Khởi đầu từ ý tưởng rằng toàn bộ Vũ trụ có thể được thu gọn thành Nhị nguyên khởi thuỷ của các Nguyên tắc được hình thành bởi một cặp đối nghịch Âm và Dương, Hoàng đế Phục Hi 伏羲2
Bát quái được thể hiện theo hai cách sắp xếp, Hậu thiên 先天八卦, Tiên thiên hoặc Hậu thiên bát quái (伏羲八卦), và Hậu thiên bát quái 後天八卦, Hậu thiên. Hậu thiên thường được dùng trong khoa Phong thuỷ học. Xem các tiết trước Nhị nguyên, Ngũ hành để hiểu rõ hơn.
fúxī bắt đầu thiết kế một biểu đồ, diễn họa tuyến tính của quá trình tiến hóa Vũ trụ của hai nguyên Âm Dương.
Trước hết, Tuyệt đối, tức Thái cực, khi tổ chức hoàn vũ, tự phân tách thành hai trạng thái, Âm và Dương. Hai trạng thái Nam và Nữ này lần lượt phân đôi thành bốn Tứ tượng: Âm nam và Âm nữ, Dương nam và Dương nữ.
Tứ tượng theo quy trình Nhị nguyên được phân thành Tám Nguyên Tắc. Tám Nguyên tắc này kết hợp với nhau và tạo ra toàn bộ Vũ trụ. Nay ta biểu diễn những nguyên tắc này bằng các ký hiệu. Phục Hi giống như tất cả các triết gia cùng thời đã cụ thể hóa các giai đoạn tiến hóa của các nguyên lý bằng các đường hay nét, một đường liên tục cho nguyên lý Nam Dương, và một đường đứt cho nguyên tắc Nữ Âm. Ta thường gọi Nguyên tắc là Quẻ và các nét liền hay rời là Hào3.
Ban đầu chỉ có hai trạng thái Âm Dương. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình tiến hóa, hai trạng thái Âm Dương được thành Bốn khía cạnh, Nhị nguyên sinh Tứ tượng 四象 sìxiàng, Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm và Thái âm.
Qua giai đoạn thứ ba, Tứ tượng trở thành tám Quẻ, mỗi Quẻ ở dạng Bát quái phát sinh từ sự kết hợp của các đường liên tục và không liên tục tức các Hào Âm và Dương. Mỗi Quẻ có tên riêng.
Tên này chỉ định các thực tế vật lý hoặc các hiện tượng tự nhiên. Việc phiên diện các bát quái này tuân theo một loại quy ước được chấp thuận bởi tất cả các học giả Trung Quốc. Nên ghi nhớ cẩn thận để hiểu đầy đủ ý nghĩa của các ký hiệu của các Quẻ.
Chính vì lý do này mà Hoàng đế Phục Hi đã đưa ra một cách sắp xếp theo hình tròn, trong đó Tám Quẻ được sắp xếp theo hình bát giác với chỉ dẫn liên quan vơí các Quẻ trong các lĩnh vực không gian. Vì người Trung Quốc quen viết từ trên xuống dưới và từ phải sang trái, nên sự liên tiếp của bát quái, trong cách sắp xếp đồ hình ngang, phải đi từ Dương đến Âm và thứ tự theo sơ đồ dưới đây.
Hình ảnh minh họa đồ thị tuyến tính Phục Hi Fuxi được gọi là Tiên thiên Bát quái. Nó hay được đặt ngược lại để thích hợp cách đọc phương tây, từ trái qua phải.
Dưới đây là hoạ đồ Hậu thiên Bát Quái viết theo phương Đông, đọc từ trái qua phải.
Lịch sử quái Bát lịch có hai đồ hình, Tiên thiên Bát quái 先天 八卦 Xiāntiān bāguà và Hậu thiên 後天 八卦 hoùtiān bāguà. Tiên thiên Bát quái mô tả bầu trời vũ trụ hoàn hảo: các Quái đối diện nhau, tổng cộng bao nhiêu hào Âm thì có bằng ấy hào Dương, mỗi âm ứng với một dương và ngược lại. Đây là cân bằng Âm Dương theo mỗi trục, nhưng sự hoàn hảo của đối xứng này là tĩnh và chính sự mất cân bằng mới tạo ra nhiệt động lực học. Trời của Hậu thiên Bát quái được đặt khác: sự cân bằng tĩnh của các trục đã biến mất. Đối với mỗi cặp bát quái đối nhau trên một trục, các đường âm dương không còn đối xứng nhau nữa. Dưới đây minh họa hai biểu đồ Thiên và Hậu bát quái. Ảnh Internet.
無極生太極 | Wújí shēng tàijí. Vô Cực sinh Thái Cực |
太極生兩儀 (陰陽) |
Tàijí shēng liǎng yí (jí yīn yáng). Thái cực sinh Nhị Nguyên Âm Dương |
兩儀生四象(少陽太陽少陰太陰) |
Liǎng yí shēng sì xiàng (jí shàoyáng, tàiyáng, shàoyīn, tàiyīn). Nhị Nguyên sinh Tứ Tượng, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm và Thái Âm. |
四象生八卦 (八八六十四卦) |
Sì xiàng shēng bāguà (bābā liùshísì guà). Tứ Tượng sinh Btas Quái. |
Bảng liệt kê các Quẻ của Bát, Hán ngữ, Bính âm, Việt ngữ và ký hiệu Unicode
Trời | ☰ | Càn Qián Thiên | U+2630 | 乾 |
Đất | ☷ | Khôn Kūn Địa | U+2637 | 坤 |
Sấm Sét | ☳ | Chấn Zhèn Lôi | U+2633 | 震 |
Gió/Mộc | ☴ | Tốn Xùn Phong | U+2634 | 巽 |
Lửa | ☲ | Ly Lí Hoả | U+2632 | 離 |
Nước | ☵ | Khảm Kǎn Thuỷ | U+2635 | 坎 |
Núi | ☶ | Cấn Gèn San | U+2636 | 艮 |
Đầm | ☱ | Đoài Duì Trạch | U+2631 | 兌 |
Ta có các Quẻ đươi đây theo Đồ hình hình ngang Bát Quái Phục Hi, đọc từ trái qua phải:
☰ | ☱ | ☲ | ☳ | ☴ | ☵ | ☶ | ☷ |
Qián | Duì | Lí | Zhèn | Xùn | Kǎn | Gèn | Kūn |
Thiên | Trạch | Hoả | Lôi | Phong | Thuỷ | San | Địa |
Theo hình tròn hay hình bát giác thì cơ sở của Bát quái luôn hướng vào tâm và hào của chúng đọc từ trong ra ngoài.
Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng Quẻ Bát quái không phải là sự sáng tạo tùy ý mà chúng được thiết kế theo một trật tự logic, thậm chí có thể nói là toán học, tuy nhiên chúng không cần liên quan đến khái niệm số. Khái niệm hệ số, xét ớ Tiết 4 sau này, sẽ được cụ thể hóa tốt hơn cho các biểu tượng; nhưng ở thời kỳ đầu, với việc thể hiện hình ảnh của Vũ trụ Thế giới, các nhà hiền triết chỉ cần những những cây gậy gỗ hay tre, để thay thế cho các hào liên tục (liền) và không liên tục (rời).
乾Càn Qián |
兌 Đoài Dùi |
離 Ly Lí |
震Chấn Zhen |
巽 Tốn Xùn |
坎Khảm Kan |
艮 Cấn Gèn |
坤 Khôn Xùn |
☰ | ☱ | ☲ | ☳ | ☴ | ☵ | ☶ | ☷ |
Thiên/Trời | Trạch/Đầm | Hỏa/Lửa | Lôi/Sấm | Phong/Gió | Thủy/Nước | Sơn/Núi | Địa/Đất |
天 Tiān | 澤 Zé | 火 Huǒ | 雷 Léi | 風 Fēng | 水 Shuǐ | 山 Shān | 地 Dì |
Trên đây: Wújí shēng tàijí. Le Néant wuji engendre l'Absolu. Tàijí shēng liǎng yí (jí yīn yáng). Thái Cực sinh Nhị Nguyên Âm Dương. Liǎng yí shēng sì xiàng (jí shàoyáng, tàiyáng, shàoyīn, tàiyīn). Nhị Nguyên sinh Tứ Tượng, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Sì xiàng shēng bāguà (bābā liùshísì guà). Tứ tượng sinh Bát Quái.
Ta nhìn trên hình, thấy hai nhóm Âm Dương trong Thái Cực, Không gian của Yin và Yang riêng biệt. Không gian Âm bên trái chỉ có các qủe Âm và không gian Dương bên phải chỉ có các Quẻ Dương.
Bây giờ thay vì Bát Quái đường thẳng, chúng ta áp dụng Bát Quái hình tròn, chúng ta sẽ có những hình bát quái giống hệt nhau, chỉ có điều chúng được sắp xếp theo một cách khác, theo đó Lửa đối nghịch hoàn toàn với Nước và Trời đối nghịch hoàn toàn với Đất. Xin lưu ý rằng bốn quẻ bát quái đầu tiên có một hào Dương liền nét ở đáy; và bốn hình còn lại có một hào Âm đứt đoạn cũng ở đáy. Quẻ bát quái bắt đầu từ dưới lên trên, với hào Dương nét liên tục thuộc về khu vực dương ta gọi là Thiên hành. Bốn quẻ tiếp theo, bắt đầu bằng hào Âm nét đứt đoạn, thuộc về khu vực âm, có nghĩa Mặt phẳng Trái đất hay Địa hành.
Trên bình diện Thiên thể hay Dương vực, hai Quẻ Âm bát quái Đoài và Ly Dùi Lí được đóng khung bởi hai Quẻ Dương Càn và Cấn Qían Zhèn. Ngược lại trên bình diện Địa hành, tức khu vực Ấm, trong đó hai Quẻ Cấn và Khảm Gèn Kan cũng bị đóng khung kèm giữa hai Quẻ Âm Khôn và Tốn Xùn Kun.
Càn Qián ☰ & Khôn Kun ☷ Bản thân hành tinh Thiên thể được đại diện bởi Quẻ có ba hào Dương. Ba dòng liên tục này tạo thành ký tự 三 nghĩa là 3, ☰ tượng trưng cho Vòm thiên thể cũng như Mặt phẳng thiên thể, cũng là Nguyên tắc Dương động. Tên là Quẻ Càn qián ☰
Bình diện Trái đất được biểu thị bằng ba hào Âm bồm các nét rời, không liên tục, tạo thành biểu tượng của Nguyên tắc thụ động, tượng trưng cho Vật chất. Nguyên tắc trần gian này được gọi là Quẻ Khôn kūn ☷ 坤.
Trên đây là hai Quẻ cơ bản Càn và Khôn được xem là Cha và Mẹ của Vũ trụ. Còn thêm 6 Quẻ Con cái gồm ba trai và ba gái.
Đi ngược chiều kim đồng hồ, chúng ta có tất cả Mùa hè của Cha vũ trụ ở đây - một quẻ Bát quái gồm hai hào liền nhau và một hào đứt đoạn. Đây là Đoài duì là cô gái út. Nàng là thiếu nữ bởi vì Quẻ này là âm, nói cách khác là đàn bà, nữ. Trên thực tế, dễ hiểu: Cộng với cộng sinh sộng, cộng gặp trừ sinh trừ, tức âm hay con gái. Mặt khác, phẩm chất của phụ nữ trong bát quái được đặc trưng bởi hào rời ở trên, và có nghĩa là cô gái được sinh ra cuối cùng sau hai chị, tức Cô Út.
Trung Quốc cổ đại cho một biểu tượng đặc biệt cho em gái này là một vực thẳm chứa đầy nước4, giống như Giải Ngân hà, nằm trong Thiên thể.
Cô Ba quẻ Ly ☲ 離 lí được thể hiện bằng hào đứt ngay chính giữa. Biểu tượng Quẻ này là Lửa. Bát quái lửa là một hào đứt nét được đóng khung, kẹp ở trên và dưới bởi hai hào liên tục. Quẻ này cũng thuộc về phái nữ, lại làm toán: cộng gặp trừ sinh trừ, trừ gặp cộng vẫn là trừ. Trong trường hợp Chị Hai ☴ 巽 xùn, hào rời dưới cùng là đường đứt đoạn. Khi thấy Cô Ba tức thứ hai trong nhà, cô không ở bên cạnh Anh Hai (anh cả) mà lại gần Cô Út.
Đường đứt đoạn hay hào rời này, ở giữa Quẻ Ly gợi lên ý tưởng một Âm lượng bị kẹp giữa hai lượng Dương tích cực, nêu nghĩa đó là một thứ động, để được mở rộng toát ra, cần phải được nâng đỡ bởi các hỗ trợ tích cực. Nói một cách dễ hiểu hơn, đường đứt đoạn ở giữa thể hiện một khoảng trống trừu tượng, tuy nhiên nó lại thể hiện ở hai khía cạnh cụ thể. Khoảng trống trừu tượng này chỉ có thể là Lửa, hai khía cạnh cụ thể của nó là ánh sáng và nhiệt. Chỉ riêng Lửa, nó không thể cháy lên nếu không gắn bó mật thiết với các vật hỗ trợ. Lửa luôn luôn dính vào một thứ gì đó như nhiệt chẳng hạn. Nó nhất thiết cần một cơ sở để duy trì nó. Cơ sở này có thể là Gỗ cho trường hợp cháy; nó có thể là Đời sống cho trường hợp nhiệt. Nếu không có cơ sở bảo trì được ký hiệu bằng hai đường liên tục, hai hào liền, thì đường cháy -- 陰 đứt, không thể tồn tại.
