• http://www.
  • http://chuaadida.com/vu-lan/
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nghiên Cứu Phật Giáo

Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

Chùa A Di Đà | 12/12/2014 | 0 Bình luận

Về niên đại xuất gia và thành đạo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các tài liệu ghi nhận không đồng nhất. Theo


Theo Ðại Tạng Kinh Ðại Chính Tân Tu (ÐTK ÐCTT) thì toàn bộ các kinh điển Hán dịch viết về cuộc đời đức Phật - kể cả mảng tiền thân của ngài - đã được tập hợp đưa vào phần hai của Ðại Tạng kinh ấy, mang tên là Bản Duyên Bộ, gồm 2 tập; tập 3 gồm các kinh từ N.152 đến N.191; tập 4 gồm các kinh từ N.192 - N.219. Trong ấy có một số kinh đã nêu rõ về 2 niên đại kể trên.

Chẳng hạn:

- Kinh Tu Hành bản khởi - N.184, 2 quyển, do Ðại Sư Trúc Ðại Lực và Cư Sĩ Khang Mạnh Tường dịch vào đời Hậu Hán (25-220), cho biết: 19 tuổi xuất gia, 25 tuổi thành đạo (ÐTK ÐCTT, tập 3, trang 467C).

- Kinh Thái Tử Thụy Ứng bản khởi - N. 185, 2 quyển, do Cư Sĩ Chi Khiêm dịch vào đời Ðông Ngô (229-280) cũng ghi nhận:19 tuổi xuất gia (ÐTK ÐCTT, T3, tr. 475B).

- Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả - N.189, 4 quyển, do Ðại Sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) dịch vào đời Lưu Tống (420-478; Ðại Sư Cầu Na Bạt Ðà La cũng là dịch giả kinh Tạp A Hàm). Theo kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả thì: 17 tuổi kết hôn với nàng Da Du, 19 tuổi xuất gia (ÐTK ÐCTT, T3, tr. 632A).

Chính từ những tư liệu điển tịch này mà một số sách Hán văn biên soạn về lịch sử đức Phật như: Thích Ca Phổ, Thích Ca Thị Phổ đều ghi nhận niên đại xuất gia của Phật là 19 tuổi.

* Thích Ca Phổ: Gồm 5 quyển, tác giả là Ðại Sư Tăng Hựu (445-518) biên soạn vào đời Lương (502-556): 19 tuổi xuất gia (ÐTK ÐCTT, N.2040, T50, tr. 23C, 24A).

* Thích Ca Thị Phổ: Gồm 1 quyển, tác giả là Ðại Sư Ðạo Tuyên (596-667) biên soạn vào đời Ðường (618-906): 19 tuổi xuất gia (ÐTK ÐCTT, N.2041, T50, tr. 90C, 91A) .

Hai tác giả Tăng Hựu và Ðạo Tuyên đều là những bậc xuất chúng trong giới Phật học Trung Hoa. Có thể vì thế từ lâu đã hình thành ý kiến cho rằng theo Phật Giáo bắc truyền thì niên đại xuất gia của Phật là 19 tuổi. Thật ra thì không hẳn là như thế. Kinh Phật Bản Hạnh Tập, bộ kinh dài nhất, bề thế nhất nơi phần Bản Duyên Bộ của Ðại Tạng Kinh Ðại Chính Tân Tu đã ghi nhận về niên đại xuất gia, thành đạo không giống với 3 kinh kể trên. Bài viết ngắn của chúng tôi là nhằm sáng tỏ thêm về điều này.

Kinh Phật Bản Hạnh Tập gồm 60 quyển - N.190, ÐTK ÐCTT, T3, tr. 655A-932A, do Ðại Sư Xà Na Quật Ða (580-618) dịch vào đời Tùy (580-618). Ðại Sư Xà Na Quật Ða (Jnànagupta), dịch ý là Ðức Chí, Chí Ðức, người nước Kiền Ðà La, bắc Ấn Ðộ, xuất gia tu Phật từ nhỏ, học rộng đi nhiều, lấy việc hoằng pháp lợi sinh làm sự nghiệp, khoảng 559-560 đến kinh đô Tràng An (Trung Hoa), sau đấy thì tham gia vào công tác dịch kinh, là một gương mặt dịch thuật nổi bật của Phật Giáo đời Tùy. Ngoài kinh Phật Bản Hạnh Tập, Ðại Sư còn là dịch giả kinh Thiên Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa (N.264, T9 ÐTK ÐCTT, 7 quyển), một số kinh loại vừa thuộc hệ Hoa Nghiêm( N.303, T10), hệ Bảo Tích (N.327, T12), hệ Niết Bàn (N.379, T12) v.v...

Kinh Phật Bản Hạnh Tập là bộ kinh dài nhất trong hệ thống kinh của Phật Giáo bắc truyền viết về lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh này đã kết hợp giới thiệu một cách phong phú về quá trình tu tập của đức Phật Thích Ca, từ các thời quá khứ xa xưa, dẫn tới thời hiện tại là Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Ðâu Suất hạ sinh làm Thái Tử Tất Ðạt Ða, con vua Tịnh Phạn với đầy đủ các chi tiết: Đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, hành đạo độ sinh, nhập niết bàn, thỉnh thoảng xen vào những phần hồi ức của đức Bổn Sư về tiền thân của mình.

Về thời điểm xuất gia và thành đạo, theo kinh ấy có mấy điểm đáng chú ý:

1. Quyển thứ 10, phẩm thứ 8 phần sau, lời tiên đoán của tiên A Tư Ðà về thái tử Tất Ðạt Ða, sau khi thái tử chào đời một thời gian: 35 tuổi thành đạo. Nguyên văn chữ Hán: "Tùng kim dĩ khứ, tam thập ngũ niên, thử chi đồng tử tất đắc thành ư a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, chuyển ư vô thượng tối thắng pháp luân" (ÐTK ÐCTT, T3, tr. 697A) (Từ nay trở đi, vào năm 35 tuổi, thái tử sẽ trở thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chuyển xe chánh pháp tối thắng vô thượng).

2. Quyển thứ 12, phẩm 13/1 cho biết: Năm thái tử 19 tuổi, vua cha đã cho xây cất cung điện hợp với thời tiết 3 mùa (T3, tr. 707A). Sau đấy lo việc chọn vợ cho thái tử, thái tử thể hiện tài năng dẫn tới việc kết hôn với nàng Da Du (ÐTK ÐCTT, T3, tr. 712C).

3. Quyển thứ 14, phẩm 15 ghi nhận: Thiên tử Tác Bình, nơi hư không nhận thấy thái tử đã trải qua 10 năm sống nơi cung điện, thọ hưởng bao thú vui của 5 dục lạc, e sợ thái tử (tức Bồ Tát Hộ Minh) bị đắm chìm trong 5 dục mà quên sứ mạng xuất gia tìm đạo (ÐTK ÐCTT. T3, tr. 716B). Như vậy thời gian 10 năm sống nơi cung điện ấy được tính từ lúc nào? Hẳn là được tính từ ngày vua cha cho xây cung điện đặc biệt lúc thái tử 19 tuổi. Sau khi Thiên tử Tác Bình nhận xét như trên thì tiếp theo là các việc thái tử dạo chơi các chốn, gặp những hiện tượng về già, bệnh, chết v.v... dẫn tới việc xuất gia. Thế thì thời điểm xuất gia của thái tử ở đây là 29 tuổi.

4. Nơi quyển 16, phẩm 21/1 mang tên là: "Lìa Vương Cung Xuất Gia", lời của thiên tử Tác Bình tâu với thái tử có đoạn: "Nhược quán chi thời dục đắc tinh cần học chư kỹ nghệ, bỉ nguyện dĩ thành. Tráng niên túng tâm dục thọ thế lạc, bỉ nguyện hiện nghiệm, bất nghi cữu đam. Kim nhật, nhứt thiết chư thiên, chư nhân, nguyện linh thái tử xả ly, xuất gia, tu học Thánh Đạo" (ÐTK ÐCTt, T3, tr.729B).

Trong đoạn kinh này cần chú ý từ nhược quán là chỉ cho tuổi 20, và được dịch như sau: "Năm 20 tuổi, thái tử đã dốc sức siêng năng học tập các ngành nghề kỹ xảo, nguyện ấy đã thành tựu. Tuổi tráng niên, thái tử như buông thả để thọ hưởng mọi thú vui thế gian, nguyện ấy hiện còn, nhưng không nên đắm chìm trong đó. Hôm nay cả Chư Thiên và chúng nhân thảy đều mong thái tử xa lìa hoàng cung, xuất gia tu học Thánh Đạo".

