Vô Học (Wu, Mu,không)
Có vài người ‘gắn’ cho tôi là Học Giả. Thoáng nghe qua tương đối tạm đúng như vậy, tôi Không Học Thiệt hay Học Không Thiệt. Nhưng tôi [đang] Vô Học thì gần đúng hơn vì tôi có thể [chưa] Không Học Vô hay [đã] Học Không Vô.
Lê Huy Trứ
Chớ coi thường!
Một hôm có bác Phật tử nọ đến chùa để viếng Hòa thượng Trí Tịnh. Vừa gặp Hòa thượng, trước thay vì hỏi đạo thì bác này lại phàn nàn về việc mấy chú tiểu không giữ oai nghi, chạy giỡn trong chùa … (Trước khi vào thất riêng của Hòa thượng, bác đã gặp cảnh này).
Nghe xong, Hòa thượng nói để Ngài dạy bảo mấy chú. Đến khi người khách chào Hòa thượng ra về thì Ngài hỏi:
- À mà cô đã ăn chay trường được chưa?
- Dạ, con tập hoài mà ăn chưa được, thưa thầy. Bác Phật tử dè dặt trả lời.
- Ừ thôi cố gắng lên, chứ mấy chú tiểu khi nãy cô “mắng vốn” đó, đều ăn chay trường hết đó!
Lời bàn:
Đức Phật dạy đừng coi thường con rắn độc nhỏ, vị thái tử nhỏ và chú tiểu nhỏ … chắc là cũng ý nghĩa này!
Pháp Trung
(dựa theo lời kể lại của HT. Thông Nhiệm, khi ngài còn sinh tiền)
Đọc “nuốt” chữ
Chi tiết
Viết bởi Thích Chúc Hội
Ni sư Như Thiện (1920-2009) Viện chủa Chùa Phước An, Sa đéc thường làm lễ quy y Tam Bảo cho những đứa trẻ trong xóm nhằm gieo duyên Phật pháp cho chúng.
Buổi lễ này luôn diễn ra chánh điện; tuy nhiên, đến những thời gian Ni sư tuổi cao sức yếu lâm bệnh, Ni sư làm lễ quy y tại phòng mình.
Một ngày nọ (năm 2009), có một cô bé vào thăm Ni sư,vì vị này nghe tin Ni sư bị té ngã. Ni sư cũng làm lễ quy y tại chỗ cho cô này. Ban đầu, còn sức nên đặt tay trên đầu cô bé để truyền thọ Tam quy ngũ giới, nhưng một hồi thì cánh tay đã mỏi nên phải …nắm tóc cô ta. Nắm một hồi cũng mỏi, nên buông luôn.
- Quy y Phật [không] đọa địa ngục
(chữ ‘không’ chẳng nghe được vì Ni sư đọc nhanh và phần vì mệt)
- Quy y Pháp [không] đọa ngạ quỷ
- Quy y Tăng[không] đọa súc sanh.
Và cũng vậy, khi truyền ngũ giới:
- Thứ nhất [không] sát sanh
- Thứ hai [không] trộm cắp
- Thứ ba [không] tà dâm
- Thứ tứ [không] nói dối
- Thứ năm [không] uống ruợu.
(Theo lời kể của Sc Chúc Hiền, thị giả của Ni sư)
Tỉnh ngủ!
Viết bởi Thích Chúc Hội
Chi tiết
Cách đây hơn 30 năm, tại một buổi học giáo lý căn bản tại Chùa Phước Huệ (Sa đéc). Một hôm nọ, đến giờ học Phật pháp, vị giáo thọ hỏi một Ni sinh:
- Ngũ ấm là gì?.
Vị Ni sinh này đang mơ màng, bỗng nghe giáo thọ hỏi bất chợt nên tỏ ra rất lúng, hơn nữa vì mới xuất gia chưa thuộc rành pháp số nên đánh liều trả lời:
- Bạch Thầy, ngủ ấm (thanh hỏi) là người ta nằm ngủ và đắp mền cho nó ấm.
Câu trả lời ‘lạc đề’ này khiến cả lớp học đều không nhịn cười được,và nó cũng làm cho mấy cô bạn đang ‘gật gù’ phải…tỉnh ngủ.
(Chuyện này có thật , theo lời kể của Sư cô Như Hạnh ở Sa Đéc)
Trị đúng bịnh
Hồi Hòa Thượng Thích Trí Tịnh còn ở Vũng Tàu, một hôm, Ngài tiếp một chú Phật tử tại phòng khách, trong khi các chú Sa di đang công phu chiều trên chánh điện, vang rền tiếng mõ hồi chuông.
Ông khách quở:
Thời buổi này mà còn ngồi đó ê a đọc tụng, câu nệ vào hình tướng thì bao giờ mới giải thoát ?!
HT. Trí Tịnh (bình tĩnh đáp lời vị này với chút khôi hài):
Mấy chú ê a trên chánh điện, còn hơn mình ngồi đây tán dóc !
(Theo lời kể của Hòa Thượng Thích Thông Nhiệm, cố trụ trì Tổ đình Đông Hưng)
Lời bàn:
Nhiều khi chỉ luôn nói về lí “không” nhưng chưa hề thực hành và thực chứng được chút gì của pháp Phật cả. Thà rằng, bước từng bước vững chắc mà còn mong có ngày giải thoát. Đúng là:
“Đầu mồm nói suốt trăm phần diệu
Dưới gót không li một điểm trần”
Pháp Trung
Không Có Câu Hỏi Nào Nữa
Một Bác Sĩ Tâm Thần (Psychologist) hỏi một ‘bệnh nhân’ trông có vẽ như là một hiền triết, một Phật Tử, một câu hỏi nghề nghiệp, "Chính xác là ngài nói: Ngài đã giúp đỡ chúng tôi, những nhà có bằng chuyên môn hành nghề chữa bệnh tâm thần, như thế nào?"
Vị hiền triết trả lời: "Tôi dẫn họ đến chỗ không thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào nữa.”
Lê Huy Trứ phóng tác
Source: Unknown