Quẻ Bát quái Lửa liên quan đến sự kết dính với một cơ sở của một nguyên tố, bản thân nó, là phi vật chất, bản chất thụ động, đây chính là lý do tại sao để trở thành ánh sáng và nhiệt, điện phải cần một vật dẫn để hỗ trợ. Giá đỡ này có thể là khí, kim loại hoặc kim bội, métalloïde, miễn không phải là chất cách điện. Thuở xưa nếu không có dây tóc5 filament tungstène thì có thể sẽ không có đèn điện, cũng như không có đèn néon, điều đó xuất hiện rất rõ ràng, bản thân điện không thể nóng và sáng, néon khi nóng thành màu trắng hoặc đỏ tươi; phát sáng bởi nhiệt độ cao. Ngày nay chúng ta sử dụng đèn điện phát quang6, gọi là đèn LED (viết tắt của tiếng Anh là Néon: Gas từ chuỗi khí hiếm (ký hiệu Ne; số nguyên tử 10; khối lượng nguyên tử 20,18) Light-Emitting Diode) là một loại đèn điện sử dụng điện phát quang, một hiện tượng quang điện tử sinh ra từ công nghệ diode phát quang, không Đèn LED chắc chắn sẽ không có điện phát quang.
Người Trung Quốc xưa, thật tò mò cho tưởng tượng, xem Lửa là một nguyên tố Nữ, mặc dù lửa về bản chất là biểu hiện của ngôi sao lớn mặt trời, cơ sở của hệ hành tinh của chúng ta. Mặt trời đối với người Nhật là nữ thần Amaterasu7.
Người Nhật có lẽ là những người duy nhất cùng với người Litva8 coi mặt trời là biểu tượng của chế độ mẫu hệ… Se divise et demeure entière; ainsi que l'amour maternel Phân chia mà còn nguyên vẹn; cũng như tình mẫu tử9 …
Sau mặt trời, tâm điểm của ánh sáng và điện, chúng ta đến không gian điện từ học électro- magnétisme. Khu vực này không thuộc phụ nữ, mà là của đàn ông, Anh Hai tức anh cả của gia đình, người anh trai có quẻ bát quái mang tính dương rõ rệt ☳ zhèn. Lại cộng trừ thành trừ, trừ với trừ là cộng! Quẻ này là của trưởng lão, bởi vì hào Dương liên tục đóng ở cơ sở hạ tầng. Biểu tượng của Quẻ Chấn là tia chớp, thuộc tính của thần Zeus, tức là sao Mộc. Tia sét đối với người Indo-Aryan là cái roi fouet, Vajra10, là sấm sét kim cương, của chúa tể thế giới, Sanat Kumara11.
Từ một góc độ khác, Quẻ Chấn Zhèn là Ātman, bản thể bất biến, bất tử. Tuy nhiên, biểu hiện đưa ra suy nghĩ có thể khác nhau, Ātman là Người điều chỉnh duy nhất của tất cả những gì sống và động, qui vit et qui se meut, nhưng bên cạnh vị thống đốc này, Vũ trụ được tồn tại, được thâm nhập bởi sức mạnh của Ātman, tuy khác biệt với nó, thế giới của những sinh vật mà Ông cai quản12.
Bảng dưới gi Quẻ với nghĩa vật lý, phương hướng, gia tộc và linh vật.
Bát Quái |
Nhị phân |
Quẻ | Nghĩa | Hướng | Gia đình | Linh vật | |
1 |
☰ |
111 |
乾 Càn |
trời 天 |
tây bắc |
cha |
⾺ mã (ngựa) |
2 |
☱ |
110 |
兌 Đoài |
đầm, hồ 澤 |
tây |
con gái thứ ba |
⽺ dương (con dê) |
3 |
☲ |
101 |
離 Ly |
lửa 火 |
nam |
con gái thứ hai |
雉 trĩ (con chim trĩ) |
4 |
☳ |
100 |
震 Chấn |
sấm sét 雷 |
đông |
con trai trưởng |
龍 Long (rồng) |
5 |
☴ |
11 |
巽 Tốn |
gió 風 |
đông nam | con gái trưởng |
雞 kê (con gà) |
6 |
☵ |
10 |
坎 Khảm |
nước ⽔ |
bắc |
con trai thứ hai |
豕 thỉ (con heo) |
7 |
☶ |
1 |
艮 Cấn |
núi ⼭ |
đông bắc |
con trai thứ ba |
狗 cẩu (con chó) |
8 |
☷ |
0 |
坤 Khôn |
đất 地 |
tây nam |
mẹ |
⽜ ngưu (con trâu) |
Nói cho thật xuất sắc, Quẻ Chấn Zhèn là nguyên tắc của Thượng đế và Thần thánh. Theo Đại Thuấn13 tức Ngu Thuấn: Yú shùn 虞舜 Đế xuất tự Chấn 帝出自震 dì chūzì zhèn,Đế từ Chấn mà sinh ra.
Với Quẻ Chấn, chúng ta xong nhóm Bốn Quẻ của Thiên thể. Mặt phẳng Thiên thể này kết nối với Bình diện Đất bằng một trục vô hình dáng, ngăn cách nguyên lý thiết kế của Quẻ Chấn Zhèn
☳ 震 Anh Hai với Quẻ Tốn ☴ 巽 Chị Hai, cả hai nằm đối diện nhau, nhưng ở hai bên biên giới.
Đối mặt với Quẻ Chấn Zhèn là Quẻ Tốn Xùn ☴ 巽, chị cả trong ba chị em. Quẻ Bát quái của cô ấy cho thấy rằng cũng giống như Chấn Zhèn, phẩm chất Chị cả trên thực tế là nét Âm rời, cơ sở của Quẻ này. Chấn Zhèn thuộc mặt phẳng thiên thể còn Tốn Xùn thuộc Bình diện Đất. Quẻ Tốn thể hiện sự sống, nhưng sự sống trong trạng thái của hơi thở. Trong tự nhiên hơi thở này là gió, nên Quẻ Tốn là Gió.
Hai Quẻ Chấn và Tốn tạo thành một cặp đôi bổ sung có cùng ký hiệu là Không khí. Chấn chỉ phương diện Nam và Tốn chỉ phương diện Nữ, biểu tượng Chấn cũng chính là Cung Mộc.
Trên đồ thị Phục Hy đường thẳng, chúng được đặt cạnh nhau, nhưng trong cách sắp xếp hình tròn, chúng được đặt đối diện nhau vì nhất thiết hai nguyên lý cơ bản Càn qián ☰ 乾 và Khôn kun ☷ 坤 phải đối nghịch nhau. Sự sắp xếp này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ làm nổi bật rõ ràng sự khác biệt giữa hai sơ đồ củaKinh Dịch Yijing: Hà đồ Hétú 河 圖 và Lạc thư14 luòshū 洛 書.
Ảnh cho thấy hai đồ thị, bên trái là Hà đồ tức Tiên thiên Bát quái15 bên phải Lạc thư tức Hậu thiên bát quái. Ảnh Internet.
Hình đối diện minh họa sự khác biệt trong cách sắp xếp của Bát quái theo Hetu ở bên phải và Luoshu ở bên trái. Ảnh Internet
Hà Đồ Hetu là nguồn gốc của Tiên thiên Bát quái 先天 八卦 Xiāntiān bāguà hay Bát quái Nguyên thủy.
Lạc Thư Luoshu là của của Hậu thiên Bát quái 後天 八卦 hếutiān bāguà hay Bát quái Bày tỏ.
Hà đồ-Lạc thư Hetu - Luoshu làm nên một hệ thống phân biệt thời gian, phương hướng và các mùa được con người thời cổ đại sắp xếp theo chiêm tinh học. Các số từ 1 đến 10 trên bản đồ sông Hà (Hoàng hà) là số hệ thế của trời và đất 天地 生成 數 tiāndì shēngchéng shù thiên địa sinh thành sổ, và các số từ 1 đến 9 trong Lạc thư Luoshu là số thay đổi của trời và đất 天地變化 數 tiāndì biànhuà shù thiên địa biến hóa sổ.
Khi có năng lượng Khí 氣 qi thì có hữu hình, có hữu hình khi có vật chất, vật chất có số lượng, số lượng có khía cạnh (phương diện). Ngũ Hành: Không khí, Hữu hình, Vật chất, Số lượng và Khía cạnh là năm yếu tố được sử dụng trong cả Hà đồ và Lạc thư Bát quái. Sơ đồ kết hợp hai Bát quái Hà đồ - Lạc thư được sử dụng để mô phỏng và thể hiện, cả hai được kết hợp và tích hợp một cách tài tình thành một, để xây dựng một đơn vị thời gian và không gian của vũ trụ, từ đó vạn vật sinh ra và phát triển.
Trên bản đồ sông Hà đồ Hetu, các chấm đen và chấm trắng được sắp xếp trong một bảng số chứa cái vô hạn; trên Lạc thư, tổng số của ba con số trên các đường thẳng đứng, ngang và xiên đều bằng 15. Hậu và Thiên Bát Quái tương phản với hai mươi tám sao nhị thập bát tú và hoàng đạo, ngữ này xuất phát từ Sách Thay đổi Xci, 系辞上 Hệ từ Thượng cuả Kinh Dịch Yijing, "Hà đồ là Ảnh, Lạc thư là sách", Hà đây là sông Hoàng hà 黄河. Luo, Luoshui sông Lạc. 語 出 易經繫辭上 河 出 圖 , 洛 出 書”, 河, 黄河. 洛, 洛水. Ngữ xuất dịch kinh hệ từ thượng , hà xuất đồ, lạc xuất thư. Hà, Hoàng hà. Lạc, Lạc thủy. Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở châu Á, sau sông Dương Tử và dài thứ sáu trên thế giới. Sông Hoàng Hà có chiều dài ước tính là 5.464 km được đặt tên từ màu vàng của đất bồi. Sông Lạc, 洛水, là một phụ lưu chính. https://baike.baidu.com/item/ 河 圖 洛 書/ 1410
chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Hà đồ tương ứng với Hậu thiên Bát quái của Phục Hi, Lạc thư diễn Hậu thiên Bát quái của Chu văn Vương.
Nguồn gốc của Hà đồ / Lạc thư là một bí ẩn vĩnh hằng trong lịch sử nền văn minh Trung Quốc. Hà đồ lần đầu tiên được đưa vào Thượng thư 尚書 shàngshū; tiếp theo là trong Dịch truyện 易傳 yìchuán của sách Luận Ngữ.
Dich truyện là một trong sách triết học nhiều hơn là một cuốn sách mô tả và phát thể. Tuy nhiên, theo quan điểm thực nghiệm, rất khó để tìm ra cơ sở khoa học chặt chẽ để xác định nguồn gốc của Hà đồ / Lạc thư và ở một địa điểm cụ thể.
Sau Gió đến Nước. Vì Địa là đất đối lập với Thiên là trời, nước đối lập với lửa, nếu chúng ta thừa nhận rằng mặt phẳng thiên thể là nửa trên của hình tròn và nửa dưới tạo thành bình diện đất, ta nhận ra ngay lập tức rằng ngọn lửa thuộc về Thiên hành và nước ở Điạ dạng. Đây là lý do tại sao người xưa mô tả hai yếu tố trái ngược này như sau: nước thì ẩm và có xu hướng đi xuống, lửa thì bốc cháy và hướng thượng.
Xu hướng đi xuống này được đặc trưng bởi Quẻ bát quái ☵ có tên Khảm 坎 Kǎn, một quái dương tính nam giới, vì Âm với Dương là Âm rồi Âm với Âm lại là Dương. Nếu Quẻ Ly ☲ 離 là Cô Ba thứ hai , Khảm là Thằng Ba con trai thứ hai. Phẩm chất người của Thằng Ba được thể hiện qua đường hào Dương liền mạch ở giữa.
Đặc điểm tích cực này lại bị giam giữ trên dưới trong hai hàò đặc điểm tiêu cực Âm, gợi lên ý tưởng về một thực tại trong trạng thái bị đình chỉ, hay nói cách khác, là một cái gì đó thực mà bị treo lơ lửng giữa những yếu tố ảo.
Rõ ràng hơn, chúng ta có thể quan niệm đây chính là Nước ở trạng thái hơi bay lơ lửng trong không khí, ngay khi nó hiện thực mà không có sự hỗ trợ, nó sẽ rơi xuống đất, có nghĩa là có xu hướng hạ khứ 下去 đi xuống.
Không giống như lửa cần gắn vào một chỗ dựa cục bộ để giữ nó lại, trong khi nó khao khát bay lên trời, nước không dính vào bất cứ thứ gì, vì nó không có và không cần chỗ dựa thực sự. Tất cả các phương tiện của nó đều là ảo và đó là lý do tại sao nó phải phù hợp với hình dạng của mọi thứ chứa nó.
Đối với trí tưởng tượng, một hào dương liền giữa hai hào âm rời, không liên tục, thể hiện một thực tại đang chìm vào vực thẳm, bởi vì tuy hữu hình, nó bị treo lơ lửng trong hư vô. Sự hư vô này được biểu tượng bằng hai đường không liên tục, hình ảnh của sự thụ động, hoàn toàn ảo và mang một tên không có thực.
Triết gia phương Tây đã so sánh nước với ý thức của con người. Ý thức nhân bản của Cogito16 của Descartes thực sự là một thực tế. Nhưng thực tế này nằm ngay giữa những điều không thực. như dụ ngôn về hang động của Plato17 cho chúng ta một ví dụ nổi bật nhất về điều này.
Theo Bergson, trí tuệ cơ bản là khoa thực hành phù hợp với homo faber18 người bình thường. Hoàn toàn hướng về vật chất, trí tuệ ấy không thể nắm bắt được thực tế, và có đặc điểm là trí tuệ không hiểu cuộc sống một cách tự phát spontanée. Định nghĩa này với nước rất đúng.
Nguyên tố Nước vẫn quay về vật chất, xu hướng đi xuống chứng tỏ định hướng của nó. Nước đối với việc không thể nắm bắt được thực tế, lỗ hổng cơ bản này là do bản chất của nước, đây là nói về trí thông minh. Trí thông minh giống như một tia sáng chói lọi giữa bóng tối dữ dội.
Chùm ánh sáng là đường dương liên tục tức hào Dương, và bóng tối là tất cả những gì cản lại ánh sáng, trong trường hợp này chính là hai hào âm nét rời, liên tục bao vây và bọc hào dương.
Trên đây là ý tưởng xuất hiện từ Quẻ Bát quái Khảm 坎 ☵ thể hiện bởi nguyên tố Nước. Yếu tố Nước là yếu tố vẫn được liên kết mật thiết với Nhân thể, em trai của Nước, mà sự sáng tạo theo Kinh thánh sách Sáng thế ký 2: 7, Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh. Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó.
Trong văn chương La tinh, Appius Claudius Caecus đã sử dụng thuật ngữ này trong Sententiæ, khi nói tới khả năng của con người trong kiểm soát vận mệnh của mình và những gì xung quanh: Homo faber suae quisque fortunae (Mỗi con người đều là nghệ nhân của vận mệnh mình). Nguồn Wikipedia.
Trong nhân loại học, Homo faber, với ý nghĩa như là "người làm việc", được đặt đối diện với Homo ludens - "người rong chơi", là người gắn với tiêu khiển, hài hước và giải trí.
Con người được thể hiện bằng một Quẻ Bát quái Dương tên Cấn gèn ☶ 艮. Đó là thằng Út. Hào Dương nam trên đầu Quẻ là dòng cuối cùng trên Quẻ, Cấn đứng thứ ba sau Chấn Zhèn và Khảm
Kan. Trưởng huynh và thứ huynh của Cấn được ghi nhận là Sấm sét và Nước, Cấn được coi là biểu tượng của Núi.
Các Quẻ Dương | Các Qủe Âm | ||||||
Càn Qián |
Chấn Zhèn |
Khảm Han |
Cấn Gèn |
Khôn Hun |
Tốn Hùn | Ly Lí |
Đoài Dùi |
☰ | ☳ | ☵ | ☶ | ☷ | ☴ | ☲ | ☱ |
Bố |
Trai trưởng |
Trai thứ | Trai út | Mẹ |
Gái trưởng |
Gái thứ | Gái út |
乾 | 震 | 坎 | 艮 | 坤 | 巽 | 離 | 兌 |
Núi đối với Khổng Tử là đại diện cụ thể và chính là hình ảnh của Nhân loại và Tình người.
Thầy Tử Xương Tzeu tchang, người hỏi Khổng Tử tại sao người hiền triết yêu núi, Khổng Tử trả lời: những ngọn núi rất cao, rất cao, nhưng ta yêu chúng, bởi vì trên núi cây cối phát triển, động vật sinh sôi nảy nở, rất nhiều kho báu.
Những ngọn núi tạo ra kho báu mà không giữ cho riêng mình, chúng ta có thể nhặt được bất cứ ở đâu và không ai sở hữu chúng. Mây và gió được sinh ra từ trên núi để Trời và Đất giao tiếp với nhau, Âm Dương cân bằng, hòa hợp. Nhờ lợi lộc nơi sương gió mà sinh ra muôn loài, loài người có gì ăn nấy. Đây là lý do tại sao nhà hiền triết yêu những ngọn núi19
Núi còn mang một ý nghĩa tượng trưng tầm quan trọng. Nó thể hiện quán tính, Inertie, của vật chất. Trong khi toàn bộ vũ trụ là đối tượng của sự tiến triển không ngừng, ngọn núi vẫn thản nhiên và sự bình yên tự tại của nó, là phản đối trước sự thay đổi vĩnh viễn của sự trở thành devenir.
Do đó, ngọn núi nhân cách hóa Lý trí phổ quát la Raison Universelle, trong sự thống nhất và bất biến của nó. Khi tất cả sụp đổ, ngọn núi dừng lại với hiểu biết vĩnh hằng immuable của mình.
Núi hưởng vãng cao20, nó khao khát độ cao chứ không phải mênh mông của vũ trụ..
Núi nâng cao mình lên cùng lý tưởng, tượng trưng tình yêu cuộc sống và núi giống con Người, với tất cả những gì con người có. Giống như núi, Người có lực quán tính force d’inertie, Người phải dừng lại khi Ngã tương Ngã hưởng21 ruồng bỏ y. Có lẽ vì thế mà các triết gia cổ đại phương Đông đã cho Quẻ bát quái Cấn, con người, biểu tượng của Núi.
Ngoài ra, Núi không xa con Người, vì ngay sau Quẻ Chấn Zhèn là miền đất của Quẻ Khôn ☷ 坤. Với Quẻ Khôn, chúng ta kết thúc chu kỳ của Bát Quái, Tám Quẻ nguyên tắc. Nhận xét cách cẩn thận, chúng ta ngay lập tức nhận ra rằng Tám Nguyên tắc này tạo thành hai phạm trù khác nhau rõ ràng.
Một mặt, chúng là những đối ngược chính thức oppositions formelles, như trời và đất, nước và lửa. Đây là những Quẻ dưới đây:
☰ ☷ ☲ ☵
Càn Trời Qián 乾 Khôn Đất Kun 坤 Ly Lửa Lí 離 Khảm Nước Kǎn 坎
Mặt khác ta có những đối ngược tương đối như các Quẻ sau đây:
☱ ☶ ☳ ☴
Đoài Trạch Đầm Duì 兌 Cấn Núi Gèn 艮 Chấn Sấm sét Zhèn 震 Tốn Vent Xùn 巽
Trong đồ thị tuyến tính Bát Quái Phục Hi trên, ta có thể dễ dàng phân biệt trên thực tế, các Quẻ chỉ là biểu hiện của Ngũ hành khơỉ nguyên. Thật vậy, hai bát quái lân cận là Càn Qian ☰ và Đoài Dùi ☱, tạo thành cùng một nhóm, nhóm Ether-Kim, tuy Đoài là Quẻ Âm, được xem là một nhóm Dương tích cực, bởi vì sự hợp nhất của hai bát quái Càn-Đoài chỉ có một tính trạng Âm, thụ động hào rời, so với năm tính trạng Dương hoạt động, năm hào liên tục.
Nhóm Ether-Kim đối lập với nhóm gồm hai Quẻ Bát quái Khôn Kun ☷ và Cấn Gen ☶. Đây là nhóm Thổ-Vật được xem là Âm bị động vì tập hợp lại, nhóm có năm Hào Âm thụ động cho một Hào Dương liên tục duy nhất.
Hai nhóm đối lập này được hòa hợp bởi hai nhóm khác, trong đó nhóm ở giữa là nhóm Gỗ, được trình bày bởi hai Quẻ Chấn Zhen ☳ và Tốn Xun ☴, tượng trưng cho hơi thở quan trọng, sự sống.
Vẫn còn lại nhóm thứ tư là lưỡng tính, Thủy Khảm Kan ☵ và Ly Hỏa Li ☲, có ba Hào Âm và ba
Hào Dương. Nói đúng ra, lưỡng tính hai mặt này chỉ là biểu hiện nhị nguyên của một và cùng một nhóm. Nhóm này được chia thành hai khía cạnh đối lập để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của Vũ trụ vốn có khía cạnh kép là Âm và Dương. Chúng ta sẽ thấy bên dưới, nếu lấy chúng riêng biệt, với ba hành còn lại chúng ta sẽ có ngũ hành.
Ngũ Hành: Nhóm:1Ether / Metal, nhóm 2: Thổ-Vật, nhóm 3: Gỗ tức Mộc, nhóm 4 và 5: Thuỷ và Hoả.
Tóm lại, tất cả phù hợp với Lý trí Phổ quát tức Chân lý Hoàn vũ, Cái Một tạo nên Hai, cái Hai tạo nên Bốn, như Dịch Kinh đã trình bày, trong chương đầu tiên, Thái Cực sinh Nhị nguyên, Nhị nguyên sinh Tứ tượng.
Nhưng tại sao Tứ tượng lại sinh Ngũ hành?
Bởi vì, tuân theo quy luật Lưỡng tính, nhóm Thủy - Hỏa cơ bản vốn là một, cùng một thực tại đã được chia thành hai yếu tố khác nhau và đối lập. Sự khác biệt này cần thiết và không thể thiếu, để đạt được sự cân bằng và hài hòa của ba nhóm lớn trước đó là Tinh thần (Càn / Đoài Qian / Dui) Vật chất (Khôn / Cấn Kun / Gen) và Sự sống (Tốn / Chấn Xun / Zhen), Esprit-Matière-Vie.
Đây là lý do tại sao Tám Quẻ Bát Quái phù hợp với các nguyên tắc năm yếu tố hay Ngũ Hành. Ta chỉ cần nhìn vào đồ thị Bái Quái đường thẳng Phục Hi để nhận ra điều này.
Thổ Vật | Thuỷ | Khí Mộc | Hoả | Ether Kim | |||
☷ | ☶ | ☵ | ☴ | ☳ | ☲ | ☱ | ☰ |
坤 Khôn Kùn |
艮 Cấn Gèn |
坎 Khảm Kan |
巽 Tốn Xùn |
震 Chấn Zhèn |
離 Ly Lí |
兌 Đoài Duì |
乾 Càn Qían |
Ta nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa Tứ tượng và Ngũ hành sẽ xuất hiện rõ ràng, khi quan sát phạm vi màu sắc được quy cho các nguyên tố Ngũ hành.
Sự cân bằng và hài hòa của Nguyên tắc các Quẻ (8) và các Yếu tố Ngũ hành (5) có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn trong cách trình bày đồ họa hình tròn.
Kiểm tra đồ họa dưới đây, cho chúng ta thấy rằng các yếu tố Ngũ hành cũng như các Quẻ Bát quái cân bằng và hài hòa một cách hoàn hảo.
Mặt khác, chúng ta có hai nhóm lớn hoặc nhóm chính, Tinh khí và Vật chất được biểu tượng bằng Ether (Kim loại) và Đất (Vật chất), Càn-Đoài qían-dui {☰ ☱} & Cấn-Khôn gèn-kun { ☶ ☷}. Ta cũng có nhóm phụ của Ly-Khảm Lửa và Nước. {☲ ☵}
Về các yếu tố của các nhóm phụ khác nhau và chính thức phản đối, ngoại trừ những yếu tố của từng nhóm phụ; những Quẻ của nhóm chính không phải là không tương thích. Thật vậy, Trái đất tạo ra Kim loại và Trái đất chỉ đối lập với Kim loại dưới góc độ Vật chống Tinh khí.
Không có sự tương khắc tuyệt đối nào tồn tại trong tỷ lệ của Ngũ hành, ngay cả những yếu tố xung khắc như Thủy và Hỏa cũng được Kim loại và Mộc hài hòa trong tự nhiên.
Đây giống như chu kỳ của các mùa, mùa hè được liên kết với mùa đông bởi mùa xuân và mùa thu. Đối với mùa thu chúng ta đã thấy rằng Lửa không trực tiếp tạo ra Kim loại. Nó chỉ tạo ra Kim với sự trợ giúp của các khoáng chất thuộc Đất. Do đó, chính Hoả sinh Thổ và Thổ sinh Kim.
Nhưng đối với mùa xuân, Thuỷ trực tiếp sinh ra Mộc và Mộc lần lượt sinh ra Hỏa. Gỗ là biểu tượng cụ thể của Sự sống, do đó Sự sống đóng vai trò trung gian giữa Nước và Lửa. Vai trò điều tiết này được thấy rõ qua các hình biểu thị vị trí tương ứng của các Yếu tố Ngũ hành và các Nguyên tắc tức Quẻ Bát quái.
Trong sự sắp xếp vòng tròn của các yếu tố Ngũ hành và Quẻ Bát quái, ta có thể dễ dàng phân biệt được chu kỳ của các mùa. Nếu chúng ta chia biểu đồ thành bốn cung, cung đầu tiên Thổ-Vật bao gồm hai nguyên lý Khôn Kun ☷ và Cấn Gen ☶, chúng ta sẽ thấy ngay mùa xuân xuất hiện với biểu tượng của Sự sống đan xen interpénètre giữa Vật chất.
Sau mùa xuân, đó là mùa hè với biểu tượng Hoả Ly Li ☲ bổ sung bởi biểu tượng của Ether-Kim Đoài Duì ☱, đóng vai trò trung gian giữa mùa hè và mùa thu. Hai nguyên tắc này chiếm lĩnh vực thứ hai của sơ đồ.
Lĩnh vực thứ ba là Càn Qián ☰, của Éther-Kim, liên minh với Tốn Xùn ☴. Gió tạo nên mùa thu với những tiếng kêu và những tiếng thở dài, được Stéphane Mallarmé mô tả một cách tượng trưng và cũng đầy lãng mạn22:
Mon âme vers ton front où rêve, ô calme sœur, Un automne jonché de taches de rousseur,
Et vers le ciel errant de ton œil angélique Monte, comme dans un jardin mélancolique, Fidèle, un blanc jet d'eau soupire vers l'Azur !
Vầng trán thênh thang lấm tấm Thu vàng Mắt huyền diệu vợi, bầu trời lãng du Man mác triều dâng, hoa viên ưu uất
Tia nước lung linh không gian tỉnh lặng Một tiếng thở dài, trời xanh ngan ngát23
Mùa thu, mùa của thơ ca, cũng là mùa của hoàng hôn. Tiếp theo là mùa thu là mùa đông, trả về cung thứ tư và cuối cùng của biểu đồ. Khu vực này là khu vực của quẻ Khảm Kan ☵ Thuỷ và Cấn Gen ☶ San. Khi thảm thực vật vào mùa xuân hồi sinh và trẻ hóa, những ngọn núi vẫn trơ trọi và phủ đầy tuyết. Núi và Nước do đó được tạo ra cho mùa đông, dường như thiên nhiên đã cố ý dành mùa Đông phù hợp với Sơn Thuỷ.
Vì vậy, Bốn mùa đồng nhất với Ngũ hành và Tám Quẻ Bát quái.
Tên và thuộc tính của các nguyên tắc xuất phát từ ý nghĩa tượng trưng hoặc siêu hình do sự kết hợp của các hào liền với đường liên tục hoặc hào rời không liên tục. Đường nét liền được coi là đặc điểm Dương, tức là Nam tích cực và chủ động, đường đứt nét được coi là đặc điểm Âm, tức là Nữ tiêu cực và thụ động.
Nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc các công ước này, ý nghĩa tương ứng của từng Quẻ từ cấu tạo ban đầu sẽ dễ dàng xác định được.
Càn Qián ☰ được biểu tượng bởi ba nét liên tục do đó, Càn là mệnh Nam tích cực và có nguyên tắc chủ động, trái ngược với Khôn Kun ☷ được biểu tượng bằng ba nét không liên tục và do đó là nguyên tắc Nữ tiêu cực và thụ động.
Vì vậy, nếu Càn Qián là Trời thì Khôn Kun là Đất. Nếu Càn Qían đại diện cho Tinh khí thì Khôn Kun đại diện cho Vật chất.
Theo nghĩa này, Càn Qián được gán cho ký tự 乾 ngụ ý tưởng ánh sáng, mà là thứ ánh sáng hoàn hảo tỏa sáng ở giữa hai hành Thiên và hành Địa đại diện bởi hai con số hoàn hảo. Trong ký tự Càn có hai phần: phần bên trái có hai chữ thập (thập thành 十成 vẹn đủ cả mười, mười phân vẹn mười) 十 shí, ở giữa ký tự nhật rì 日 mặt trời, không gian vũ trụ nơi mọi người sinh sống. Phần bên phải là Khí-Ether qì 气, Không khí là sự sống, viết đầy đủ Khí là 氣24 còn gọi là ánh sáng.
Không khí hay chất khí là một trong ba dạng vật chất, rắn, lỏng và khí.
Càn Qían trước khi hình thành thế giới là nguyên tắc Nam thụ động, ta cho Càn ký tự IZ tượngtrưng cho khía cạnh thụ động của cuộc sống và cụ thể hóa nguyên lý Càn Qián bằng dấu hiệu ☿ gợi lại tên ký tự 乾.
Quẻ Khôn Kun, 坤 gợi lên ý tưởng tinh khí tạo nên vật chất. Khôn cũng ở trong ánh sáng nhưng là một ánh sáng che màn, thân shēn 申25 vẫn còn mờ mịt trong lòng của vật chất thổ tǔ 土. Nên thích hợp gán cho Khôn dấu hiệu của ánh sáng che khuất ♁, bị đóng đinh trong vật chất.
Càn và Khôn tạo thành nhóm nguyên tắc đối lập đầu tiên.
Nhóm thứ hai là Lửa và Nước. Hỏa ☲ Lí là nguyên khí thụ động của Thiên bình, quẻ bát quái của nó thể hiện phẩm chất của nguyên tắc Âm, cũng như nó bao hàm ý tưởng về một thứ gì đó tỏa sáng rực rỡ vì đặc điểm âm thể hiện ra bên ngoài bằng hai đặc điểm dương. Lửa được tượng trưng bởi mặt trời, do đó nó có dấu hiệu ☉.
Lửa đối lập với Nước, Quẻ Khảm Kan ☵, một nguyên lý tích động của Địa bình, mà quái của nó hoàn toàn ngược lại với Ly ☲. Quẻ này gợi lên một thực tại tích cực được kèm giữ lại, giữa hai
yếu tố tiêu cực, hay nói cách khác là Khảm là ý thức bị giam cầm trong một thế giới hư ảo mà từ đó, nó chỉ có thể xuất hiện bằng cách không ngừng phát triển.
Quẻ Khảm ☵ được dành riêng, ký hiệu X một mặt gợi nhớ ký tự 水 shuǐ có nghĩa là nước, mặt khác tiêu biểu trí thông minh bị đóng đinh trong thế giới trên cạn!
Hai nhóm Càn-Khôn Qian-Kun và Ly-Khảm Li-Kan tạo thành 2 sự đối lập chính oppoitions majeures. Vẫn có những nhóm đối lập nhỏ hình thành bởi các quẻ Đoài Vực thẳm và Khảm Núi cũng như của Chấn Sấm và Tốn Gió.
Doài Duì là nguyên lý của Ether-Metal thụ động. Quẻ ☱ gồm một vạch đứt đoạn ở trên và hai vạch liên tục ở dưới. Quẻ này ngụ ý ý tưởng về một thứ gì đó dương tính kép chìm vào một bối cảnh phi thực tế bởi vì, trong mối quan hệ với hai hào Dương, hào Âm là dòng thứ ba và dòng cuối cùng của bát quái, tất nhiên phải đọc các hào từ dưới lên trên. Trong những điều kiện đó, biểu tượng của Quẻ này chỉ có thể là một vực thẳm không đáy và vực thẳm chứa đầy nước bởi vì như trong Quẻ, Nước ☵ yếu tố Dương bị yếu tố Âm giữ lại và ngăn cản nó biểu hiện đầy đủ. Đoài cũng là biểu tượng của Xử Nữ, đó là lý do tại sao dấu hiệu của Đoài giống với các trăng lưỡi liềm của Diana26 và ký tự của Đoài là 兌.
Đối lập với quẻ Đoài Vực sâu, là quẻ Cấn ☶ 艮 Núi. Đặc điểm quẻ này có một hào Dương tích cực đè giữ lại hai hào Âm tiêu cực, gợi lên ý tưởng về một cái gì đó dừng lại và khao khát độ cao. Vì vậy, quẻ Cấn là một ngọn núi. Trong quẻ Đoài, thực tại chìm vào hư không và khiến người ta liên tưởng đến một vực thẳm, trong khi bát quái của Cấn là Trái đất được đại diện bởi hai hào rời rất thụ động khao khát hướng tới bầu trời biểu thị bằng một hào Dương hoạt động liên tục. Khi Đất hướng lên trời, tất nhiên nó trở thành một ngọn núi, quẻ Cấn hoàn toàn ngược lại với quẻ Đoài vực thẳm. Nên gán cho Gen một hình tam giác Δ gợi nhớ đến một ngọn núi trong khi ký tự 艮 thấy giống một người đàn ông đang đứng.
Nhóm đối lập phụ mineur cuối cùng là hai quẻ Chấn Sấm sét 震 ☳ Zhen và quẻ Tốn Gió 巽 ☴ Xun. Đối lập của hai quẻ này chỉ là một sự đối lập thuần túy về mặt hình thái morpholoqique, bởi vì chúng tạo thành một nhóm các nguyên tắc bổ sung cho nhau và không đối lập nhau, ba hào Dương với ba hào Âm.
Quẻ Chấn 震 ☳ gợi lên ý tưởng về sự ra đời của một nguyên lý hoạt động phát triển và tiến hóa trong môi trường thụ động. Ý tưởng khích động này nêu ra quan niệm gồm chuyển động và tiếng ồn, truyền trong khí quyển. Cho nên sấm sét, tiếng ồn và chuyển động, là biểu tượng của quẻ Chấn. Tia chớp zizag được chọn làm dấu hiệu cho nó.
Đồng minh của Sấm sét là Gió được tượng trưng bằng quẻ Tốn ☴. Không giống như Sấm và Sét, là sự cứng rắn và kiêu hãnh, Gió là hình ảnh của sự linh hoạt souplesse và khiêm tốn. Một phần tử thụ động bị nén dưới áp lực của hai phần tử chủ động, đó là ý nghĩa tiên nghiệm của quẻ Tốn. Tốn gợi nhớ đến bầu không khí trong lành và nhẹ nhàng của tự nhiên, thông qua tính lưu động và di động của nó, có thể xâm nhập vào bất cứ đâu, và khi bị đẩy bởi ngoại lực, có thể đạt tới tốc độ đáng kể. Ngoại lực được biểu thị bằng hai hào Dương phía trên, và hào Âm chính là hơi thở, dưới chân quẻ. Ở một khía cạnh nào đó, hơi thở này là hơi thở của Sự sống và hơi thở trong con người, tạo nên thành ánh sáng của Trái tim. Theo nghĩa này, Tốn phải có ký hiệu 卐 Svaskita27 gợi nhớ về thời tiết giống như sự khiêm tốn của Phật giáo thể hiện tính cách ký tự Tốn Xun 巽.
Đến đây, kết thúc bàn luận các quẻ Bát quái và các yếu tố Ngũ hành theo hai đồ thị tuyến tính (đường thẳng) và viên tính (đường tròn) của hai đồ họa của Phục Hi. Bây giờ chúng ta hãy phân tích khả năng tương thích compatibilité và sự không tương thích incompatibilité tồn tại giữa các phần tử. Trong tình một huống thích hợp ta cần tìm xem tại nguồn gốc khi vũ trụ biểu hiện, các nguyên tố và nguyên lý (quẻ) khác nhau, có sắp xếp giống như sơ đồ của Hoàng đế Phục Hi hay không.
Mỗi định lý toán học có một nghịch đảo. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đảo ngược quá trình tiến hóa của sơ đồ Bát quái? Đầu tiên chúng ta xem giai đoạn ba, tức là pha cuối cùng biểu thị bằng dải phía trên của hình đồ tuyến tính và phần vương miện bên ngoài của hình đồ viên tính. Âm sinh Dương, Dương sonh Âm. Mỗi phần màu trắng được thay thế bằng phần màu đen và ngược lại. Tiếp theo cho giai đoạn thứ hai và thứ nhất, bằng cách luân phiên alternance, đen cho trắng và trắng cho đen. Đi từ trên xuống dưới đối với hình phẳng và từ ngoài vào trong đối với hình tròn, chúng ta nhận được các sơ đồ mới hoàn toàn khác với sơ đồ của Hoàng đế Phục Hi. Trên cơ bản, Âm là Thuỷ và Dương là Hoả.
Chúng ta thấy trong hình phẳng, vũ trụ sẽ được thu gọn đơn giản chỉ còn hai nguyên tố Nước và Lửa. Nó cũng giống như vậy trong biểu diễn hình tròn; đồ hình tròn cho thấy rõ ràng và chính xác hơn về Vũ trụ trong quá trình biểu hiện của nó.
Hình này được chia thành hai cung hoàn toàn đối lập nhau dọc theo một trục, như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, trục của Cự Giải - Ma Kết .
Ở một phía, chúng ta không có gì ngoài Hoả Ly ☲ với một phần Thuỷ quẻ Khảm duy nhất, ba Hoả một Thuỷ; đây là khu vực bên trái. Phía bên kia không có gì ngoài Thuỷ Khảm, với một phần Hoả Ly; thì đây là khu vực phải.
Lửa quẻ Ly ☲ thuộc thiên hành hay nói cách khác là Dương, khu vực trái có thể coi là Khu Dương. Về phần quẻ Khảm ☵ Thuỷ, nó thuộc hành thổ, tức là Âm, do đó cung bên phải là lãnh vực Âm.
Ngay từ đầu Âm và Dương đã cân bằng và hài hòa như Nước và Lửa. Trong khu vực Dương, đó là một nguyên lý lỏng ở trạng thái đóng băng giữa bầu không khí có điện Âm không rõ ràng.
Trong lĩnh vực Âm thì hoàn toàn ngược lại, một nguyên lý điện Dương di chuyển trên một khối nước đóng băng ở trạng thái băng hà bất động và ngập lụt.
Có lẽ là lý do tại sao Kinh thánh trình bày trạng thái ban đầu này của Vũ trụ trong sách Sáng thế ký: 1-2; Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.
Người Hy Lạp và Trung Quốc biểu diện khởi đầu của thế giới bằng một Hỗn loạn bao la và tăm tối. Hỗn loạn này không chỉ tối mà còn ẩm thấp. Đối với người Ai Cập, đó là đại dương nguyên thủy, nơi đó trước tạo dựng, có mầm mống của vạn vật và muôn loài28.
Do đó, quan niệm về một đại dương đen tối không phải là một khái niệm tưởng tượng không có cơ sở. Thật vậy, trong khu vực tích cực của Thái Cực, đó là bóng tối bao la bởi vì thực sự có Lửa nhưng Lửa ở trạng thái tiềm ẩn và chỉ có thể nhìn thấy dưới dạng điện Âm.
Trong lĩnh vực tiêu cực, cùng một bóng tối ngự trị, có ngọn lửa Dương và trạng thái ngủ say của ý thức, tâm trí tê liệt vì cái lạnh dữ dội của một đại dương băng giá vô biên.
Tóm lại, trong sương giá và bóng tối này, không gì có thể tồn tại ngoại trừ ý thức đang ngủ. Đây là im lặng tuyệt đối, hòa bình toàn vẹn như các nhà Siêu hình học Ấn giáo đề tảvới những nét lãng mạn:
Phụ Mẫu Vĩnh Cửu bao khoả trong những chiếc áo choàng mãi mãi bất khả năng, lại trầm vào giấc ngủ Bảy Vĩnh Hằng.
Thời gian không tồn tại bởi nó yên ngủ trong lòng vô hạn của thời hạn không ngừng.
Trí tuệ toàn vũ không tồn tại vì không có thực thể Ah-hi29 để chứa đựng Hắc Ám một mình lấp đầy Tất Cả vô biên vì Phụ, Mẫu và Nhi tử lại là Một, mà Nhi tử vẫn chưa tỉnh thức với Bánh xe30 Mới và cuộc hành hương của mình với Bánh xe.
Bảy Vị chúa tể siêu phàm và Bảy sự thật31 đã không còn nữa, và Vũ trụ, đứa con của Tất Yếu, đắm chìm trong Paranishpanna32, sự hoàn hảo tuyệt đối, để được thở ra bằng hơi thở của những gì có và tuy nhiên chưa có. Không có gì tồn tại.
Các nguyên nhân của sự tồn tại đã bị tiêu trừ, Cái khả kiến Hữu hình vốn là cái bất khả kiến Vô hình, nằm yên trong Cái Phi-tồn-tại vĩnh hằng, là tồn tại duy nhất.
Chỉ có Một Dạng tồn tại duy nhất mở rộng tới vô biên, vô hạn, vô cớ, trong giấc ngủ không mơ, và Sự sống chấn động vô thức trong Không gian vũ trụ.
Những tạo lập Những đứa con phát sáng của Bình minh Manvantara33 Chu kỳ Thành trụ trong Bóng tối vô danh ở đâu Im lặng ở đâu, không có Im lặng cũng không có Âm thanh, không có gì ngoài Hơi thở vĩnh cửu không bao giờ tắt, tự không biết mình.
Bảy Nhi tử vẫn chưa được sinh ra từ Vải vóc của Ánh sáng, Hắc ám là Phụ-Mẫu.
Vũ trụ vẫn còn ẩn tàng trong Tư tưởng Thần thánh và trong Lòng Thần thánh34.
Ấn giáo Hindu thể hiện tư tưởng siêu hình của họ bằng ngôn ngữ hoa mỹ, ít nhiều khó hiểu. Ngược lại, người Trung Quốc thích tượng trưng Vũ trụ bằng các dấu hiệu và biểu tượng cụ thể.
Sau khi tìm thấy, bằng sự kết hợp của Âm và Dương cùng Bát quái Tám nguyên tắc, họ nhận thấy rằng Bát quái này tạo thành hai nhóm rõ ràng khác biệt; một nhóm Dương tính nam và một nhóm Âm tính tiêu cực nữ.
Thổ-Vật. ra Kim loại.
Khởi đầu với hai quẻ Ly và Khảm được phát hiện, việc sắp xếp các quẻ khác tương đối dễ dàng khi chúng xuất hiện lúc bắt đầu biểu hiện vũ trụ. Ngoài Nước và Lửa, vẫn còn ba nhóm lớn là Ether-Kim, Khí-Mộc và
Tổ Ether-Kim gồm hai quẻ Càn và Đoài Qian et Dui
☰ ☱.
Tổ Khí-Mộc có hai quẻ Chấn Tốn Zhen et Xun ☳
☴.
Tổ Thổ-Vật có hai quẻ Khôn và Cấn Kun et Gen ☷
☶.
Trên biểu đồ Phục Hi, Ether-Kim và Thổ-Vật là đối lập nhau, nhưng sự phản đối của chúng không triệt để, bởi vì hai nhóm không tương thích, Trái đất tạo
Bây giờ vấn đề là xếp các tổ không tương thích với nhau bằng cách tuân theo trật tự tự nhiên của các mùa. Bằng cách quan sát các dải màu được quy cho các yếu tố khác nhau, chúng ta có sơ đồ trên đây.
Sơ đồ này là Lạc thư Hậu thiên Bát quái, chúng ta có khu vực nữ Âm và phần còn lại của khu vực nam Dương. Các nguyên tắc được sắp xếp cân đối, hài hòa theo mùa cũng như tương hợp và tương khắc. Sự khác biệt duy nhất với biểu đồ Phục Hi, nhóm Ether-Kim đối lập với nhóm Khí- Mộc, giống như mùa thu vào mùa xuân. Tinh khí đối lập với Sự sống chứ không phải Vật chất.
Trong sơ đồ Phục Hi, chính Sinh, sự sống, đóng vai trò như một cơ quan điều tiết và trung gian; trong sơ đồ này, vai trò này được trao cho Vật chất, Vật không phải Sinh hài hòa tất cả Ngũ hành và Bát quái. Ở Hà đồ Sinh là Tất Yếu, trong Lạc thư Vật là Điều Khiển trật tự Vũ trụ.
Theo thứ tự được quan sát trong ngũ giác tinh của Ngũ hành, chúng ta có chu kỳ tương hợp theo chiều kim đồng hồ và do đó, cũng là chuỗi các thế hệ.
Nước sinh ra Gỗ, Gỗ sinh ra Lửa, Lửa sinh ra Vật chất, Vật chất sinh ra Kim loại và Kim loại sinh ra Nước. Trong trường hợp hiện tại, không có sự gián đoạn giữa mùa Hạ và mùa Thu, nhưng Tinh Khí đến vào giữa mùa Đông và mùa Xuân, giữa Thủy và Mộc.
Sự đan xen interposition này là do một nguyên nhân rất sâu xa, mà chỉ có thể giải thích bằng những con số. Trước khi có sự can thiệp của khái niệm số lượng, chúng ta hãy lưu ý nguyên tắc vật chất được chia làm hai và vật chất hữu cơ được ký hiệu Quẻ Cấn ☶ đan xen giữa Ý thức Quẻ
Khảm ☵ Thuỷ Nước, và Sinh ký hiệu bởi Quẻ Khảm ☳ .
Ở trên đã viết: Hậu thiên Bát quái được đặt khác so với Tiên thiên Bát quái: sự cân bằng tĩnh của các trục đã biến mất. Đối với mỗi cặp hai Quẻ đối nhau trên một trục, các đường âm dương không còn đối xứng nhau nữa.
Hậu thiên bát quái đến từ quảng trường ma phương Lạc thư Luoshu, được gọi là thuận tự séquence, cuối của cùng Thiên thể vì nó tượng trưng cho sự biểu hiện của bát quái cho các ứng dụng trần thế. Biểu hiện này là chu kỳ sinh, tử, tái sinh. Nó tái tạo chu kỳ từ ngày chuyển thành đêm để trở thành ngày trở lại. Từ bát quái này được tạo ra phong thủy35 duy độ, tức theo tam độ, cao ngang và sâu, thời gian, phong thủy địa lý, chiêm tinh học, vv.
Ở trên chúng ta thấy sự khác biệt của các giai đoạn tuần tự liên tục giữa Bát quái Hà Đồ và Bát quái Lạc Thư. Ranh giới phân chia hai cõi Âm-Dương, Thiên-Địa đã không còn tồn tại trong Hậu thien Bát quái. Sự đối lập chính và phụ biến mất. Các mối quan hệ giữa các Quái-Tự nhiên- Gia tộc, đều giống nhau trong cả hai Bát quái. Mặt khác, các mối quan hệ Quái-Hướng-Mùa được quan niệm rất khác nhau.
Hậu thiên Bát quái tính đến sự biến thiên của vạn vật theo các mùa và thiết lập quy luật vận hành và phát triển. Sinh vật được sinh ra vào mùa xuân, trưởng thành vào mùa hè, thu hoạch vào mùa thu và cất giữ vào mùa đông. Với mỗi năm có 360 ngày, mỗi Quẻ có 45 ngày và 3 hào Âm - Dương, sự luân chuyển được thực hiện trong bốn tiết; mỗi Quẻ do đó có 3 x 8 = 24 tinh khí qì 氣.
Hậu thiên Bát quái có tính tiên thiên bẩm sinh congénital giống như Hậu thiên. Người ta liên kết Hậu thiên Bát quái là do Chu Vă Vương 周文王 Zhōuwénwáng và gọi nó là Văn Vương Bát quái. Trong Bát quái Hậu thiên, Quái Chấn ☳ là điểm bắt đầu, nó ở đông. Đi theo chiều kim đồng hồ, chúng ta thấy các Quái Tốn ☴ đông nam; Ly ☲ nam; Gua Khôn ☷ tây nam; rồi đến các Quái Đoài 㘱 về phía tây; Càn ☰ về phía tây bắc; Khảm ☵ về phía bắc; Cấn ☶ về phía đông bắc; Chấn ☳ về phía đông.
Theo chu kỳ mặt trời, Chấn là tiết phân, Tốn là đầu hè, Ly là hạ chí, Khôn là đầu thu, Đoài là thu phân, Càn là đầu mùa đông, Khảm là ngày đông chí, và Cấn là đầu mùa xuân. Nói cách khác, số thứ tự là: Khảm 1 坎 一, Khôn 2 坤 二, Chấn 3 震 三, Tốn 4 巽 四 và 5 五 ở trung cung, 中! trung cung, Càn 6 乾 六, Doài 7 兑 七, Cấn 8 艮 八 và Ly 9 離九. Đây chính là 9 cung trên Lạc Thư.
Thuyết quái truyện Sách Shu Gua 周文王 Chu Văn Vương Zhōu wén wáng viết: Càn , người được gọi là Thiên (Cha) và Khôn người được gọi là Địa (Mẹ) đều được gọi là Mẹ. Từ thế hệ thứ
nhất, Chấn là con trai trưởng. Nữ Tốn là con gái cả, Cấn nam là út, muốn có thêm nữ nữa thì gọi là Ly gái giữa. Thế hệ thứ 3 con trai, Cấn là nam út. Nếu yêu cầu ba lần để có thêm một cô gái, thì có Đoài gái út..
Bát quái của Lạc thư là sinh thái:
Chấn Zhèn ☴ ở phương Đông, thuộc hành Mộc, cây cối phát triển mạnh, tượng trưng cho mùa xuân;
Tốn Xun ☴ là gió, theo hướng đông nam, phát triển cực đại ở giao điểm mùa xuân mùa hè;
Ly Lí ☲ là hoả, về phía nam, hoả vượng vào mùa hạ, cây cối tươi tốt, lùi vào không gian vĩ đại;
Khôn Kun ☷ là Đất Mẹ, năng lượng tiếp thu, vào mùa hè, tiếp tục làm cho thảm thực vật phát triển đến điểm cao.
卦名 Quái | 自然 Tự nhiên | 季節 Quý Tiết | 家族 Gia tộc | 方位 Phương vị |
離 Lí Ly | 火 Lửa | Hạ | Thứ nữ 中女 | 南 Nam |
坤 Kun Khôn | 地 Đất | Hạ | Mẹ 母 | 西南 Tây Nam |
兌 Dùi Đoài | 澤 Đầm | Thu | Tiểu nữ 少女 | 西 West Tây |
乾 Qían Càn | 天 Trời | Thu | Bố 父 | 西北 Tây Bắc |
坎 Kan Khảm | 水 Nước | Đông | Thứ nam 中男 | 北 Bắc |
艮 Gèn Cấn | 山 Núi | Đông | Tiểu nam 少男 | 東北 Đông Bắc |
震 Zhèn Chấn | 雷 Sấm | Xuân |
Trưởng nam 長男 |
東 Đông |
巽 Xun Tốn | 風 Gió | Xuân |
Trưởng nữ 長女 |
東南 Đông Nam |
Đoài Duì ☱ thuộc phương Tây, là trời thu và Kim khí, phát đạt vào mùa thu;
Càn Qián ☰ có bản chất cứng rắn của Kim loại, là năng lượng của tạo hóa, ở cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây cối khô héo;
Khảm Kan ☵ là Nước, Kim loại sinh ra Nước, nó ở phía Bắc và là mùa đông, thảm thực vật không còn sinh sôi.
Cấn Gèn ☶ ở Đông Bắc, quái cuối cùng cũng là thời điểm kết thúc chu kỳ một năm bốn mùa, cho đến thời điểm giao thoa giữa đông và xuân.
Như vậy, tất cả Thiên nhiên đã kết thúc một giai đoạn Tuần hoàn theo Hậu thiên Bát quái đồ.
Hậu thiên Bát quái đại diện cho sự kết hợp này giữa Trời và Đất và tương ứng với các yếu tố khác nhau của mối quan hệ Quẻ-Gia tộc như trong Hà Đồ Bát quái, mỗi Quẻ được thấm nhuần một trong các chi và được đặt trong thứ tự sinh. Ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy tất cả biểu dương của Nhị Nguyên khởi nguyên, Ngũ hành và Bát Quái cùng một số ấn định phương vị.
Tất cả những gì liên quan trong tiêu đề này, Tám nguyên tắc Bát quái, từ Tiên thiên Hà đồ đến Hậu thiên Lạc thư, đối với trí óc có vẻ là ngẫu nhiên, nhưng thực tế rất là phức tạp và chặt chẽ. Sách Kinh Dịch, trong đó là Nhị nguyên thứ nhất , Ngũ hành và Bát quái, có năng cú phiên dịch tính linh hoạt và lưu động của Trật tự Vũ trụ.
Tiên thiên Hà Đồ Bát quái là Sinh 盛, Hậu thiên Lạc thư Bát quái là Khai 開.
Tháng Hai 2025
Bất tiếu Nguyễn quốc Bảo
不肖阮國保
Hà đồ36 河圖 hay Bản đồ sông Hoàng Hà và Lạc thư 洛書 (còn được viết là 雒書) hay Bản khắc sông Lạc, là hai sơ đồ vũ trụ được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại. Chúng được sử dụng bởi cả Đạo giáo và Nho giáo, để giải thích mối tương quan của các Quẻ từ Kinh Dịch với vũ trụ và cuộc sống con người. Chúng cũng được sử dụng trong phong thủy địa lý (fengshui 風水).
Cả hai mẫu lần đầu tiên được mô tả trong chương Cố Mệnh 顧命 Gómìng Luận Ngữ, sách Thượng thư 尚書 ShàngShū, Khổng Tử Kinh điển Văn kiện, trong đó nói rằng có ba chiếc Thẻ ngọc và Hà đồ được cất giữ trong buồng phía đông. Do đó, có thể giả định rằng Hà đồ là một loại đá ngọc bích, có kết cấu hình đồ Bát quái 八卦 bāguà của Dịch Kinh.
Học giả thời Hán (206 TCN-220 CN) Khổng An Quốc 孔安國 Kǒng'ānguó, tác giả của một bài bình luận về sách Thượng thư, là người đầu tiên đề cập đến truyền thuyết về một con Rồng-ngựa, 龍馬 lóngmǎ, nổi lên của sông Hoàng Hà. Lưng của Rồng-ngựa mô phỏng hình dạng của bát quái. Sơ đồ đó được gọi là bản đồ của sông Hoàng, cố định hoá bởi Hoàng đế thần thoại Phục Hi 伏羲 FuXi và được lưu giữ dưới dạng Bát quái.
Được xem như điềm lành, con ngựa được cho đã xuất hiện thường xuyên trong các triều đại của các nhà cai trị tài đức Nghiêu, Thuấn và Đại Vũ, yáo 堯, shùn 舜 dà yǔ 大禹. Khổng Tử 孔子 Kǒngzǐ than thở rằng trong suốt cuộc đời của ông, con ngựa thần kỳ thường được dịch là kỳ lân licorrne, không xuất hiện lại, đó là một điềm xấu của những năm tháng vận rủi.
Cả hai bản khắc đều được đề cập trong chú giải nơi Hệ từ 繫辭 Xìcí, của Kinh Dịch. Các Hoàng đế minh trí tài đức đọc và giải thích bản đồ sông Hoàng và chữ khắc của Lạc thư, lập mô hình trị vì của theo chứng giải được cung cấp trong cả hai sơ đồ. Cũng có một văn bản kể rằng Phục Hi đã phát nghĩ ra sắp xếp của Bát quái sau khi quan sát bầu trời đầy sao và vạn vật trên trái đất, và không tham khảo Hà đồ.
Câu chuyện về hai biểu đồ như một biểu tượng của một thời vàng son được nhắc lại trong cuốn sách thời Hán là Bạch hổ Thông nghĩa 白虎通 義 báihǔ tōngyì, và học giả Lưu Lâm 劉歆 Liúxīn
(mất năm 23 TCN) đã nói rằng: Vũ Đại đế tìm thấy Ký giải Lạc thư khi ông ta thuần hóa lũ lụt. Ông giải thích ký giải này và đưa ra kết luận về mối tương quan corrélations giữa các yếu tố
khác nhau của vũ trụ. Chúng được mô tả trong chương Hồng Phạm 洪範 hóngfàn sách Thượng
thư. Sách còn có ghi, Hà Đồ được kết nối với Bát quái, Lạc Thư liên quan đến Năm Yếu tố 五行
Wǔháng.
Các phát hiện khảo cổ học từ các nền văn hóa ngưỡng thiều Yangshao 仰韶 yǎngsháo và đại vấn khẩu Dawenkou 大汶口 dàwènkǒu cho thấy rằng các mẫu được tìm thấy trong hai bản đồ và trong các quẻ dịch có niên đại từ Thời đại đồ đá mới néolithique. Sự phân bố của các điểm số giống những điểm số được tìm thấy trong Thái ất Cửu cung Chiêm bàn 太乙九宮占 盤 tàiyǐ jiǔgōng zhànpán, còn gọi là "Bản đồ bàn dự báo (chiêm bàn) Thái ất Cửu cung" của thời Chiến quốc 戰國 (Thế kỷ thứ 5 - 221 TCN) được tìm thấy tại Phụ dương 阜陽 fùyáng, An Huy 安徽 Ānhuī.
Do tính chất bí ẩn của chúng, cả hai bản đồ đều được sử dụng trong việc giải thích ngụy thư apocryphe của kinh điển của Nho giáo, classiques confucéens, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Hán. Chương thư tịch trong Kinh Tịch Chí 經籍志 Jīngjízhì lịch sử Nhà Tuỳ37, Tuỳ thư 隋書, chính thức liệt kê 9 chương văn bản về Hà Đồ và 6 chương về Lạc Thư. Chương này ghi lại một cuốn sách với tựa đề là Hà Đồ 河圖. Nó dài 20 juan38 (bao gồm cả Lạc thư) và được viết trong thời Lương39 梁 (502-557), nhưng đã bị thất lạc vào thời Tiền Đường (618-907). Thư tịch cũng đề cập đến các cuốn Hà Đồ vĩ Hetuwei 河圖緯 và Lạc Thư vĩ Luoshuwei 洛書緯, các văn bản ngụy thư với tổng độ dài 45 chương
Những cuốn sách khác được đề cập trong danh mục này, những phần còn tồn tại cho đến ngày nay, là Hà đồ long văn Hetu longwen 河圖龍文, Hà đồ quát địa tượng Hetu kuodi xiang 河圖括地象, Hà đồ kê diệu câu Hetu xiyao gou 河圖稽耀鉤, Hà đồ khảo linh diệu Hetu kaoling yao 河
圖考靈曜 hoặc Lạc thư linh chuẩn thính Luoshu lingzhun ting 洛書靈準聼.
Hà đồ và Lạc thư Hetu et Luoshu. Source: Chu Hi Zhu Xi 朱熹, Zhouyi benyi 周易本義, Siku quanshu edition.
Ngày nay, các mảnh vỡ của 120 cuốn sách Hà Đồ được bảo tồn, cùng với những mảnh vỡ của khoảng 20 tác phẩm Lạc thư. Mặc dù những người biên soạn Sách nhà Tùy Tuỳ thư40 隋書 Suíshū tuyên bố rằng những cuốn sách này được biên soạn trong thời gian của những Vua Chúa
thần thoại trong quá khứ, nhưng chắc chắn rằng chúng có niên đại từ thời Hán hoặc muộn hơn một chút.
Nhà Tùy 隋 (581-618), vua Tùy Văn Đế 隋文帝 là Dương Kiên 楊堅, trước được phong ở ấp Tùy, sau được nhà Bắc Chu 北周 trao ngôi cho lên ngôi vua, sau lại diệt nốt nhà Trần 陳, nhất thống cả thiên hạ. Vì cho chữ 隨 ghép theo bộ ⻎ có ý chạy vạy không yên, cho nên mới bỏ ⻎ đi mà đặt là Tuỳ 隋 truyền nối được bốn đời, dài 39 năm, sau trao ngôi cho nhà Đường 唐
Thời Đại NamTống, Tân Khổng học giả Chu Hi41朱熹 ZhuXi (1130-1200) đã lấy hình thức hai lá bài được Thiệu Ung42 ShaoYong truyền lại và sử dụng chúng để giải thích về Kinh Dịch Yijing, Zhouyi benyi 周易本義. Đồ họa của nó có thể được nhìn thấy trong hình trên.
Bên cạnh phiên bản của Thiệu Ưng và Chu Hi, ShaoYong ZhuXi, còn có Âm Dương ngư đồ, Yinyang yutu 陰陽魚圖 Âm Dương Đồ Con cá, Fish chart of Yin and Yang, một phiên bản rất
phổ biến của tinh toạ bát quái, với Quẻ bát quái tạo thành khung bên ngoài, và có một màu đen. (Âm) và trường trắng (Dương) ở trung tâm, như hai măts cá. Hai bên có hình dạng uốn lượn (như cá bơi) len lỏi vào nhau thể hiện sự tính bá động vĩnh cữu fluctuation permanente giữa Âm và Dương trong các mùa. Đây có lẽ là biểu đồ nổi tiếng nhất trong số các biểu đồ bát quái và được sử dụng và phổ biến rộng rãi trong và ngoài giới Đạo giáo, trở thành biểu tượng của Đạo giáo.
Đạo là nền tảng quan trọng suy tưởng đó là cái Trung dung giữa Khổng giáo và Phật giáo. Bởi nhất thiết sự vật phi sự vật, bất ước nhi đồng không hẹn mà đều giống nhau theo, và chúng tuân theo một sự vật nhất định, không có ngoại lệ. Nó là nền tảng của sự thay đổi, bất sanh bất diệt, vô hình vô tượng, vô thủy vô chung, bao trùm tất cả, kì đại vô ngoại, kì tiểu vô nội cái lớn không có bên ngoài, cái nhỏ không có bên trong, và nó thay đổi sau khi trôi qua và không thay đổi. Ban đầu kì thủy vô danh tiểu tử không ai biết, Lão Tử giang tay viết Đạo.
Đạo thể lấy Thái thượng Lão quân The Heavenly Lord of Dao and its Virtue 太上老君 shànglǎojūn là bổn thể, Tiên thiên nhất khí 先天一炁 Xiāntiān yīqì là Đạo dụng. Tiên thiên nhất khí hay khí chính là Tổ khí nguyên thuỷ, sinh thiên sinh địa sinh nhân sinh vạn vật đúng là nguyên thủy chi khí của Đạo. Nó là tố chất cơ bản cấu thành thiên địa vạn vật. Đạo là tất cả, Đạo tự hư vô sinh nhất Khí, Khí sản Âm Dương, Âm Dương tương tòng thành Tam thể tam, Thể sinh vạn vật. Đạo tự trương Đạo gia, Nho gia, Phật gia, Y gia, Công pháp và công lí43.
Suy đoán số học rất phổ biến trong những người theo phái Tân Nho giáo. Cuốn sách của Chu Chấn 朱震 (mất năm 1138) Chu Dịch Quải Đồ 周易掛圖 Zhōuyì guàtú nói rằng các vòng tròn màu trắng trong bảng Hà Đồ tóm lại thành một số lẻ (25), các vòng tròn đen thành một số chẵn (20), với tổng số 45. Các vòng tròn trắng trong biểu đồ Lạc Thư là 25, các vòng tròn đen 30, với tổng số là 55. Trong khi Hà đồ tượng trưng cho lý luận và thật chất, Thể 體 Tǐ phía sau mọi sự vật, là bẩm sinh, là tiên thiên 先天 xiāntiān, trước khi sinh, của bản chất sự vật, Lạc thư tượng trưng cho khía cạnh thực tế Dụng 用 và trạng thái của sự vật như thế nào và sống như thế nào, hậu thiên 後天 hòutiān, sinh sau post-natal. Hà đồ là Thể, mà Lạc thư là Dụng. Chữ Dụng đây hiểu theo rộng nghĩa, công dụng 功用 công hiệu, hiệu năng, tác dụng 作用 hiệu quả, ảnh hưởng.
Hay đồ hình dưới đây biểu diễn từ Hà đồ ra Tiên thiên Bát quái và từ Lạc Thư ra Hậu thiên Bát quái.
Số lượng cao nhất của Hà đồ là 10 (lưu ý rằng mười được chia thành hai dòng trên và dưới thêm năm ở trung tâm); Hai số 1 và 6 là Tông 宗 zōng, thể hiện bản chất tổ tiên; 2 và 7 con đường Đạo 道 dào , tình bạn 3 và 8 Bằng 朋 péng, 4 và 9 tương trợ Hữu 友 yǒu, và 5 và 10 bảo vệ và bảo vệ Thủ 守 shǒu.
Số Lạc thư cao nhất trong 9; đầu là 9, chân là 1, trái là 3, phải 7, 2 và 4 là vai, 6 và 8 là chân và 5 là số của trung tâm vật lý.
Hà đồ cũng thể hiện các hướng địa lý, mỗi vùng trong số chín khu vực của đế chế, Cửu trù 九疇 jiǔchóu, trù là ruộng đất; Cửu châu 九州 jiǔzhōu, châu là khu vực, được thể hiện bằng một ký hiệu trên bản đồ. Số 9 cũng đại diện cho chín cung điện Cửu Cung 九宮 jiǔgōng của trái đất, trong khi số 5 đại diện ở trung tâm của Lạc thư tượng trưng cho năm hành.
Thời nhà Thanh 清 (1644-1911) các Nho giáo như Hoàng Tông Hi 黄宗羲 Huang Zongxi (1610-1695) hay Hồ Vi 胡渭 HuWei (1633-1714) mâu thuẫn với cách giải thích vũ trụ quan của các Tân Nho giáo. Trong bia ký của mình, Vạn công trạch mộ chí minh 萬公擇墓志銘 Wan
Gongze muzhi ming Hoàng tông Hi cho rằng Hà đồ Lạc thư là những bản đồ địa lý rất thô sơ từ thời cổ đại. Tuy nhiên, các đồ hình này đã có nhiều khả năng phục vụ như một minh họa lý thuyết về vũ trụ cho các mục đích tiên lượng. Các yếu tố của đồ hình cũng có thể tượng trưng cho các yếu tố từ đó, vũ trụ hoặc cơ thể con người được tạo thành.
Ghi chú :
1 Do cấu trúc tam hào hay ba thẻ, Bát quái thường được gọi là Eight Trigrams theo Anh ngữ, les Huit Trigrammes Pháp ngữ, tám quái. Bát quái có liên quan đến triết lý của Thái Cực và Vô Cực, hay nhị nguyên, tứ đại và ngũ hành".
Bát quái được thể hiện theo hai cách sắp xếp, Hậu thiên 先天八卦, Tiên thiên hoặc Hậu thiên bát quái (伏羲八卦), và Hậu thiên bát quái 後天八卦, Hậu thiên. Hậu thiên thường được dùng trong khoa Phong thuỷ học. Xem các tiết trước Nhị nguyên, Ngũ hành để hiểu rõ hơn.
2 Hoàng đế Phục Hi 伏羲 Fúxī, còn được gọi là Fuxi Paoxi ở phương Đông, là một kỳ nhân trong văn hóa truyền thuyết và thần thoại Trung Quốc, với chị gái Nữ Oa 女媧 nǚwā Nüwa nữ thần trong huyền thoại luyện đá vá trời, ông phát minh ra săn bắn, đánh cá, thuần hóa thú vật và nấu ăn cùng hệ thống chữ viết Trung Quốc Cangjie vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Phục Hi được xem là người đầu tiên trong ba nhà cai trị vào đầu thời kỳ triều đại Cổ Trung Quốc. Thương Hiêth 倉頡 Cāngjié cũng là một nhân vật huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại (khoảng năm 2650 trước Công nguyên), được xem là sử gia chính thức của Hoàng đế và là người phát minh ra chữ Hán.Tương truyền, ông có bốn mắt và khi sáng chế ra các ký tự, các vị thần và yêu ma đã khóc và trời mưa sa kê.
3 Quẻ hán tự là 卦 quái guà U+5366 Bộ 25 卜Quẻ trong kinh Dịch 易. Phục Hi 伏羲 chế ba hào 爻 (vạch) là
một quái 卦 (quẻ). Hào lại chia ra hào âm hào dương, cùng phối hợp nhau thành tám quẻ, tính gấp lên thành 64 quẻ. Người xưa xem quẻ để đoán cát hung 吉凶 lành hay dữ. Từ Dịch 易dùng viết tắt cho Kinh Dịch. Luận Ngữ 論語: Ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ 五十以學易, 可以無大過矣 ( Tiết Thuật nhi 述而) Năm mươi tuổi học Kinh Dịch thì có thể không phải lầm lỗi lớn. Hào hiểu như từ hiệu trong biểu hiệu, 爻 yáo, xiào U+723B gọi là Vạch bát quái trong kinh Dịch 易. Ba hào 爻 họp thành một quái 卦 quẻ
4 Trong Thượng Đế Hình học, ta sẽ thấy lại Vực thẳm đầy nước này, Ảo số 2 đã biến mất trong đó, làm Vũ trụ thiếu đi một chiều.
5 Tungstène Nguyên tố nguyên tử (ký hiệu W, số hiệu nguyên tử 74, khối lượng nguyên tử 183,85), kim loại màu xám rất đặc và rất chịu lửa.
6 Điện phát quang đầu tiên cho phép sự phát triển của các điốt phát quang để tạo thành đèn báo vì điện áp cung cấp của chúng thích ứng với thiết bị điện tử, vả lại tuổi thọ cao của chúng. Sau đó, do tiến bộ công nghệ và sự gia tăng điện năng, đèn dựa trên công nghệ này đã được phát triển và sản xuất công nghiệp. Sau lệnh cấm Điện phát quang ở châu Âu vào năm 2012, sau đó là đèn sợi đốt halogen vào năm 2018, do tuổi thọ sử dụng tốt hơn, mức tiêu thụ thấp hơn và giá cả thấp hơn, Thị phần của đèn LED tiếp tục tăng, trong lĩnh vực chiếu sáng ở những nơi công cộng như tàu điện ngầm Paris. https://fr.wikipedia.org/wiki/Lampe_ Électroluminescente.
7 Nữ thần được gọi là Amaterasu-Ōmikami 天照大御神 あまてらすおおみかみ / 天照大神; Amaterasu, là nữ
thần Mặt trời trong thần thoại Nhật Bản. Một trong những vị thần chính (kami) của Thần đạo, Bà cũng được thể hiện trong các văn bản văn học sớm nhất của Nhật Bản, Kojiki (khoảng năm 712 CN) và Nihon Shoki (720 CN), với tư cách là một trong những người cai trị của vương quốc thiên tử Takamagahara và là tổ tiên thần thoại của hoàng gia Nhật Bản, thông qua Ninigi tiānzhào dà yùshén thiên chiếu đại thần Amaterasu-Ōmikami.
8 Ở Lithuania, tên của mặt trời là Saulé nữ tính. G. Alexinsky và F. G Willud - Thần thoại Litva. Trang 274.
9 Edmond ROSTAND poète français 1868 - 1918 - Hymne au soleil: Je t'adore, Soleil ! ô toi dont la lumière, / Pour bénir chaque front et mûrir chaque miel, / Entrant dans chaque fleur et dans chaque chaumière, / Se divise et demeure entière / Ainsi que l'amour maternel !
10 Vajra, rdo-rje Tây Tạng, một vật nghi lễ năm ngạnh sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. Nó là biểu tượng của trường phái Phật giáo Vajrayāna. Vajra, trong tiếng Phạn, có nghĩa là tình yêu sét đánh kim cương. Giống như tình yêu sét đánh, vajra tách ra từ sự vô minh. https://www.britannica.com/topic/vajra
11 Theo các ấn phẩm thần linh học sau năm 1900, Chúa tể Sanat Kumara là một Sinh vật tiên tiến cấp độ vũ trụ, người được coi là Chúa tể hoặc Nhiếp chính của Trái đất và Nhân loại. Người ta tin rằng Ông là người đứng đầu Hệ thống Thần linh Trái đất sống ở Shamballah (còn được gọi là Thành phố Enoch). Theo những người theo học Giáo lý Thăng thiên Maîtres Ascensionnés, Shamballah là một thành phố nổi nằm trên mặt phẳng etheric ở đâu đó trên sa mạc Gobi ở vùng biên giới của Mông Cổ. https://en.wikipedia.org/wiki/Sanat_Kumara
12 Ātman est l’unique régulateur de tout ce qui vit et qui se meut, mais à côté de ce gouverneur, l’Univers subsiste, pénétré par sa puissance et cependant, distinct de lui, le monde des êtres qu’il gouverne.
13 Đại Thuấn 大舜 Dàshùn hay Thuấn Đại Đế hay Yushun 虞舜 (khoảng 2187 TCN - khoảng 2067 TCN), cháu trai thứ tám của Hiên Viên Hoàng đế, xuānyuán huángdì. Họ Nghiêu 姚姓 Yáo xìng, tên họ Quí 媯, guī, hiệu là Zhònghuá Trọng Hoa 重華, tên chữ Đô Quân 都君 dōujūn, quê ở Chư Phùng 諸馮 zhūféng (nay là Sơn Đông 山東
shāndōng). Một trong những vị thủy tổ của đất nước Trung Hoa, một trong Tam Hoàng và Ngũ Đế 三皇五帝
sānhuángwǔdì. Ông được Hoàng đế Nghiêu chọn ở tuổi 53 làm người kế vị thay cho con trai Danzhu, thừa kế ngai vàng vì đức độ.
14 Xem Phụ lục. Lịch sử của Hà đồ và Lạc thư là hai mô hình bí ẩn được lưu truyền ở Trung Quốc cổ đại. Chúng chứa đựng lý thuyết sâu sắc về chiêm tinh học vũ trụ. Chúng được gọi là Khối Rubik Phổ quát Universal Rubilk’s Cube tức zhòu mófāng Vũ trụ ma phương, và là cội nguồn của văn hóa Trung Quốc và ngũ hành Âm Dương. Ngôn ngữ này xuất phát từ Sách Thay đổi Xci, 系辞上 Hệ từ Thượng cuả Kinh Dịch Yijing, "Hà đồ là Ảnh, Lạc thư là sách", Hà đây là sông Hoàng hà 黄河. Luo, Luoshui sông Lạc. 語 出 易經繫辭上 河 出 圖 , 洛 出 書”, 河, 黄河. 洛, 洛水. Ngữ xuất dịch kinh hệ từ thượng , hà xuất đồ, lạc xuất thư. Hà, Hoàng hà. Lạc, Lạc thủy. Sông Hoàng
Hà là con sông dài thứ hai ở châu Á, sau sông Dương Tử và dài thứ sáu trên thế giới. Sông Hoàng Hà có chiều dài
ước tính là 5.464 km được đặt tên từ màu vàng của đất bồi. Sông Lạc, 洛水, là một phụ lưu chính. https://baike.baidu.com/item/ 河 圖 洛 書/ 1410
15 Tiết luận này viết về Hà đồ Tiên thiên Bát quái, nền tảng triết học chính trong Kinh Dịch và từ đó suy cái ý thức trong Lạc thư Hậu Bát quái. Hà Đồ để mô phỏng, Lạc Thư để thể hiện.
16 Cogito là một thuật ngữ Latin có nghĩa là tôi nghĩ, je pense. Được sử dụng như một nội dung (cogito) để chỉ định hoạt động thực hiện bởi Descartes ở phần đầu của sách Thiền định, les Méditations, để cố gắng thoát ra khỏi sự nghi ngờ phương pháp doutes méthodiques. Lý do của ông như sau: ... Tôi nghĩ, do đó tôi hiện tại Je pense, donc je suis: mệnh đề này theo ông, chống lại sự nghi ngờ có phương pháp.
17 Plato (427 – 347 trước Công nguyên) là học trò của Socrates và là thầy của Aristoteles, ông được xem là khuôn mặt quan trọng của triết học và tư tưởng Tây phương. Thậm chí, Alfred Whitehead (1861-1947), nhận định: toàn bộ lịch sử triết học Tây phương không gì khác hơn ngoài những cước chú cho triết học của Plato.
Dụ ngôn hang động của Plato, được trích trong sách Cộng hòa - tác phẩm triết học kinh điển của Plato kể chuyện những người bị xiềng trong một hang động chỉ được nhìn về phía cuối hang và chỉ thấy những ảo ảnh vật thể do ánh sáng mặt trời chiếu từ ngoài vào trong. Một chuyện sâu sắc về sự vô minh, đặc biệt là hành trình khai minh của con người.
18 Homo faber, homo sapiens. Homo faber (tiếng La tinh để chỉ "người sáng tạo" liên quan tới homo sapiens nghĩa là "người thông thái") là một khái niệm triết học được Hannah Arendt (1906-1975) và Max Scheler (1874-1928) khớp nối lại nhằm chỉ tới con người trong việc kiểm soát môi trường xung quanh bằng các công cụ. Henri Bergson (1859- 1941) cũng nhắc tới khái niệm này trong L'Évolution créatrice (Sáng hóa luận) (1907), khi định nghĩa trí tuệ theo nguyên nghĩa của nó như là "khả năng sáng tạo ra các đồ vật nhân tạo, cụ thể là các công cụ để làm ra các công cụ, và biến đổi vô hạn việc làm ra chúng".
Trong văn chương La tinh, Appius Claudius Caecus đã sử dụng thuật ngữ này trong Sententiæ, khi nói tới khả năng của con người trong kiểm soát vận mệnh của mình và những gì xung quanh: Homo faber suae quisque fortunae (Mỗi con người đều là nghệ nhân của vận mệnh mình). Nguồn Wikipedia.
Trong nhân loại học, Homo faber, với ý nghĩa như là "người làm việc", được đặt đối diện với Homo ludens - "người rong chơi", là người gắn với tiêu khiển, hài hước và giải trí.
19 Sách Luận Ngữ 論語Lúnyǔ, Analects de Conffucius. https://chine.in/guide/entretiens-confucius_246.html
20 嚮往高 Ngoảnh đến cao độ.
21 Ngã tương ngã hưởng 我將我享, Dâng lên, phụng hiến tức Ý chí.
22 Soupir, Stéphane Mallarmé. Le Parnasse contemporain, Mai 12, 1866
23 Bản diễn Việt ngữ của Hoàng Đức
24 Đây là một cách chơi chữ. chúng tôi sử dụng các dạng giản thể Jiǎntǐ 简体 - 繁體 fántǐ và phồn thể của ký tự qì
khí, được viết bằng chữ giản thể ⽓ và chữ phồn thể 氣.
25 Thân shēn 申nghĩa tình bày, bày tỏ, thuật lại. Chữ Khôn 坤kūn bộ thổ 土 thổ U+5764, bên trái chữ thổ, bên phải chữ thân 申.
26 Diane de Poitiers (1499-1566) là người yêu của vua Henri II của Pháp. Nàng có ý thức mạnh mẽ về quyền lực và tài chính. Nổi tiếng xinh đẹp, nàng có ảnh hưởng lớn trên vua. Đồ đạc có ghi monogramme chữ lồng, được gọi là biểu hình Diana, tạo thành từ ba mặt trăng lưỡi liềm đan xen vào nhau.
27 Chữ Vạn hoặc swastika 卐 / sauwastika 卍 là một hình dạng hình học và là một biểu tượng tôn giáo cổ xưa trong các nền văn hóa của Á-Âu. Nó được sử dụng như một biểu tượng của thần linh và tâm linh trong các tôn giáo Ấn Độ.Tên chữ vạn (swastika) xuất phát từ tiếng Phạn (Devanagari: hिR$) có nghĩa là có lợi cho hạnh phúc hoặc tốt lành. Trong Ấn Độ giáo, biểu tượng với cánh tay chỉ theo chiều kim đồng hồ (卐) được gọi là swastika, tượng trưng cho surya Mặt trời, thịnh vượng và may mắn, trong khi biểu tượng ngược chiều kim đồng hồ (卍) được gọi là sauvastika, tượng trưng cho ban đêm hoặc khía cạnh Mật tông của Kali. Trong Jaina giáo, chữ vạn là biểu tượng cho Suparshvanatha- người thứ 7 trong số 24 Tirthankara (vị thầy tâm linh và vị cứu tinh), và trong Phật giáo, nó tượng trưng cho dấu chân tốt lành của Đức Phật. vài ghi chú trong các tôn giáo Ấn-Âu, ghi chi biểu tượng Vạn là thần Sấm sét. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Vạn
28 J. Viau. Mythologie Égyptienne. c’était l’océan primordial dans lequel gisseaient avant la création, les germes de toutes choses et de tous les êtres
29 Thuật ngữ Ah-hi không được tìm thấy trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Theo H. P. Blavatsky, nó là một từ senzar liên kết với tiếng Phạn ahī (devanāgarī: Uही) "con rắn", tượng trưng cho "Con rắn khôn ngoan" hoặc "Con rồng của trí tuệ". Trong văn học thông thiên, các Ah-hi là những Dhyāni-Chohans cao nhất xuất hiện trên quy mô biểu hiện, để trở thành phương tiện biểu hiện của tinh thần vũ trụ. Chúng được xem như bảy tia nguyên thủy phát ra từ Logos, và là nguồn gốc của tất cả các sinh vật khác biệt khi chúng đi xuống mặt phẳng ngày càng nhiều vật chất. Dhyāni- Buddha". https://theosophy.wiki/en/Ah-hi
30 Bánh xe Dharma là một Ashtamangala, hoặc một trong Tám biểu tượng tốt đẹp, một tập hợp các biểu tượng thiêng liêng trong tôn giáo Ấn Độ. Mặc dù các bánh xe Dharma cũng được tìm thấy trong Ấn Độ giáo và đạo Jaina, nhưng cũng là một biểu tượng của Phật giáo. Cũng như là một Dharmachakra, bánh xe Dharma trong Phật giáo là biểu tượng cho những lời dạy của Đức Phật, là con đường đạt đến giác ngộ và đạt đến Niết bàn. Nó cũng có nghĩa là Bánh xe Pháp luật. https://univers-bouddha.com/blogs/bouddha-blog/la-roue-du-dharma-symbole-histoire- signification
31 … Vì vậy, có Bảy Chúa tể Siêu phàm và Bảy Sự thật. Mỗi sự thật chấp chứa trong mỗi bẩy sự thật đó: Nếu Thần bên trong sâu thẳm của tôi nắm giữ Sự thật về Thần lực, thì rõ ràng là sự thật của Sao Thủy Raphael, sẽ nắm giữ Sự thật về Khoa học, về Trí tuệ và sự thật của Sao Thổ Orifiel, sẽ nắm giữ Sự thật về sự chết, v.v. Vì vậy, có Bảy sự thật, đó là điều hiển nhiên. http://gnosis.gnose.samael.free.fr/text/CONF5EV028.html
32 Parinishpanna (devanāgarī: (f5िन-. pariniṣpanna) là một thuật ngữ tiếng Phạn có nghĩa là phát triển, hoàn hảo, thực sự, hiện hữu. Theo H. P. Blavatsky, trạng thái này (được đánh vần là "paranishpanna") là một từ đồng nghĩa với "parinirvana". "Paranishpanna" là sự hoàn hảo tuyệt đối mà tất cả các hiện thể tới được, vào cuối thời kỳ hoạt động
lớn, la grande activité, hay còn gọi là Maha-Manvantara, và trong đó chúng nghỉ ngơi trong thời kỳ nghỉ ngơi tiếp theo. Trong tiếng Tây Tạng, tên là Yong-Grüb
33 Con người có một chu kỳ thành trụ (manvantara) và chu kỳ hoại không (pralaya) kéo dài 24 tiếng đồng hồ tức là thời kỳ thức và thời kỳ ngủ.Chu kỳ cơ bản là kalpa, một “kiếp”, bằng “một ngày của Brahma”, một vị thần sáng tạo trong Tam vị. Mỗi kiếp kéo dài 4.320 triệu năm trái đất. Một “đêm của Brahma” cũng dài bằng ấy. Một “năm của Brahma” gồm 360 ngày đêm như thế và Brahma sống một trăm năm như thế. Mỗi kiếp đánh dấu một cuộc tái sinh của thế giới
34 Stances de Dzyan I và II, diễn qua Việt ngữ là Tư thái hay Khổ thư. Sách Dzyan là một văn bản cổ, có nguồn gốc từ Tây Tạng, liên quan đến học thuyết thâm áo (không dịch giải) ésotérique shēnào Phật giáo Tây Tạng. Đó là cơ sở của Thông Thiên Học, một phong trào duy linh thâm áo do Helena Blavatsky thành lập năm 1875 và được Hội Thông Thiên Học phổ biến. Tác phẩm lớn sau này, La Doctrine Secrète (1888), đề xuất nghiên cứu một số khổ thơ lấy từ tác phẩm huyền thoại này, và được các nhà nghiên cứu Anglo-Saxon xác định trong nhiều năm với cuốn sách Kiu-Te. https://fr.wikipedia.org/wiki/Livre_de_Dzyan. Xem thêm Thông Thiên Học và Khoa Học, A. Tanon, trang 73-74.
35 Phong Thuỷ 風水 fēng shuǐ, nghĩa là gió và nước, một nghệ thuật cổ đại Trung Quốc nhằm mục đích hài hòa năng lượng môi trường, tức khí 氣, của một nơi, để thúc đẩy hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng của những người cư ngụ. Ở Trung Quốc, có Phong Thuỷ học fēngshuǐ xué 風水學, nghiên cứu về gió và nước, một nghệ thuật nhằm sắp
xếp nơi ở theo năng lượng (énergie khí) hữu hình hoặc vi tế để đạt được sự hài hòa, cân bằng lực lượng và năng lượng tuần hoàn tối ưu. Nó là một nghệ thuật dựa trên các nguyên tắc của triết học Đạo giáo, giống như y học cổ truyền Trung Quốc hoặc châm cứu. Nguồn Wikipedia.
36 Phụ chú dùng các tài liệu nhiều trang Internet, tỉ như http://www.chinaknowledge.de/Literature/Daoists/hetuluoshu.html https://thekongdanfoundation.com/lao-tzu/the- heru-luoshu-and-nine-palaces/ vv…
37 Nhà Tùy 隋朝; Tùy triều; Suícháo, (581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường.
38 Các đơn vị đo lường thay đổi tùy theo các triều đại. Thôi đại đường đó có nhiều phát minh khả quan đơn vị chiều dài còn dùng Yojana (tiếng Phạn và tiếng Hindî: /7Nन).
Theo "Ghi chú về các khu vực phía Tây của Đại Đường ( Đại Đường Tây Vực ký Da Tang xiyu ji 酉戌亥大唐西域
記) của Huyền Trang, một yojana là quãng đường di chuyển trong một ngày của quân đội hoàng gia thời đó, hoặc
của một con bò.
39 Nhà Lương. Lương Vũ Đế 梁武帝 được nhà Tề 齊 trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Lương (502-507). Lương Thái Tổ 梁太祖 được nhà Đường 唐 trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Hậu Lương 後梁 (907-923).
40 Tuỳ thư40 隋書 Suíshū một trong Nhị thập tứ Sử, 24 sách Lịch sử thời nhà Ngụy được biên soạn, Nguỵ Trưng / Nguỵ Chinh 魏徵|魏征. Đây là một cuốn sách lịch sử theo trình tự thời gian do Nguỵ Chinh 魏征 WeiZheng biên tập vào thời nhà Đường. Toàn bộ sách có 85 quyển, trong đó có 5 quyển về Hoàng đế, 50 quyển về Tiểu sử và 30 quyển 卷Chí. Sách Tùy do nhiều người biên soạn, chia làm hai giai đoạn. Phải mất 35 năm từ khi khởi sự ban đầu đến khi hoàn thành. Vào năm Đường Vũ 唐武thứ 4 (621 SCN), Lệnh Hồ Đức Phân Linghu Defen đề xuất sửa chữa lịch sử của Ngũ triều bao gồm Lương 陳, Trần, Bắc Tề 北齊, Bắc Chu 北周và Tùy. Năm sau, triều đình nhà Đường ra lệnh cho sử thần chỉnh sửa, nhưng vài năm sau, cuốn sách vẫn chưa được viết. Vào năm 貞觀Zhenguan thứ ba (629 SCN), lịch sử của Ngũ triều được biên tập lại. Nguỵ Chinh 魏征 Wei Zheng khái quát sự việc của mình và biên tập cuốn sách này. Các tác giả của Tùy thư là những học giả uyên bác với trình độ lịch sử cao. Baidu.com.
41 Chu Hi (1130-1200) tự Nguyên hố, hựu tự Trọng hối 仲仲, hào Hối an, vãn xưng Hối ông, 晚称晦翁 thụy văn, thế xưng Chu văn Công. Chu Hi nhiều tên và nhiều tài. Thời tống triều ông là trứ danh học giả, lí học gia, tư tưởng gia, triết học gia, giáo dục gia, thi nhân, chính trị gia, thư pháp gia, vv. Tuy là người am hiểu rất nhiều Khổng học nhưng ông không phải là đệ tử của Khổng gia. Ông là người tiên phong của Tân Nho học Néo-
Confucianisme 宋明. Tân Nho giáo tức Tống minh lí học 宋明理學 SoongMíng lǐxué, thường được viết tắt là Lí học lixue 理學 là một triết học đạo đức và siêu hình của Trung Quốc theo Nho giáo, và có nguồn gốc từ Hán Vũ và
Lý Áo (772–841) trong triều đại nhà Đường, và trở nên nổi bật trong triều đại nhà Tống và nhà Minh dưới sự xây dựng của Chu Hi ZhuXi.
42 Thiệu Ưng 邵雍 ShàoYōng (1011–1077), tự Nghiêu Phu Yaofu (堯夫), tên là Thiệu Khang Kiết Shào Kāngjié 邵康節 là một nhà triết học, vũ trụ học, nhà thơ và nhà sử học Trung Quốc người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Tân Nho giáo ở Trung Quốc trong triều đại nhà Tống Song Dynasty.
Hình ảnh thêm về Bát Quái