Chi tiết trên rõ ràng là đã góp phần xác định tuổi xuất gia của thái tử, theo kinh này là 29 tuổi, 6 năm tu khổ hạnh (tr. 768A) và thành đạo năm 35 tuổi. Kinh Phật Bản Hạnh Tập như trước đã nói, là kinh bề thế nhất trong Hán tạng viết về cuộc đời đức Phật. Ngoài ra còn có kinh "Phật Thuyết Thập Nhị Du", 1 quyển, N.195, ÐTK ÐCTT, T4, tr. 146A-147B, do Sa-môn Ca Lưu Ðà Già dịch vào khoảng cuối TK4 Tây lịch, đời Ðông Tấn (317-419), là bản kinh rất ngắn, giới thiệu tóm lược về một quãng nơi cuộc đời đức Phật, nhưng đã nêu rõ: 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo.

Như vậy, trong kinh điển của Hán tạng thuộc Phật Giáo bắc truyền (ngoại trừ một số kinh trong 4 bộ A Hàm) ít nhất đã có 2 kinh xác nhận thời điểm xuất gia, thành đạo của đức Phật là 29 tuổi, 35 tuổi.

Hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học hiện đại đều theo thuyết này.

Tác giả: ĐÀO NGUYÊN

Bài Liên Quan:

  • Giới thiệu 'niên đại đức Phật lịch sử' vấn đề còn đang tranh luận
  • Phật Lịch Và Phật Đản Sinh
  • Tết Nguyên đán và lịch Phật liên hệ với nhau như thế nào?
  • Lịch sử của lịch
  • Tìm hiểu về Phật lịch

các bài khác

  • HỌC IM LẶNG 25/1/2021
  • PHÓNG RỘNG TÌNH THƯƠNG 25/1/2021
  • Bình Phước: Lạc thành tượng Phật ngồi cao 73 m tại chùa Phật Quốc Vạn Thành 25/1/2021
  • 'Đạo sư' Thinley Nguyên Thành lừa bịp các tín đồ như thế nào? (Phần 3) 25/1/2021
  • Những tác hại khủng khiếp khi thức khuya bạn cần biết 24/1/2021
  • Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính 24/1/2021
  • Tản mạn về Đức Phật Di Lặc và mùa xuân 24/1/2021
  • Phật dạy các Tỳ kheo cái gì không phải của mình thì nên buông 24/1/2021
  • Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ 22/1/2021
  • Tượng Phật Di Lặc và những điều Phật tử cần biết 22/1/2021
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
HỘI AN, QUẢNG NAM: THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC VỀ NGUỒN, HỘI THẢO KHOA HỌC

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo phối hợp với Ban điều hành Thiền phái...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Lê Mai Anh
2/1/2021
Mấy bạn lên án thầy Nguyên Thành là "mượn đạo tạo đời" ghê lắm, tôi còn tưởng đâu thầy hô hào kêu gọi thu hàng trăm triệu mỗi người, ngờ đâu có trăm ngàn mỗi tháng! Cộng với những khoản liệt kê ra vẫn chưa là một góc nhỏ với việc đi cúng đền miễu hàng trăm triệu mỗi lần mà rước họa vào thân. Mà chính bạn Ngô Đức Hiếu cũng công nhận là thầy "truyền bá Phật pháp là rất tốt" mà, sao cứ so đo vài trăm ngàn nhỉ? Cúng dường mà tâm keo kiệt hối tiếc thì chẳng trách sao làm ăn lận đận, khó khăn mãi (Kinh Mahachauna đã xác quyết như vậy)!
Nguyễn Văn
2/1/2021
Gởi BBT chùa Adida, Tại sao BBT lại cho đăng những phản hồi không chứng cú bịa đặt? trong khi tôi phản hồi lời văn không nặng nề nhưng có link nói rỏ bộ mặt đê hèn của một số người lợi dụng trang web của chùa Adida để nói bậy nói nhảm? http://chanhtuduy.com/noi-voi-ke-an-chao-da-bat/ và bài http://chanhtuduy.com/cao-dieu-mat-thuy-noi-voi-truong-thanh-long-mat-na-tam-thuc-sao-rot-nhanh-qua-vay/ Nếu đã công tâm thì phải đăng 2 chiều cho mọi người cùng biết. Nếu thấy đủ rồi thì ngưng không cho phản hồi nữa vì nếu không sẽ có người lợi dụng. Trân trọng.
Lê Nhật Anh
1/1/2021
Gửi Cao Kỳ Duyên! Bạn copy lời trên zalo của một tên phản đồ.Tôi nói bạn nghe, hắn ta bị đuổi ra khỏi Viện ITA, vợ hắn bỏ hắn, con cái hỗn láo trộm cắp, hắn đã 60 mà xưng anh em ngọt sớt với một cô gái 20. Chắc u uất với cuộc đời quá nên hắn bị hoang tưởng. Nghĩ cách vu vạ để trả thù, muốn người khác cũng thê thảm như mình chăng?
Nguyen Le
1/1/2021
KHÔNG THẤY BÊN MGSN PHẢN ĐỐI VỀ ĐƯA TIN TÂY PHƯƠNG TỊNH THỔ Mấy hôm theo dõi bàn về kiện câp thì nhiều, còn bàn về mua đất xd Tây phương TT thì ít nhắc
Ngô Đức Hiếu
31/12/2020
Dựa vào các chức năng nói trên, ông Nguyễn Hữu Lợt đã khôn khéo phát lồ những tâm pháp yoga thanh trí, dựa theo các kinh điển phật giáo để đưa vào kiến thức phổ biến và giảng đạo. Xét về truyền bá phật pháp là rất tốt đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, tuy nhiên điều tôi muốn nói rằng: Đạo sư đã dựa vào kiến thức phật học rồi phổ biến nhưng lại có mục tiêu thu nạp hội viên để thu nhiều các loại phí (chủ yếu là mong được tự nguyện cúng dường) và làm cho nhiều hội viên đang hoang tưởng mình đang gặp 1 vị đạo sư, mình đang được quy y một bậc đạo sư thầy của trời người, một bậc trí tuệ đắc đạo. Đây mới là vấn đề cần bàn và đặt ra những câu hỏi? tại sao vị đạo sư Nguyễn Hữu Lợt lại tinh vi đến vậy. MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI.
Nguyễn Tất Kiên (không phải Tất Kiểm nhé)
31/12/2020
Viện ITA không hề có hoạt động tâm linh, hoạt động tôn giáo, hoạt động Phật pháp, mà chức năng vẫn chốt là Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu phát triển, các dịch vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực tâm lý và yoga để khai thác tài nguyên trí tuệ và cải thiện sức khỏe, đời sống tinh thần con người. chứ không được phép tuyển dụng, thu nạp các tín đồ vào để quy y Thầy Phật Pháp Tăng. 3.Theo điều 2 trong Quyết định thì Viện ITA đã đăng ký chứng nhận CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC do BỘ KHOA HỌC cấp số A-1890 cấp lại lần 2 ngày 16/10/2020 Chức năng gồm: -Nghiên cứu khoa học về tâm lý học và yoga để khai tác tài nguyên trí tuệ con người bao gồm: những vấn đề lý luận, thực tiễn về tâm lý giáo dục, tâm lý giới tính, tâm lý xã hội, tâm lý các độ tuổi, tâm lý học về quản lý và kinh doanh - Tư vấn, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Cao Kỳ Duyên
31/12/2020
THẦY TÀ (TT) THINLEY NGUYÊN THÀNH LÀ AI? Chào các em, vì tên thầy tà (tt) đê tiện, xảo trá cung cấp số điện thoại của anh trong đơn ngu dốt trên trang xú uế của hắn nên nhiều người liên hệ muốn tìm hiểu nên anh tóm tắt để mọi người hiểu rõ về tên tt này. (anh tách ra làm 3 phần để post) Phần 1 Tt ăn cắp giáo pháp trong kinh điển xào nấu và cho là "phát kiến" của tt và tự nhận là tổ sư sáng lập dòng "yoga tối trí" dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà chứ không phải hoạt động tôn giáo nhưng học trò thực hành nghị quỹ tụng niệm do tt biên soạn toàn lấy trong kinh điển. Mọi hoạt động của tt là hoạt động tôn giáo của đạo Phật và tt tận dụng kiếm tiền qua các hoạt động đó: tt làm lễ quy y để lấy tiền, có thời gian được học trò giàu có quy y cúng dường nhiều nên tt hoang tưởng nói "bây giờ những ai được tôi làm lễ quy y rất khó phải 10 triệu trở lên tôi mới làm lễ quy y"!! (theo như các em kể thì bây giờ tt phải quy y không lấy tiền để làm màu vì chỉ có những người không biết là tt mới dám để tt quy y vì tt còn chưa biết tt chết sẽ về cõi nào); tt thường tổ chức pháp sự, pháp hội giảng pháp của đạo Phật để lấy tiền cúng dường; tt gợi ý cúng dường "bậc đạo sư" để được hanh thông để lấy tiền; tt lừa đảo xây dựng Tây phương tịnh thổ (cõi cực lạc ở thế gian) để lấy tiền; tt phát lồ ra "heo đất"đại diện cho tt ₫ể hàng ngày học trò cúng dường cho heo để tích lũy công đức về Tây Phương cực lạc để lấy tiền; tt kêu nộp tiền lệ phí trang mạng và cúng dường trang mạng (pháp bảo) hàng tháng để lấy tiền; tt bán sách ế của tt biên soạn còn xót lại bị mối mọt để lấy tiền mặc dù học trò đã có rồi mà tt xảo trá gọi là thỉnh pháp bảo của tt (tt nói khi chết tt không để lại những hạt xá lợi nhưng sách tt biên soạn từ các nguồn trong kinh điển mà tt xảo trá là tác phẩm tâm linh của tt để lại là pháp bảo của tt)??!! Phần 2 Để tránh bị cho là hoạt động tôn giáo trái phép lừa đảo kiếm tiền nên tt đã nhờ học trò thân cận ở miền Bắc (tt nói học trò này mượn tt 100 triệu làm ăn không biết bao giờ mới thu hồi lại được) để chạy chọt xin thành lập viện thuộc Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam, hằng năm gần Tết âm lịch tt gọi điện cho học trò này đại diện tt đem bao thư đến những nơi mà nhờ cậy để biếu xén để đền ơn (tra trên google sẽ thấy: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 134 hội thành viên trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60 liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử). Qua đó thấy chức năng và hoạt động của Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng nhưng không hề có hoạt động tôn giáo. Tt luôn tự hào nói trang xú uế của tt là đã tà xây chánh, bài trừ mê tín, luôn theo đúng quỹ đạo chánh pháp Phật đà nhưng thực tế tt luôn làm những điều ngược lại với những gì đã nói: tt ruyền bá mê tín làm cho học trò u mê mù quáng đến cuồng tín và tt phỉ báng Phật pháp. Tt truyền bá mê tín với sự trợ giúp đắc lực của các công công ăn theo (những công công này được tt cho mượn tiền hoặc được tt giúp đỡ bằng tiền nên hết lòng bênh vực tt mà những đồng tiền này từ lừa đảo và mua bán tâm linh mà có). Bằng "50 kệ tụng sùng kính đạo sư" không đúng giáo lý của Đức Phật, tt đã làm tê liệt ý thức của học trò, biến họ thành những con người mù quáng cuồng tín, rập khuôn như nhau, tôn sùng tt như 1 bậc bồ tát dù có bị chửi bới, mạt sát...
Mạnh Cường
31/12/2020
Tôi hoan hỷ khi trang mạng của Chùa Adida và trang mạng của Viện Nghiên cứu Tâm lý học và Ứng dụng Yoga Thanh Trí (phía Thầy Nguyên Thành) để bình luận công khai trong khi trang mạng của Thư viện Hoa Sen thì không! Chưa bàn đến nội dung nhưng từ động thái này của Thư viện Hoa Sen đã khiến tôi cảm thấy có gì đó mờ ám, không công khai minh bạch.
Vũ Nhật Minh
31/12/2020
Tôi thấy trong bài viết Thư viện hoa sen cho rằng "Những điểm bôi xấu khác không cần quan tâm như việc thành lập nhà xuất bản AVF, tham gia các hoạt động văn hóa như ra mắt sách có nghi lễ chào cờ VNCH và bằng cấp giả của người chủ biên". Để công khai minh bạch, đề nghị Thư viện Hoa Sen đăng hình ảnh bằng cấp của người chủ biên? Đề nghị Thư viện hoa sen giải thích về việc có nghi lễ chào cờ mà lại là cờ VIỆT NAM CỘNG HÒA? TẠI SAO KHÔNG DÙNG CỜ ĐỎ SAO VÀNG MÀ LẠI LÀ CỜ VIỆT NAM CÔNG HÒA?
Kanji Tịnh Hải
31/12/2020
Đỗ Mai Hạnh - Trang Huyền Trần gian ơi, để tui nói cho bạn nghe! Thư viện Hoa Sen họ sai be bét ra, khai man, trốn thuế, làm nhiều chuyện khuất tất... Trước đây tôi thấy Mai Hạnh, Trang Huyền cũng đồng tình tác pháp, lật mặt gian trá của họ trên CHANHTUDUY.COM và cả Facebook, mạng xã hội nữa kia mà! Sao nay lại chạy theo mà "bợ đỡ, bưng bê" họ lên đầu dữ vạy! Họ đến cái văn phòng còn không có minh bạch, nữa là Thư viện, nói đến chuyện "con đường NGOẠI GIAO" với chả Bang giao. Giáo hội (Phật giáo Việt Nam) cũng có tư tưởng, lập trường bảo vệ sự đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước vì lợi ích chung của người dân, Tổ quốc chứ họ không phải cái bàn, cái ghế như ý bạn là muốn "bê giáo hội" để mà xử lý Viện ITA, ông Nguyên Thành hay bất kỳ ai đó thực hành Phật pháp, nương theo Trí tuệ nhà Phật (mà không di theo con đường tôn giáo, tín ngưỡng) "theo luật tôn giáo chính phủ". Bạn quên rằng từ ngàn năm giữ nước thời Lý, Trần đã có biết bao Quốc sư (Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ...) và cả những bậc Minh Quân (nhiều vị Vua đời Trần, nhất là Phật Hoàng Trần Nhân Tông) đã ứng dụng Phật pháp, Trí tuệ Phật đà vào trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm, an dân, trị quốc, đem lại thái bình, thịnh vượng cho muôn dân đó sao!? Trí tuệ Phật đà đâu phải nằm yên trong tôn giáo, tín ngưỡng hay bất kỳ đoàn thể, tổ chức, cá nhân nào! Ngày nay hàng triệu người con Việt và cả nhân loại đều có thể học Phật, tư duy ý nghĩa từ kho tàng Kinh điển, thực hành ứng dụng Phật pháp vào đời sống để mưu cầu hạnh phúc, giải thoát khỏi những đau khổ, bức bách trong đời sống thể chất, tinh thần, tâm linh cho mình, cho người. Lẽ nào họ không được phép, lẽ nào họ phải đi xin phép giáo hội Phật giáo Việt nam hay Ban Tôn giáo Chính phủ? Hay họ phải đến để cầu xin bạn "ĐỖ MAI HẠNH", đến khi bạn vừa lòng, ưng ý thì mới được học, được thực hành Phật pháp? Trí tuệ Phật đà không thuộc sở hữu của riêng Giáo hội PGVN, không của riêng Viện ITA, không phải sở hữu riêng của Hòa thượng, thượng tọa này, hay ông Đạo sư Nguyên Thành này, ông Lạt ma, Rinpoche kia.. Và chắc chắn nó cũng không thuộc về riêng của bạn đâu, Mai Hạnh - Trang Huyền nhỉ!?. Thế nên bạn đừng có cố ý mà "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia", dân gian người ta gọi là nói trật lất, "trớt quớt" đó!

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020)
Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020) (84 hình)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020) (47 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13825
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13696
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 9478
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 10110
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 9063
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8679
  • An Lạc Từ Tâm 12267
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 12335
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11774
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11532
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 5299
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 6033
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 8795
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 5681
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 5676
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 6702
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 6642
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 7620
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 6720
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 11297
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 11337
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 12406
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11691
  • Một Chuyến Giả Từ 11224
  • Nối Một Nhịp Cầu 12462
  • Vẫn là Em Thơ 11872
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4629
  • Quê Hương Nguồn Cội 11666
  • Như Giọt Sương Đêm 13289
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Mi Tiên Vấn Ðáp
Biên Niên Sử Thiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC