Mỹ Nhân và Chú Tiểu
Có một cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, ai cũng phải công nhận và đa số mê sắc đẹp của cô. Một hôm, nhân dịp đầu năm cô đi lễ chùa, gặp một chú tiểu đang chú tâm quét lá đa, không trộm nhắm nhìn cô như những tín hữu khác trong chùa. Cô liền tới trước mặt chú tiểu, kiêu hãnh hỏi:
Tôi là người đẹp nhất thế giới không có bất cứ gì trên đời có thể sánh bằng. Chú có thấy như vậy không?
Chú tiểu ngước nhìn cô rồi nhìn đống lá đa mình đang dồn đống trước sân chùa và đáp:
-Dạ! Tôi thấy! Cô đẹp như cái lá đa.
Những nhà tỷ phú bố tát hiện đại và thiền sư
Có những tỷ phú thời đại bây vô cùng giàu có nhưng với tấm lòng bồ tát cho hầu hết gia tài mình để bố thí, từ thiện, khỏi phải giới thiệu họ là ai, tất cả chúng ta đều biết họ là những ai rồi, điểm đặc biệt là họ luôn luôn sống đơn giản, vui vẻ lẫn hạnh phúc. Họ có thể không biết Phật Pháp là gì nhưng đã ngộ được hạnh bố thí và sống thản nhiên như bồ tát ở trên đời.
Đến một ngày kia họ gom tất cả những gia tài bạc tỷ dollars của họ và tự nhủ ai xứng đám được họ tặng cái gia tài kết xù đó, thay vì vợ con của họ?
Họ cố tìm mãi, hỏi mãi, cuối cùng khi gặp người thiện tri thức chỉ cho họ gặp một thiền sư, nếu như sau khi gặp đại sư này mà vẫn không giúp được thì khẳng định các ông có đi đến chân trời góc biển cũng vô ích.
Thế rồi họ tới và trông thấy nhà sư đang ngồi thiền, họ lại gần nói với tâm trạng háo hức: “Chúng tôi đến đây là có một mục đích! Gia sản cả đời chúng tôi đang ở trong cái túi áo này. Chỉ cần đại sư nói cho tôi biết làm sao để tìm ra những người xứng đáng thừa hưởng số gia tài kết xù đó.”
Thiền sư, “Người không của không có gì để sợ mất (have nothing to lose,) người có của thì thập thòm sợ mất của (have something to lose,) nhưng các ngài đây từ không tới có của lớn như núi lại đem tất cả mà cho đi, không mảy may nuối tiếc. Vậy thì ai là các ngài trên thế gian này?”
Các nhà tỷ phú nhìn nhau tự hỏi, “Ai là chúng ta?”
Kiến Không
Trong Nam Kha ký thuật của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả công chúa, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn. Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân. Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe. Cuộc đời công danh, phú quí, giàu sang chỉ là vô thường như một giấc mộng thì ra Thuần làm phò mã kiến trên cây Hòe?
Ôi vợ con ơi đã đâu rồi,
Ôi tình, ôi nghĩa, duyên thế thôi.
Ngày nào hạnh phúc nghe con nói,
Trước ngõ, phòng the vợ đón chờ.
Đập cổ kính mong tìm thấy bóng,
Xếp tàn y ủ chút hương thừa.
Cô đơn muốn dứt càng vướng bận,
Đau khổ theo hoài vẫn chẳng thôi.
(Lê Huy Trứ đối lại với bài thơ Khóc Bằng Phi của Vua Tự Đức hay Khóc Bằng Cơ của đại thi hào Ôn Như Hầu, tức Nguyễn Gia Thiều)
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Tôi xin phụ họa:
Giấc Hòe ‘Ant’ kiến bất đắc
Tỉnh cơn mơ dậy, thấy mình kiến không.
Ba giai đoạn tham thiền
Ba giai đoạn tham thiền của thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư. Ngài nói : “Trước khi tham thiền thấy núi là núi, thấy sông là sông; khi tham thiền, thấy núi không phải núi, thấy sông không phải sông; sau khi tham thiền, thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông”.
Lời bình, nguồn tin Thường Chiếu, thiền giả qua ba cửa này, tuy được khai ngộ, nhưng hoàn toàn không tu chứng. Ngộ là hiểu, còn tu thuộc chứng, cho nên thiền giả do ngộ mà khởi tu, do tu mà chứng.
Theo tôi, sau khi giác thì thấy núi cũng như sông, sông cũng như núi và sau khi ngộ thì không thấy núi lẫn sông. Có tu, không chứng!
Hình ảnh thêm về Thiền Hiện Đại 3