Swastika là một biểu tượng được sử dụng bởi một trong những người đàn ông bị căm ghét nhất trên Trái đất, một biểu tượng đại diện cho sự tàn sát hàng triệu con người và đại diện cho một trong những cuộc chiến tranh hủy hoại nhất trên Trái đất. Nhưng Adolf Hitler không phải là người đầu tiên sử dụng biểu tượng này.
Trên thực tế, nó đã được sử dụng như là một biểu tượng quyền năng của hàng ngàn năm trước Hitler và trải qua nhiều nền văn hóa và các châu lục.
Đối với những người theo đạo Hindu và Phật giáo ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, chữ Vạn là một biểu tượng quan trọng trong nhiều ngàn năm. Cho đến ngày nay, biểu tượng này vẫn được nhìn thấy ở rất nhiều nơi – trên các ngôi đền, xe buýt, taxi và trên trang bìa của các cuốn sách.
Chữ Vạn trên một khảm La Mã ở thế kỷ thứ 2 TCN ở Sousse, Tunisia
Nó cũng được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại và có thể được tìm thấy trong các di tích trong thành phố cổ của thành Troy, vốn đã tồn tại từ 4.000 năm trước đây. Những cổ vật được phát hiện cũng cho thấy người Druids và người Celt cổ đại cũng sử dụng biểu tượng này.
Các bộ tộc Bắc Âu, thậm chí cả những người Công giáo đầu tiên cũng sử dụng chữ Vạn như một trong những biểu tượng của họ. Ví dụ, các Hiệp sĩ Teutonic, một giáo binh đoàn người Đức thời trung cổ, những người đã trở thành một dòng tu Công giáo thuần túy tôn giáo, đã sử dụng nó.
Chữ Vạn trên một mảnh gốm Minoan từ Crete
Nhưng tại sao biểu tượng này lại quan trọng đến thế và tại sao Adolf Hitler lại quyết định dùng nó làm biểu tượng?
Từ “swastika” là một từ tiếng Phạn (“svasktika”) có nghĩa là “Nó”, “hạnh phúc”, “như ý”, và “may mắn”. Tuy nhiên, nó còn được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước khác nhau như “Vạn “ở Trung Quốc,”Manji” tại Nhật Bản,”fylfot” tại Anh, “Hakenkreuz” ở Đức và “tetraskelion” hoặc “tetragammadion” ở Hy Lạp.
Năm 1979, PR Sarkar, học giả tiếng Phạn, cho biết ý nghĩa sâu xa của từ này là “vinh quang vĩnh cửu” (permanent victory).
Biểu tượng chữ Vạn sớm nhất từng được tìm thấy tại Mezine, Ukraine, được khắc trên một bức tượng bằng ngà voi và đáng kinh ngạc là đã có từ 12.000 năm trước. Ngoài ra, một trong những nền văn hóa sớm nhất được biết đã sử dụng biểu tượng này là một nền văn hóa đồ đá mới ở Nam Âu, trong khu vực hiện nay là Serbia, Croatia, Bosnia và Herzegovina – nền Văn hóa Vinca, xuất hiện khoảng 8.000 năm về trước.
Trong Phật giáo, chữ Vạn là một biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, giàu có (phú) và vĩnh cửu. Nó có liên quan trực tiếp đến Đức Phật và có thể được tìm thấy trên các bức tượng, được tạc vào lòng bàn chân và trái tim của Phật. Người ta nói rằng nó chứa trí huệ của Đức Phật.
Trên các bức tường của hầm mộ Công giáo ở Rome, biểu tượng này xuất hiện bên cạnh những lời “zotiko zotiko”, có nghĩa là “cuộc sống của cuộc sống”. Nó cũng có thể được tìm thấy trên các lỗ cửa sổ của nhà thờ Lalibela đá bí ẩn của Ethiopia và trong các nhà thờ khác trên khắp thế giới.
Biểu tượng Swastika trong cửa sổ của nhà thờ đá Lalibela.
Trong thần thoại Bắc Âu, Thần Odin xuất hiện xuyên qua không gian có hình dạng đĩa hay swastika đang quay xuyên qua mọi thế giới. Tại Bắc Mỹ, biểu tượng này đã được sử dụng bởi các Navajos.
Trong Hy Lạp cổ đại, Pythagoras sử dụng hình chữ vạn dưới tên “tetraktys” như một biểu tượng kết nối trời và đất, với cánh tay phải chỉ lên trời và cánh tay trái chỉ vào Trái đất. Nó cũng được sử dụng bởi người Phoenicia như một biểu tượng của mặt trời. Đây được coi là một biểu tượng linh thiêng được sử dụng bởi các nữ tu.
Làm thế nào và tại sao rất nhiều quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, qua nhiều thời đại, lại sử dụng một biểu tượng giống nhau và dường như có cùng một ý nghĩa? Đáng mỉa mai rằng, một biểu tượng của cuộc sống và sự vĩnh hằng, vốn có giá trị thiêng liêng qua hàng ngàn năm lại trở thành một biểu tượng của sự hận thù.
Hình ảnh thêm về Biểu tượng chữ Vạn và lịch sử 12.000 năm