdf vì rất khó đọc trên điện thoại
Nguyên Phong
26/1/2021
TỔ CHỨC ĐẠO TÀ THANH HẢI NHƯ KIỂU HITLER. ĐÂY LÀ CÁCH CAI QUẢN VÀ GUỒNG MÁY ĐIỀU HÀNH THẬT ĐỘC ĐÁO (ĐỘC TÀI VÀ KÍN ĐÁO) trong nội bộ của " BÀ PHẬT SỐNG THANH HẢI TRONG ĐOÀN THỂ QUÁN ÂM." Chọn lại Liên Lạc Viên sau 5 năm, tất cả Liên Lạc Viên từng vùng trên thế giới sau khi được đồng tu địa phương bầu chọn xong thì phải được gửi đến trung tâm chính để BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải DUYỆT XÉT CHỌN LẠI, BÀ THÍCH CHỌN AI THÌ NGƯỜI ĐÓ MỚI ĐƯỢC LÀM LIÊN LẠC VIÊN CỦA VÙNG ĐÓ.( NGƯỜI LIÊN LẠC VIÊN MỚI PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THEO LỆNH CỦA BÀ VÀ BAN LÀM VIỆC CHO BÀ...). Còn việc VU KHỐNG HOẶC ĐUỔI NHỮNG ĐỒNG TU CHÂN THẬT NÓI LỜI NGAY THẲNG thì do chính bà Phật Sống Thanh Hải ra CHỈ THỊ KHAI TRỪ nhưng để tránh tiếng bà nói là do BAN LÀM VIỆC tự làm bà không biết gì (BAN LÀM VIỆC là ban quyền hành nhất trong đoàn thể này đối với tất cả đồng tu, có khi bà Thanh Hải GIAN XẢO MƯỢN DƯỚI TÊN là BAN NGOẠI VỤ hoặc do BAN NGOẠI VỤ ở hải ngoại làm theo LỆNH của bà, kế đến những người có quyền là Sứ Giả Quán Âm, rồi đến người có quyền hành sau chót là Liên Lạc Viên địa phương, TẤT CẢ ĐỀU TRỰC THUỘC DƯỚI TAY BÀ, CÒN CHỌN LIÊN LẠC VIÊN ĐỊA PHƯƠNG PHẢI DO CHÍNH BÀ TA CHỌN LỰA MỚI ĐƯỢC, như kiểu ĐỨC QUỐC XÃ - ADOLF HITLER.) Mới đây vào tháng 11/2016 bà Thanh Hải đưa chỉ thị xuống cho tất cả Liên Lạc Viên địa phương trên toàn thế giới ra thông báo TUYỂN CHỌN CẤP TỐC MỘT ĐỘI NGŨ ĐỒNG TU TRUNG THÀNH ĐỂ LÀM VIỆC RIÊNG CÒ MỒI cho bà và sẽ được bà cấp THẺ ĐẶC BIỆT mà chỉ có Liên Lạc Viên mới biết và giao thẻ đặc biệt đó cho từng người thôi. Đội ngũ này được hình thành để trợ lực cho BAN LÀM VIỆC và có nhiệm vụ ngầm KHỐNG TRỊ, THEO DÕI, BÁO CÁO những diễn biến của tất cả đệ tử và BIỆN HỘ, TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO CHO BÀ ĐỂ CÂU THÊM NGƯỜI BÊN NGOÀI. Đơn xin phải qua Liên Lạc Viên vùng gửi đến BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải chọn. TÀ ĐẠO mới hành xử theo kiểu này, thật ghê tởm thay. NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. 
Lê Mai Anh
2/1/2021
Mấy bạn lên án thầy Nguyên Thành là "mượn đạo tạo đời" ghê lắm, tôi còn tưởng đâu thầy hô hào kêu gọi thu hàng trăm triệu mỗi người, ngờ đâu có trăm ngàn mỗi tháng! Cộng với những khoản liệt kê ra vẫn chưa là một góc nhỏ với việc đi cúng đền miễu hàng trăm triệu mỗi lần mà rước họa vào thân. Mà chính bạn Ngô Đức Hiếu cũng công nhận là thầy "truyền bá Phật pháp là rất tốt" mà, sao cứ so đo vài trăm ngàn nhỉ? Cúng dường mà tâm keo kiệt hối tiếc thì chẳng trách sao làm ăn lận đận, khó khăn mãi (Kinh Mahachauna đã xác quyết như vậy)!
