Cần phân biệt năm nhuận dương lịch và năm nhuận âm lịch.
Có năm nhuận dương lịch nhưng không nhuận âm lịch (vd năm 2008)
Có năm nhuận âm lịch nhưng không nhuận dương lịch (vd năm 2014)
Có năm nhuận cả dương lịch và âm lịch (vd năm 2012)
Trong DƯƠNG LỊCH : Năm nhuận là năm chia hết cho 4, nhưng không chia hết cho 100 (trừ những năm chia hết cho 400 cũng là năm nhuận)
Ví dụ các năm 1964; 1980; 1992; 1600; 2000 là các năm nhuận (dương lich)
Các năm 1700; 1800; 1900; 2100 ko phải năm nhuận (dương lịch)
Trong ÂM LỊCH : Năm nhuận là năm chia cho 19 có số dư là 0; 3; 6; 8; 11; 14; 17
Nghĩa là trong 19 năm liên tiếp có 7 năm nhuận, là các năm thứ 3; 6; 8; 11; 14; 17 và 19.Quy tắc này cũng có khi sai nhưng không nhiều (có khi năm thứ 8 ko nhuận mà năm thứ 9 mới nhuận), nhưng nói chung trong 19 năm phải có 7 năm nhuận.
Ví dụ các năm 1900; 1917; 1941; 1990; 2012 là các năm nhuận (âm lịch)
Năm nhuận dương lịch có 366 ngày.
Năm nhuận âm lịch có 13 tháng (383 hoặc 384 ngày)
Tính âm lịch TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Người Trung Quốc cổ đại cách đây hơn mấy ngàn năm đã có kiến thức đáng kinh ngạc về lịch. Theo văn bản cổ nhất ở Viễn Đông bàn đến lịch pháp là chương Nghiêu điển mở đầu Kinh thư, lịch Trung Quốc hàm ẩn một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Ta biết quỹ đạo vận chuyển của mặt trời trên thiên cầu gọi là “Hoàng đạo”. Quỹ đạo vận chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất gọi là “Bạch đạo”
Dùng mặt trăng để tính tháng thì rất tiện, vì tháng biểu hiện theo tuần trăng rất rõ ràng, nhưng dùng để tính năm thì lại không chính xác, thời tiết bị sai lệch vì cứ 3 năm lại có một tháng nhuận, 5 năm có 2 tháng nhuận trong 19 năm có 7 tháng nhuận. Như vậy chu kì của năm nhuận nảy sinh ra nhiều điều rắc rối. Vậy tính sao đây?
Căn cứ theo “Lục Thập Giáp Tý can chi” để tính lịch. Một chu kỳ từ Giáp Tý trở lại Giáp Tý gọi là một hoa giáp, mỗi hoa giáp gồm 60 năm, cứ 60 năm gọi là một nguyên, cứ 3 nguyên gọi là chính nguyên có (0 năm x 3 = 180 năm.)
Trong mỗi chính nguyên (180 năm) có 3 đơn nguyên là: Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên. Mỗi đơn nguyên có 3 vận, mỗi vận là 20 năm.
Cứ 3 chính nguyên (180 năm x 3 = 540 năm) là một đại nguyên. Có chính nguyên đầu, chính nguyên giữa và chính nguyên cuối. Hiện tại chúng ta đang ở trong chính nguyên cuối cùng (từ năm 1864 Giáp Tý đến năm 2043 Quý Hợi)
BẢNG TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Căn cứ qua Tam nguyên cửu vận ta xác định được các năm nhuận của âm lịch như sau:
Xem bảng thống kê các năm nhuận sau:
Và tiếp đến là chính nguyên đầu của đại nguyên sau (kể từ năm 2044) đến năm 2224). Các năm nhuận được tính như trên.
Qua bảng thống kê: Trong chính nguyên (180 năm) có 67 năm nhuận ÂL, trong đó có 19 lần cách 2 năm có năm nhuận. Số còn lại cách 3 năm mới có năm nhuận.
Số năm nhuận ÂL được tính như sau:
Cứ 3 lần: cách 3 năm có năm nhuận.
Đến 1 lần: cách 2 năm có năm nhuận.
Rồi 2 lần: cách 3 năm có năm nhuận.
Đến 1 lần: cách 2 năm có năm nhuận.
Liên tục như vậy 6 lần: ( 3-2 ) Ở thượng nguyên và Trung nguyên.
Đến Hạ nguyên – nghịch đảo một lần: (2-3)
Rồi lại trở về 2 lần: ( 3-2 ) Cuối cùng cách 3 năm có năm nhuận 3 lần, rồi hết.
Qua chính nguyên kế tiếp được tính y như chính nguyên trên.
* Muốn tính năm nào là năm nhuận của ÂL, ta lấy biểu số của năm Dương lịch đem chia cho 19 nếu vừa hết không có số dư hoặc số dư là 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì năm đó là năm nhuận của âm lịch. Ví dụ: năm 1919: 19 vừa hết không có số dư
1993: 19 còn dư 17
2014: 19 còn dư 14
2020: 19 còn dư 6
Vậy các năm trên là năm nhuận của âm lịch
Tháng giêng (01) không bao giờ có là tháng nhuận. Riêng tháng 9, 10, 11 trong chính nguyên có duy nhất 1 tháng nhuận mà đều nằm ở Hạ nguyên. Điểm khác biệt cơ bản giữa dương lịch và âm lịch là: Trong âm lịch tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu chỉ có 29 ngày.
Chúc Xuân trích từ bài của tác Ái Kiều/TRƯƠNG VĨNH KHÁNH
Hình ảnh thêm về Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch