• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Pháp Khí

Bát đại pháp khí cát tường theo quan niệm của Mật tông

Chùa A Di Đà | 21/7/2016 | 0 Bình luận

Trong Mật tông, điều thú vị là người ta cũng còn có thể tìm thấy một số loại pháp khí mang điềm cát tường – tốt đẹp, không chỉ dùng những khi cúng dường chư Phật mà còn biểu thị mong cầu điều tốt lành.


Xin giới thiệu đến bạn đọc bát đại pháp khí cát tường theo quan niệm của Mật tông…Những pháp khí cát tường này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: Cát tường bát bảo, Bát cát tường huy, Tạng bát bảo… Bát đại pháp khí này tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, viên mãn theo suy nghĩ truyền thống của người dân Tây Tạng cũng như Mật tông. Xếp theo thứ tự, đó là: Ô báu, đôi cá vàng, bảo bình, hoa sen, tù và bằng ốc, vật kết cát tường, thắng lợi tràng, kim luân, thường dùng bày trước ban tượng Phật. Theo truyền thuyết để lại, các vật cát tường này, khi Đức Phật đắc đạo, đã được dâng cúng với ý chúc mừng và cầu thỉnh.

Ô báu – Hoa cái bảo tán

Ô báu – Hoa cái bảo tán

Theo tiếng Phạn, ô báu gọi là “Chatra” hay “Hoa cái bảo tán”, thực chất là vật che đầu có từ thời Ấn Độ cổ đại được giới quý tộc, hoàng gia dùng che đầu mỗi khi đi ra ngoài. Về sau, “bảo tán” trở thành một thứ đồ nghi trượng, tượng trưng cho quyền lực và sự giàu sang.

Sau khi đắc đạo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu ngồi thuyết giảng pháp cho các đệ tử, đức Phạn Thiên khi ấy có cầm một chiếc ô báu màu trắng cán vàng, được gắn châu báu với 2 dải lọng tua hai bên ra che nắng cho Đức Phật rồi sau đó dâng cho Phật dùng.

Từ một công cụ bình thường, ô báu đã trở thành một đại pháp khí của Phật giáo Mật tông, tượng trưng cho sự che lấp đi ma chướng, giữ gìn và bảo hộ Phật pháp, có tác dụng tiêu trừ ngũ độc cho chúng sinh. Tại Tây Tạng, “hoa cái bảo tán” là vật chuyên dùng cho các hoạt Phật, thượng sư và Đại Lạt Ma.

Về cấu tạo, ô báu còn có trang trí thêm lông khổng tước, sợi châu báu vàng bạc…Hình tròn của ô tượng trưng cho trí tuệ, gia hộ cho chúng sinh thoát khỏi những cảnh khó khăn. Chiếc núm trên đỉnh ô tượng trưng cho vinh dự, sự tôn kính, đại diện cho uy quyền của Phật giáo và sự phổ chiếu khắp bốn phương của Phật pháp.

Đôi cá vàng

Cá vàng (tiếng Phạn, Suvarnamatsya) là một loại cá sông có râu, còn được gọi là cá cao nguyên hay cá hoàng kim. Con cá này có vây ngọc dài, mềm mại, mắt tròn phát sáng lấp lánh, roi rõ mọi thứ vô minh, là biểu tượng của trí tuệ.

Đôi cá vàng

Theo Phật giáo Tạng truyền, vào thời nguyên sơ của trái đất, biển lớn bao trùm và cá trong biển lớn là khởi nguồn của các loài động vật trong thế gian. Còn màu vàng của cá theo quan niệm của dân tộc Tạng, là màu của hưng vượng, phát triển.

Một đôi cá vàng – một đực, một cái – còn tượng trưng cho sinh mệnh, sự sinh sản và tránh thoát bể khổ cõi luân hồi, tượng trưng cho sự thống nhất cao độ, sự hài hòa tuyệt đối âm-dương, cương –nhu, trí tuệ - phương tiện.

Trong kinh Phật có câu chuyện Liên Hoa Vương xả thân mình thành cá để cứu người, cho nên, cá còn là vật tượng trưng cho cát tường, may mắn, biểu thị cho sự từ bi của Đức Phật.

Con cá bơi trong nước, thoải mái không có chướng ngại nên Phật giáo còn dùng nó để biểu thị thế giới siêu việt, người tu hành nhờ đó mà đạt được giải thoát. Đặc biệt, mắt cá có thể nhìn thấu mọi vật trong bùn nước nên cá vàng còn tượng trưng cho tuệ nhãn.

Bảo bình

Bảo bình, hay lọ, bình sạch, là đồ dùng đựng ngũ bảo – 5 thứ châu báu, ngũ hương, ngũ dược, ngũ cốc...Nếu nhìn thấy đồ cúng dường là 5 bình hương thơm đựng đầy tràn thì điều này có nghĩa là đại diện cho ngũ trí của Phật.

Miệng bảo bình thường được trang trí hoa báu, thân bình cũng được trang trí bằng nhiều họa tiết, ngoài ra còn gắn thêm châu báu ở thân, trên đỉnh hay dưới đáy với nhiều hình vẽ hoa sen.

Bảo bình cũng còn là một pháp khí được dùng để quán đỉnh khi tu pháp Mật tông với việc người thụ giới được vẩy rượu thơm lấy từ trong bình, khiến cho được phúc báo, trừ bỏ bệnh tật, tiêu trừ ác nghiệp, khai hiển trí tuệ từ đó giải thoát khỏi mọi ma chướng.

Bảo bình

Là một trong 8 báu vật may mắn của dân tộc Tây Tạng, trong bảo bình thường có nước cam lộ, đá quý, sữa chua, được cắm thêm cành như ý hoặc lông đuôi khổng tước tượng trưng cho tài vật tăng thêm, vạn sự như ý, phúc trí viên mãn…

Hoa sen

Hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng lại thanh sạch với hương thơm tinh khiết, tượng trưng cho việc có thể giải thoát mọi phiền não và tội ác, thăng hoa đến cảnh giới thanh khiết, sáng rõ.

Theo truyền thuyết, khi Phật ra đời thì hoa sen dần dần nở, trở thành một vật có địa vị đặc biệt quan trọng trong Phật giáo.

Sự cao khiết của hoa sen biểu tượng cho Phật pháp không thể bị ô nhiễm; khí chất thơm tho, đẹp đẽ, cao nhã biểu thị Phật pháp trừ bỏ tất cả mọi điều bất thiện và vọng ngữ, tính tình nhu hòa, chuyên tâm tu pháp.

Phật giáo Tạng truyền còn dùng cánh hoa sen trắng để so với đầu lưỡi của Phật tổ khi ngài thuyết pháp. Hoa sen tượng trưng cho Phật hay Bồ Tát không chịu sự xâm nhiễm của tâm, ý hay ma chướng bên ngoài, giữ gìn Phật pháp tận thiện tận mỹ, thuần khiết vô cùng.

Thân, lá và hình trạng của hoa sen tượng trưng cho các mạch trên cơ thể con người, đại diện cho Phật pháp khai mở trí tuệ, tu hành đến cảnh giới tối cao. Đặc biệt, hình tượng Phật, Bồ Tát và các vị thiên thần đều tọa trong hoa sen chính là tượng trưng cho sự giác ngộ viên mãn, tu thành chính quả.

Tù và ốc

Tù và ốc

Tương truyền, khi Đức Phật bắt đầu thuyết pháp trong vườn Lộc Dã, Đế Thích Thiên có dâng lên Phật một con ốc biển, từ đó, ốc biển trắng tượng trưng cho trí tuệ và sự viên mãn của Phật tính.

Ốc biển dùng làm nhạc khí gọi là pháp loa, gồm 2 loại là có trang sức và không có trang sức. Pháp loa không có trang sức thường được cúng dường trên chính điện, pháp loa có trang sức thì dùng trong các pháp sự, đặc biệt có những pháp loa nạm vàng khảm ngọc, viền cánh, khắc hình ảnh hoa văn rồng rất tinh xảo.

Vạn tự kết

Vạn tự kết, hay gọi là vật kết cát tường, thường dùng những sợi chỉ kết lại thành hình dạng gần như chữ “Vạn” tượng trưng cho Phật môn, là một tiêu chí thể hiện sự may mắn, cát tường có nguồn gốc từ Ấn Độ, cũng là tượng trưng cho Phật giáo với nghĩa “vạn tướng”.

Vạn tự kết thường được trang trí ở trước tượng Phật, biểu thị quyền uy rất lớn. Vật này cũng thường được đeo cạnh eo của người du mục Tây Tạng, tượng trưng cho tất cả người trong nhân gian, vạn chúng nhân tu theo nghiệp thiện đều chuyên nhất tâm, hữu hảo đoàn kết, đoàn kết với nhau thành một khối…

Vạn tự kết

Vạn tự kết cũng còn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn của Phật, đại diện cho 5 trí tuệ của Phật là “pháp giới thể tính trí”, “diệu quan sát trí”, “đại viên kính trí”,”bình đẳng tính trí”, “thành sở tác trí” thể hiện ở khắp nơi, trí tuệ và phương tiện kết hợp chặt chẽ, chiến thắng tà ác và đau khổ.

Thắng lợi tràng

“Tràng” vốn có nguồn gốc từ một loại cờ trong quân đội của Ấn Độ cổ mà khi chiến thắng sẽ được giương lên để muôn người hô lớn. Sau này, Phật giáo dùng “tràng” tượng trưng cho phiền não được giải thoát, thắng lợi hoàn toàn. Khi Phật giáo hưng thịnh, “tràng” được chọn dùng biểu thị cho Phật pháp vững chắc, chiến thắng được tà môn ngoại đạo, phát triển không ngừng.

Thắng lợi tràng

Dạng thức của “thắng lợi tràng” có 2 loại: Một loại bằng lụa, hình ống dài với 9 tầng lụa bạch kết nối, chủ yếu dùng đặt trong Phật đường. Một loại khác lại được làm bằng đồng, trên khắc câu chú, đầu sư tử, chuỗi ngọc, vòng lửa, được mạ vàng để phát sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời. “Thắng lợi tràng” bằng đồng thường đặt trên đỉnh phòng, 4 góc hoặc 2 bên trước cửa Phật đường…

Kim luân

Kim luân – vòng vàng (tiếng Phạn, Chakra), tượng trưng cho Phật pháp. Hình trạng của kim luân tựa như mặt trời và vì thế cũng tượng trưng cho thần có năng lực bảo hộ và thống trị to lớn, có thể sáng tạo ra vạn tượng, che chở cho chúng sinh.

Kim luân

Trong tâm của luân có 3 vòng tròn tượng trưng cho Tam Bảo, sự chiến thắng Tam độc…Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta đã ghi nhận 8 kim luân nổi tiếng nhất, đại diện cho Bát chính đạo của Phật, truyền bá ý chí khắp 8 hướng hay tượng trưng cho 8 sự kiện lớn trong đời Thích Ca Mâu Ni…/.

Tác giả: Tuyết Liên (soạn)

Bài Liên Quan:

  • Dấu ấn Mật tông ở bộ tượng Di Đà Tam Tôn xưa nhất Việt Nam
  • Khánh (Vân Bản) của Phật giáo Hàn Quốc
  • Sự tích cái Mõ
  • Áo Hậu Trong Tăng Phục Phật Giáo Bắc Truyền
  • Mõ Kình Ngư Hàn Quốc
  • Ý nghĩa một số pháp khí Phật giáo

các bài khác

  • Ý nghĩa cây Tích trượng trong Phật giáo 18/8/2019
  • Ý nghĩa các âm điệu pháp khí trong nghi lễ Phật giáo 21/1/2019
  • Tìm hiểu pháp khí chày kim cương 4/7/2016
  • Nguồn gốc và ý nghĩa: Chuông, Trống, Mõ, Khánh, Bản 20/5/2015
  • Ý nghĩa một số pháp khí Phật giáo 25/4/2015
  • Pháp Khí Và Pháp Phục 23/4/2015
  • Chuông Trống Mõ Và Chuông Trống Bát Nhã 8/11/2014
  • Nguồn gốc , ý nghĩa của chuông, trống, mõ trong nhà Như Lai 26/4/2016
  • Trống Bát Nhã của Phật giáo Hàn Quốc 19/8/2015
  • Khánh (Vân Bản) của Phật giáo Hàn Quốc 18/8/2015
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022) (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15051
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15284
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11452
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11370
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10589
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10268
  • An Lạc Từ Tâm 14048
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13818
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13296
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12461
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6628
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7380
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10701
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7342
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 6924
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1605
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 7924
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 7973
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9270
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8101
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14234
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13399
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13466
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13163
  • Một Chuyến Giả Từ 13020
  • Nối Một Nhịp Cầu 13856
  • Vẫn là Em Thơ 13353
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5820
  • Quê Hương Nguồn Cội 12974
  • Như Giọt Sương Đêm 14492
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC