“Y Nhật giải nghĩa thiền, tam thế Nhật oan; Ly Nhật nhất tự thiền tức đồng Việt thuyết.”
Hỏi và Đáp
Trong sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ ‘cọp dê,’ ‘Đức Phật tuyên bố’ trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận."
Internet nói Phật nói như vậy. Tuy đọc như vậy nhưng không phải như vậy mà có thể ‘những gì’ như vậy được ‘chấp nhận’ như vậy.
Xin hỏi ý của câu này, có phải thật là Phật nói trên internet?
Xin Trã Lời để cùng tu học:
Mô Phật!
Nói có sách mách có chứng! Câu này, cũng lượm được trên internet, "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết." Lời hay ý đẹp này được Tổ đổ thừa oan cho Phật nói để dể thuyết phục cái đám thượng mạn cứng đầu?
Tôi xin mượn ‘y ý giải nghĩa’ nhưng diễn tả ‘ly internet’ cho câu hỏi ‘noble’ của qúy vị:
‘Y internet’ giải nghĩa, tam thế Phật oan; ‘ly internet’ nhất tự, tức đồng ma thuyết?
Đại khái, tin vào internet, viết bằng tiếng Việt, mà giải nghĩa thì bán lúa giống; mà không dùng internet thì biết nói với ai trừ chơi với Ma?
Tóm lại, “Như Lai không nói một chữ!’ Vậy thì câu này, Phật đã từng chữ một, nói y chang như vậy bằng tiếng Ấn Độ hay y ý giải dịch ra tiếng Việt? Nhưng, Phật đã nói là không nói một chữ tại sao chúng ta vẫn thắc mắc là Phật có nói là không nói một chữ? Y theo câu tiếng Việt ở trên thì Phật nói đến 6 chữ? Ly kinh lục tự, tức đồng internet thuyết? Đến đây hy vọng chúng ta ngộ được cái “im lặng” (Noble silence) của Đức Thế Tôn.
Như Lai
Nhất tự
Không nói
Nói không
(Lê Huy Trứ)
One word
“I’ve been listening to your Buddhism lectures for years,” a student said during the question and answer time following a lecture, “but I just don’t understand. Could you just please put it in a nutshell? Can you reduce Buddhism to one word?”
The Zen master, “...”
Please fill in blank yourself.
Một chữ
“Con đã lắng nghe thầy giảng kinh nhiều năm mà không hiểu gì cả. Thầy có thể tóm tắc đạo Phật trong một chữ được không?”
Thầy, “...”
Qúy vị thử điền vào là một chữ gì?
The Another Side
One day a young Buddhist girl on her journey home came to the banks of a wide river. She saw her great teacher on the other side of the river. The young Buddhist girl yells over to the teacher, “Oh wise one, do you want get to this side?” The teacher ponders for a moment looks up and down the river and yells back, “My pupil, I’m on this side.”
Bờ bên Ni
Một ni cô, tên Ni Liên, trên đường về chùa Ni Giới Khất Sĩ, đi tới bờ sông Sài Gòn. Cô ta thấy một tỳ kheo ni trưởng ở bên kia bờ. Ni cô dùng sư tử hống gọi qua: Sư trưởng có muốn qua bên ni không? Ni trưởng ngẩn người một lúc, nhìn lên bên nớ, nhìn xuống bên tê rồi dùng thần công sư tử hống trả lời, “Con ơi, ta đang ở bên ni.”
Still Mind
Two monks calmly observed an un-flapped flag. “It is not moving,” stated the first one. “No, it’s never moved,” consented the second. Zen master, who happened to be walking by, overheard their conversation, said, “The flag had not had been moving, has not had been moving, will not have had been moving, and will not had had been moving. So has never mind!”
Phướng Rũ
Hai sãi ngắm cái phướng rũ. “Phướng không động,” Sãi kia đồng ý, “Phướng không bao giờ động.” Một thiện tri thức, tình cờ dạo bước tới, nghe được câu chuyện, bàn thêm, “Vô thủy vô chung không có gì động. Tâm cũng vậy.”
True Self
A distraught man approached the Zen master, “Please, Master, I feel lost, desperate. I don’t know who I am. Please, show me my true self!” But the teacher just looked away without responding. The man began to plead and beg, but still the master gave no reply. Finally giving up in frustration, the man turned to leave. At that moment the master called out to him by name. “Yes!” the man said as he spun back around. “There it is!” exclaimed the master.
Ngã
Một người thất chí tới hỏi Sư, “Thầy ơi, con đang khổ đau, không tìm được lối thoát. Con không còn biết mình là ai nữa. Xin thầy chỉ cho con tìm lại mình.” Sư im lặng. Người thất chí tiếp tục năn nỉ, Sư xô anh ta ngã xuống đất rồi quát lớn, “Ngã!”
Hình ảnh thêm về Thiền Hiện Đại