Lời ‘bường’ thêm:
Toyo lúc đó mới 12 tuổi mà đã tiệm ngộ được công án âm vô thanh. Tương tự như trong truyện Tam Quốc, Quan Công Đốn Ngộ, khi Sư Phổ Tĩnh nghe và biết (quán và kiến) tiếng kêu đòi trả lại thủ cấp của Vân Trường, rùng rợn thê luơng như tiếng sấm rền nổ trên chân không, liền bước ra khỏi am, cầm cây phất trần gõ vào cửa chùa (cửa Không) mà hỏi “Vân Trường an tại?” Câu hỏi đơn giản đó nghe như tiếng hét sư tử hống của Lâm Tế. Phổ Tĩnh một tay cầm phất trần, gõ vào cửa Không (cửa chùa) cũng như câu chuyện thiền Nhật Bản, tiếng vỗ của một bàn tay. Tôi xin gọi đó là tiếng gõ cửa Không (vô môn quan.)
Nên biết, cái âm thanh như sấm rền trên chân không cũng như tiếng gõ cửa không lẫn những đối thoại, nghe và ngộ của người phát âm và kẻ nghe âm thanh điều không phải là những âm thanh mà kẻ còn vô minh nghe được bằng lỗ tai phàm tục. Chỉ có kẻ giác ngộ mới quán được âm bát nhã giai không bằng Phật nhĩ – tiếng động vô thanh.
Thời đại thiền nguyên tử bây giờ, con người không những nghe được tiếng độc thủ vỗ tay mà còn quán âm được tiếng sấm vỗ của Không bàn tay. Vô thủ vỗ tay! Không điếc nhưng không nghe!
Vô thủ, không âm quảng trường mộng,
Quán âm, vô tiếng thanh tĩnh tâm.
-----------------
(1).
Một nhà thư pháp nổi tiếng học thiền nơi một lão thiền sư sống ẩn trong núi , ông này lui tới tu tập Thiền đạo đã được mười năm .
Một sáng mùa xuân , trò nói :
- Con rất ngưỡng mộ các bức thư pháp của các vị cổ đức . Lại nghe có môn Thư pháp Thiền . Tào Động ta có dạy môn này không ?
Sư nói :
- Cũng có , mà cũng không !
Trò hỏi :
- Vì sao ?
Sư nói :
- Với những ai muốn học thư pháp thì không . Với người học Thiền Tào Động thì có , vì là bài tập bắt buộc !
Trò hỏi :
- Con có được học không ?
Sư nói :
- Có ! Nhưng trước tiên phải biết chữ .
Trò nói :
- Con hiện là nhà thư pháp .
Sư nói :
- Vậy sao .
Hôm sau , nhà thư pháp mang giấy bút đến học thư pháp thiền .
Sư nói :
- Cái Biết vốn không thật ! Do vậy bài học đầu tiên của người học thư pháp thiền là học cái-Thực-Biết . Bài tập như sau : hãy về nhà , ngồi yên , niệm liên tục lục tự Di Đà mà viết đủ 256 chữ của Tâm Kinh Bát Nhã . Chớ có suy nghĩ , phải nhanh mới được . Ngay chỗ đó liền được , như nhạn bay qua trời , như Lục tổ làm kệ !
Nhà thư pháp không viết được , bèn đến hỏi thầy .
Sư nói :
- Người ta viết được là nhờ cái-nhớ-biết của trí não . Mất trí thì không viết được . Ông đã bắt cái Trí của ông phải niệm Phật , do vậy ông không thể viết được một nội dung nào khác . Thế nhưng , xưa nay nơi Tào Động , mọi người đều làm xong bài tập này . Muốn vậy , người học phải được thầy truyền tâm ấn cho . Ấn ấy là Kim Cương Trí Quyền ấn . Bằng ấn này mà kiến lập Kim cương trí , còn gọi là Căn Bản Trí . Giữ ấn này mà niệm lục tự Di Đà , gọi đó là niệm Quán Đảnh .
Hôm sau , nhà thư pháp đến , trình thầy bức chữ " Tâm kinh Bát Nhã ", nói :
- Con đã viết xong không khó khăn gì .
Sư nói :
- Ông đã thật sự biết chữ . Bây giờ có thể tập thư pháp thiền được rồi . Thật ra chẳng có gì ghê gớm cả , vì đây là bài học vỡ lòng , tức là viết một chữ đã biết . Xong bài tập này , người học tiến tới học viết những chữ chưa biết , như viết kệ , làm thơ chẳng hạn . Ông hãy về viết hai chữ "Phật Tâm" bằng nước lả , trên miếng gỗ ván , mang đến ta xem !
Nước lả viết trên ván gỗ không thể lưu được chữ thì làm sao có thể mang trình thầy ? Nhưng có một điều lạ là những chữ viết ấy đẹp không thể nói được . Nhà thư pháp nói điều đó với thầy .
Sư nói :
- Đó là nhạn quá trường không , trăng lưu đáy nước ...., nghệ thuật cũng vậy . Ông có thể viết bằng mực rồi đó !
Hôm sau , nhà thư pháp mang hai chữ " Phật Tâm " đến . Một bức thư pháp tuyệt vời . Sư nói :
-Không phải !
Bây giờ là tàn đông , người học trò vẫn chưa đắc thư pháp thiền . Ban đầu thì phiền muộn . Đến cuối thu , phiền muộn cũng là không .
Ông đã trình thầy hàng trăm bức thư pháp , đều bị nói là không phải . Những bức chữ ấy đều nổi tiếng ở đời , được lưu giữ trong bảo tàng nghệ thuật , được trân trọng trong các bộ sưu tập tư nhân .
Bằng cách giữ tâm ấn , ông còn làm rất nhiều thơ và nhanh chóng trở thành nhà thơ thiền nổi tiếng . Ông mang bức chữ mà ông cho là cuối cùng đến trình thầy .
Sư nói :
- Không phải !
Trò hỏi :
- Thế nào mới là phải ?
Sư nói :
- Đều là đối đãi !
Trò mù mịt , định cáo lui , chờ một dịp khác để hỏi .
Sư nói :
- Giữa ngọ ngày mai sẽ có tuyết rơi . Ông đến đây và viết tại đây !
Trò mừng rỡ , vái tạ .
Hôm sau quả có tuyết rơi . Người học trò đạp tuyết mà đến , cứ như người đạp tuyết tìm mai .
Đến nơi, thấy sư đang ngồi mài mực tự bao giờ .
Sư mài mực trong một cái việm sành , tay ông cầm thỏi mực mài theo vòng tròn lớn . Sư cứ mài như thế , mặc cho học trò đứng chờ .
Sư mài mực một cách trang nghiêm . Bỗng nhiên , Sư thôi mài , ném thỏi mực ra vườn , nói :
- Trải giấy ra !
Người học trò cầm bút định dầm vào việm mực , Sư giằng lấy bút , ném ra sân , nói :
- Viết mau!
Trò nhúng cả bàn tay vào việm mực , vỗ một phát đánh rầm trên mặt giấy .
Sư hỏi :
- Là cái gì?
Đáp :
- Tiếng vỗ của một bàn tay !
Hỏi :
- Đâu là Phật Tâm ?
Đáp :
- Với vết mực không khác !
Sư cười lớn : Ông được rồi đó !