Nguyễn Văn
2/1/2021
Gởi BBT chùa Adida, Tại sao BBT lại cho đăng những phản hồi không chứng cú bịa đặt? trong khi tôi phản hồi lời văn không nặng nề nhưng có link nói rỏ bộ mặt đê hèn của một số người lợi dụng trang web của chùa Adida để nói bậy nói nhảm? http://chanhtuduy.com/noi-voi-ke-an-chao-da-bat/ và bài http://chanhtuduy.com/cao-dieu-mat-thuy-noi-voi-truong-thanh-long-mat-na-tam-thuc-sao-rot-nhanh-qua-vay/ Nếu đã công tâm thì phải đăng 2 chiều cho mọi người cùng biết. Nếu thấy đủ rồi thì ngưng không cho phản hồi nữa vì nếu không sẽ có người lợi dụng. Trân trọng.
Lê Nhật Anh
1/1/2021
Gửi Cao Kỳ Duyên! Bạn copy lời trên zalo của một tên phản đồ.Tôi nói bạn nghe, hắn ta bị đuổi ra khỏi Viện ITA, vợ hắn bỏ hắn, con cái hỗn láo trộm cắp, hắn đã 60 mà xưng anh em ngọt sớt với một cô gái 20. Chắc u uất với cuộc đời quá nên hắn bị hoang tưởng. Nghĩ cách vu vạ để trả thù, muốn người khác cũng thê thảm như mình chăng?
Nguyen Le
1/1/2021
KHÔNG THẤY BÊN MGSN PHẢN ĐỐI VỀ ĐƯA TIN TÂY PHƯƠNG TỊNH THỔ Mấy hôm theo dõi bàn về kiện câp thì nhiều, còn bàn về mua đất xd Tây phương TT thì ít nhắc
Ngô Đức Hiếu
31/12/2020
Dựa vào các chức năng nói trên, ông Nguyễn Hữu Lợt đã khôn khéo phát lồ những tâm pháp yoga thanh trí, dựa theo các kinh điển phật giáo để đưa vào kiến thức phổ biến và giảng đạo. Xét về truyền bá phật pháp là rất tốt đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, tuy nhiên điều tôi muốn nói rằng: Đạo sư đã dựa vào kiến thức phật học rồi phổ biến nhưng lại có mục tiêu thu nạp hội viên để thu nhiều các loại phí (chủ yếu là mong được tự nguyện cúng dường) và làm cho nhiều hội viên đang hoang tưởng mình đang gặp 1 vị đạo sư, mình đang được quy y một bậc đạo sư thầy của trời người, một bậc trí tuệ đắc đạo. Đây mới là vấn đề cần bàn và đặt ra những câu hỏi? tại sao vị đạo sư Nguyễn Hữu Lợt lại tinh vi đến vậy. MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI.
Nguyễn Tất Kiên (không phải Tất Kiểm nhé)
31/12/2020
Viện ITA không hề có hoạt động tâm linh, hoạt động tôn giáo, hoạt động Phật pháp, mà chức năng vẫn chốt là Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu phát triển, các dịch vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực tâm lý và yoga để khai thác tài nguyên trí tuệ và cải thiện sức khỏe, đời sống tinh thần con người. chứ không được phép tuyển dụng, thu nạp các tín đồ vào để quy y Thầy Phật Pháp Tăng. 3.Theo điều 2 trong Quyết định thì Viện ITA đã đăng ký chứng nhận CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC do BỘ KHOA HỌC cấp số A-1890 cấp lại lần 2 ngày 16/10/2020 Chức năng gồm: -Nghiên cứu khoa học về tâm lý học và yoga để khai tác tài nguyên trí tuệ con người bao gồm: những vấn đề lý luận, thực tiễn về tâm lý giáo dục, tâm lý giới tính, tâm lý xã hội, tâm lý các độ tuổi, tâm lý học về quản lý và kinh doanh - Tư vấn, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Cao Kỳ Duyên
31/12/2020
THẦY TÀ (TT) THINLEY NGUYÊN THÀNH LÀ AI? Chào các em, vì tên thầy tà (tt) đê tiện, xảo trá cung cấp số điện thoại của anh trong đơn ngu dốt trên trang xú uế của hắn nên nhiều người liên hệ muốn tìm hiểu nên anh tóm tắt để mọi người hiểu rõ về tên tt này. (anh tách ra làm 3 phần để post) Phần 1 Tt ăn cắp giáo pháp trong kinh điển xào nấu và cho là "phát kiến" của tt và tự nhận là tổ sư sáng lập dòng "yoga tối trí" dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà chứ không phải hoạt động tôn giáo nhưng học trò thực hành nghị quỹ tụng niệm do tt biên soạn toàn lấy trong kinh điển. Mọi hoạt động của tt là hoạt động tôn giáo của đạo Phật và tt tận dụng kiếm tiền qua các hoạt động đó: tt làm lễ quy y để lấy tiền, có thời gian được học trò giàu có quy y cúng dường nhiều nên tt hoang tưởng nói "bây giờ những ai được tôi làm lễ quy y rất khó phải 10 triệu trở lên tôi mới làm lễ quy y"!! (theo như các em kể thì bây giờ tt phải quy y không lấy tiền để làm màu vì chỉ có những người không biết là tt mới dám để tt quy y vì tt còn chưa biết tt chết sẽ về cõi nào); tt thường tổ chức pháp sự, pháp hội giảng pháp của đạo Phật để lấy tiền cúng dường; tt gợi ý cúng dường "bậc đạo sư" để được hanh thông để lấy tiền; tt lừa đảo xây dựng Tây phương tịnh thổ (cõi cực lạc ở thế gian) để lấy tiền; tt phát lồ ra "heo đất"đại diện cho tt ₫ể hàng ngày học trò cúng dường cho heo để tích lũy công đức về Tây Phương cực lạc để lấy tiền; tt kêu nộp tiền lệ phí trang mạng và cúng dường trang mạng (pháp bảo) hàng tháng để lấy tiền; tt bán sách ế của tt biên soạn còn xót lại bị mối mọt để lấy tiền mặc dù học trò đã có rồi mà tt xảo trá gọi là thỉnh pháp bảo của tt (tt nói khi chết tt không để lại những hạt xá lợi nhưng sách tt biên soạn từ các nguồn trong kinh điển mà tt xảo trá là tác phẩm tâm linh của tt để lại là pháp bảo của tt)??!! Phần 2 Để tránh bị cho là hoạt động tôn giáo trái phép lừa đảo kiếm tiền nên tt đã nhờ học trò thân cận ở miền Bắc (tt nói học trò này mượn tt 100 triệu làm ăn không biết bao giờ mới thu hồi lại được) để chạy chọt xin thành lập viện thuộc Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam, hằng năm gần Tết âm lịch tt gọi điện cho học trò này đại diện tt đem bao thư đến những nơi mà nhờ cậy để biếu xén để đền ơn (tra trên google sẽ thấy: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 134 hội thành viên trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60 liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử). Qua đó thấy chức năng và hoạt động của Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng nhưng không hề có hoạt động tôn giáo. Tt luôn tự hào nói trang xú uế của tt là đã tà xây chánh, bài trừ mê tín, luôn theo đúng quỹ đạo chánh pháp Phật đà nhưng thực tế tt luôn làm những điều ngược lại với những gì đã nói: tt ruyền bá mê tín làm cho học trò u mê mù quáng đến cuồng tín và tt phỉ báng Phật pháp. Tt truyền bá mê tín với sự trợ giúp đắc lực của các công công ăn theo (những công công này được tt cho mượn tiền hoặc được tt giúp đỡ bằng tiền nên hết lòng bênh vực tt mà những đồng tiền này từ lừa đảo và mua bán tâm linh mà có). Bằng "50 kệ tụng sùng kính đạo sư" không đúng giáo lý của Đức Phật, tt đã làm tê liệt ý thức của học trò, biến họ thành những con người mù quáng cuồng tín, rập khuôn như nhau, tôn sùng tt như 1 bậc bồ tát dù có bị chửi bới, mạt sát...
Mạnh Cường
31/12/2020
Tôi hoan hỷ khi trang mạng của Chùa Adida và trang mạng của Viện Nghiên cứu Tâm lý học và Ứng dụng Yoga Thanh Trí (phía Thầy Nguyên Thành) để bình luận công khai trong khi trang mạng của Thư viện Hoa Sen thì không! Chưa bàn đến nội dung nhưng từ động thái này của Thư viện Hoa Sen đã khiến tôi cảm thấy có gì đó mờ ám, không công khai minh bạch.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020)
Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020) (84 hình)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020) (47 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13887
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13743
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 9531
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 10160
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 9110
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8734
  • An Lạc Từ Tâm 12335
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 12388
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11828
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11592
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 5370
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 6102
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 8916
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 5732
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 5749
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 6767
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 6719
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 7720
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 6794
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 11413
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 11370
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 12449
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11739
  • Một Chuyến Giả Từ 11270
  • Nối Một Nhịp Cầu 12523
  • Vẫn là Em Thơ 11915
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4687
  • Quê Hương Nguồn Cội 11731
  • Như Giọt Sương Đêm 13353
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tư Tưởng Phật Giáo...
Mi Tiên Vấn Ðáp

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC