Vơi Đầy!
Phóng tác theo chuyện thiền của Nhật Bản “Empty your cup.”
Có một người mê tứ đổ tường, tìm tới danh sư, trước khi đi tu người bạn thân hồi xưa, để hàn huyên và nghe pháp. Khi sư đang rót trà mời bạn củ, người đó khoát tay nói, cái thứ nước chè nhạt thết đó không bằng rượu XO pha cao hổ cốt thượng hạng. Sư từ tốn đáp, ở chùa chỉ có ‘cờ, chè, trai và sách’ chứ không có rượu ngon để đải bạn hiền. Người bạn không thèm chú ý, tiếp tục huyên thuyên:
- Bạch thầy, ‘tao’ vừa đem theo mấy con bồ đi Casino đánh bạc, chơi bời ăn nhậu, hút sách, trác táng thâu đêm chứ đâu có phải tới chùa để chơi cờ tướng, uống chè rẻ tiền, ăn trường trai, đọc kinh sách chán phèo với ‘mầy.’ Rồi anh ta xuống giọng, sau khi nhìn trước nhìn sau, cái thứ tứ đổ tường đó lúc trước mầy dạy tao nhưng tao bị lạm nặng còn làm sao mà mầy bỏ cái rụp, vô chùa tu tỉnh bơ quá dzể dzàng dzậy? Mầy có thể chỉ cho tao được không? Hắn lỗ mãng tru tréo: Đéo mịa, đừng làm bộ pha trà, cố tình đổ tùm lum ra khỏi chén rồi dạy tao bài học vơi đầy của Nhật, xưa rồi Tám.
Sư nổi sân, xắng tăng bào, định đại khai sát giới nhưng dằn lại được, vội ngừng châm trà, nhỏ giọng nói:
- Tao trước khi đi tu là đại ca của mầy. Tao đi guốt trong bụng mầy từ lâu, biết mầy tới thăm tao để phá thanh tịnh, dụ tao hạ sơn, gở gạt cứu mầy.
- Nhưng bần đạo đã bỏ đao xuống tự nguyện làm thầy chùa, con có chịu từ bỏ tứ đổ tường, cờ bạc-rượu chè-trai gái-hút sách, trước khi học Phật Pháp ‘Không?’ Không vơi trước thì làm sao mà Có đầy được? Muốn có Không thì phải bỏ cái Có (empty) trước đã. Muốn không tứ đổ tường thì phải có tứ đổ tường để Không tứ đổ tường. Rõ hơn, con người không bao giờ có tứ đổ tường; muốn bỏ tứ đổ tường thì phải có tứ đổ tường trước đã như tao đã làm. Không từ Có; Có từ Không! Như có, như không!
Người bạn trầm ngâm:
- Dạ, con xin kính cẩn chịu nghe thầy nhưng phải vơi cái nào trước để đổ cái nào đầy sau?
- Vơi cái cờ, chè, gái, sách để đổ đầy cái hút, trai, rượu, bạc?
- Hay vơi cái bạc, rượu, trai, hút để đổ đầy cái sách, gái, chè, cờ?
Sư: OHM!