Mượn thân tứ đại làm tọa cụ
Một Thiền Sư đến thăm một Thiện Tri Thức vô danh trong lúc vị cư sĩ đó đang ngồi tịnh tâm trên tọa cụ (bồ đoàn.)
An tâm trên tọa cụ,
Phóng thí không lay động.
Cư sĩ đứng dậy, bướt ra khỏi bồ đoàn, vui vẻ chào hỏi: Ngọn gió nào thổi ngài sang sông? Xin mời ngài ngồi xuống, chỉ tọa cụ.
Một nụ cười từ bi nở trên môi, Thiền sư đáp:
- Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có. Vậy ngài lấy chi để mời an tọa?
Cư sĩ vui vẻ trã lời: Ngài đã là tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có thì cần có gì để hỏi câu an trụ?
Cư sĩ nói tiếp: Khi kẻ hèn đứng lên đón tiếp Ngài là đã bước khỏi cái tọa cụ đó rồi tại sao Ngài vẫn còn ‘canh cánh,’ ưng cái sở trụ đó trong lòng?
*
Phóng tác từ Tô Đông Pha và Phật Ấn trong chuyện dưới đây:
Khi Tô Ðông Pha đến non Vân, sư Phật Ấn còn đang ngồi tịnh trong phương trượng, nghe thị giả thưa:
- "Có quan Hàn Lâm học sĩ đến"
Sư vui vẻ chào hỏi và mời khách ngồi. Sau khi đáp lễ xong, Tô Ðông Pha liền mở lời vấn nạn:
- Bạch Hòa Thượng! Xin cho tôi hỏi một câu:
- Vâng, tôi cũng xin tùy chỗ hiểu biết để hầu chuyện cùng ngài.
- Bạch, tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa Thượng làm tòa ngồi, có được chăng?
Một nụ cười nở trên môi, Phật Ấn thiền sư đáp:
- Nếu bần đạo trả lời không suông, xin theo tôn ý, bằng trái lại, ngài sẽ tính thế nào?
- Tôi xin đem chiếc đai ngọc, một vật quí của vua ban cho, để đáp tạ Hòa Thượng.
- Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi.
Tô Ðông Pha sửng sốt hồi lâu, không trả lời được, đành phải mở đai ngọc giao cho Phật Ấn thiền sư. Sư thâu nhận, rồi bảo thị giả vào trong đem chiếc áo bá nạp ra tặng cho quan Hàn Lâm học sĩ. Tô Ðông Pha gắng gượng tiếp lấy và làm bài kệ trình lên rằng:
Lời Bàn:
Cái nước cờ ba que, mách qué, xỏ lá của Tô Đông Pha đã tự đưa mình vào thế cờ bí. Vì ông ta chưa chiếu kiến ngũ uẩn giai không nên vẫn lầm tưởng cái tọa cụ là thật, hữu thường. Mượn cái giai không, vô thường để an tọa cái hữu thường là tự đưa mình vào ngỏ bí của công án. Nhưng nếu hiểu được cái lý - lấy Không để vào Không như câu chuyện của Lý Vạn Quyển, cả ngàn cuốn sách chứa trong não. Tương tự như trong kinh: Lấy núi Tu Di bỏ vào lỗ chân lông, mượn ảo vào ảo, không tăng không giảm, thì cái công án thiền này sẽ sáng tỏ như trăng rằm.
Phóng Thí
Bài kệ của Tô Đông Pha đã được người đời cho là rung động xưa nay:
Lời Bàn:
Bài thơ này bị Sư Phật Ấn cho là “phóng thí” (rắm rít, thối địt) cũng là quá đúng vì Tô Đông Pha không có kiến thức khoa học chứ đừng nói chi đến trí tuệ Phật. Cái bát phong cà chớn đó của con người làm sao lay động được vũ trụ (Thiên trung Thiên,) ngăn được hào quang chiếu đại thiên (Quang Minh Tạng)?
Bài kệ trên thoáng nghe rất ổn diệu nhưng phân tách ra thì bất ổn, vô diệu. Thiên trung Thiên chỉ cho Phật là bậc bi trí dũng, hào quang là ánh sáng, chân hỏa tam muội, phát xuất từ tự tánh của Phật. Một ngàn thái dương hệ là 1 tiểu thiên thế giới, 1.000 tiểu thiên thế giới là 1 đại thiên thế giới. Tám gió của phàm phu tục tử là 8 thứ gió từ hoàn cảnh (cảnh phong): Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc (lợi lộc, suy hao, hạ thấp, đề cao, khen, chê, khổ, vui.) Trước định lực của vũ trụ (Tri Kiến Phật,) 8 thứ gió thúi địt này làm sao lay động được vũ trụ? Hơn nữa, vũ trụ vẫn ngồi sừng sững, sở trụ trên tòa sen báu nào?
Tới đây mới thấy được cái trí huệ siêu phàm, vượt không gian lẫn thời gian, của Đại Sư Phật Ấn. Đọc xong cái ‘kẹ’ đao to búa lớn của Tô Đông Pha, ngài phán: Thằng địt thối mau mau đáo bỉ ngạn để ta chỉ điểm cho. Quả thật đúng như vậy: Tám gió thổi chưa kịp lay, cức chó đã hối hả vượt sông.
Tô Đông Pha Lắm Lời
Sáng ra làm sao nói với người?
Bài thất ngôn tứ tuyệt trên đây là của Tô Đông Pha sáng tác khi ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm. Bài kệ của ông ta hai câu mở đầu, mới xem qua thật kinh người. Nếu không phải là tác gia tông hạ thì khẩu khí của ông ta không quá khoát đại được như vậy, ngay cả Thượng Trúc Trí Viên Chứng Ngộ Pháp sư còn bị gạt nữa là. Một hôm Chứng Ngộ đến tham yết Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền sư, hai bên bàn luận suốt đêm. Chứng Ngộ đưa ra bài Túc Đông Lâm Kệ của Tô Đông Pha và khen : "Cũng không dễ gì [đạt] đến được chỗ đó!"
Thử Am nói : Đường còn chưa biết, nói gì chuyện đến ?
Chứng Ngộ nói : "Tiếng khe như tiếng quảng trường thiệt, sắc núi đúng màu thanh tịnh thân;" nếu không đến được chỗ ấy thì làm sao dám thốt ra như thế ?
Thử Am nói : Chỉ là bọn ngoài cửa thôi !
Chứng Ngộ nói : Xin Hòa thượng từ bi nói toạt ra thử ?
Thử Am nói : Có thể từ chỗ tình thái mạnh mẽ đó mà rình bắt được, nếu rình bắt được ông ta rồi thì sẽ biết bổn mạng nguơn thần [bản lai diện mục] của ông ấy rơi vào đâu.
Chứng Ngộ nghe nói thế hoang mang, cả đêm suy nghĩ mãi, không tài nào ngủ được, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, như cất đi gánh nặng ‘đại nghi,’ làm bài kệ :