Phần sáu.
Trong Phật học, chữ Dhātu (धातु) thường thấy có những chữ đi kèm với nó, thí dụ như: Pṛthivī dhātu (पृथिवी धातु), Ap dhātu (अप् धातु), Vāyo dhātu (वायो धातु), Tejo dhātu (तेजो धातु), Aṣṭadaśadhātavaḥ (अष्टदश धातवः)…
Pṛthivī dhātu (पृथिवी धातु), chất đất hay nguyên tố đất, là nguyên tố rắn chắc có tác dụng giữ gìn và được dùng làm biểu trưng cho tính bền của vật chất.
Ap dhātu (अप् धातु), chất nước hay nguyên tố nước, là nguyên tố ướt mềm có tác dụng nhóm họp và được dùng làm biểu trưng cho tính dính ướt của vật chất.
Vāyo dhātu (वायो धातु), chất gió hay nguyên tố gió, là nguyên tố bốc hơi rung chuyển có tác dụng lay động và được dùng làm biểu trưng cho tính động của vật chất.
Tejo dhātu (तेजो धातु), chất lửa hay nguyên tố lửa, là nguyên tố phóng ánh sáng ấm áp có tác dụng thiêu cháy, nấu chín và được dùng làm biểu trưng cho tính ấm áp của vật chất.
Bốn yếu tố lớn này, tiếng Phạn gọi là Catvāri mahā bhūtāni (चत्वारि महा भूतानि) hay Catvāri mahā bhūta (चत्वारि महा भूत), hoặc Catvāri mahā dhātu (चत्वारि महा धातु), chúng thuộc về Rūpaskandhaḥ (रूपस्कन्धः), Sắc uần hay Rūpakāya (रूपकाय) thân Sắc và trong kinh Phật thường được gọi là Thân tứ đại, bởi vì xác thân của con người luôn có bốn chất đó.
Aṣṭadaśadhātavaḥ (अष्टदश धातवः) là 18 giới (dhātavaḥ là số nhiều của dhātuḥ) hay Astādaśadhātu (अस्तादशधातु) và nó gồm có 3 nhóm và mỗi nhóm trong đó có 6 giới được biết như:
Nhóm 1:
Cakṣudhātuḥ (चक्षुधातुः); Nhãn giới.
Śrotadhātuḥ (श्रोतधातुः); Nhĩ giới.
Ghrāṇadhātuḥ (घ्राणधातुः); Tỷ giới.
Jihvādhātuḥ(जिह्वाधातुः); Thiệt giới.
Kāyadhātuḥ (कायधातुः); Thân giới.
Manodhātuḥ (मनोधातुः); Ý giới.
6 giới trên còn được gọi là Ṣaḍ indriyāṇi (षड् इन्द्रियाणि): Sáu căn.
Nhóm 2:
Rūpadhātuḥ (रूपधातुः); Sắc giới.
Śabdadhātuḥ (शब्दधातुः); Thanh giới.
Gandhadhātuḥ (गन्धधातुः); Hương giới.
Rasadhātuḥ (रसधातुः); Vị giới.
Sparśadhātuḥ (स्पर्शधातुः); Xúc giới.
Dharmadhātuḥ (धर्मधातुः); Pháp giới.
6 giới này còn được gọi là Ṣaḍ viṣaya (षड्विषय): Sáu trần.
Nhóm 3:
Cakṣurvijñānadhātuḥ (चक्षुर्विज्ञानधातुः); Nhãn thức giới.
Śrotravijñānadhātuḥ(श्रोत्रविज्ञानधातुः); Nhĩ thức giới.
Ghrāṇavijñānadhātuḥ (घ्राणविज्ञानधातुः); Tỷ thức giới.
Jihvāvijñānadhātuḥ (जिह्वाविज्ञानधातुः); Thiệt thức giới.
Kāyavijñānadhātuḥ (कायविज्ञानधातुः); Thân thức giới.
Manovijñānadhātuḥ (मनोविज्ञानधातुः); Ý thức giới.
Lokadhātuḥ (लोकधातुः) có nghĩa là một đơn vị lớn hay một bộ phận chủ yếu của thế giới.
Chữ Loka (लोक) trong tiếng Phạn, tiếng Việt thường dịch là thế giới hay thế gian. Trong Phật học chữ Loka (लोक) thường thấy đi kèm chung với các từ như sau:
Sattvaloka ((सत्त्वलोक), thế giới sinh vật).
Bhājanaloka ((भाजनलोक), thế giới vật chất).
Sāhasracūḍikalokadhātu ((साहस्रचूडिकलोकधातु), tiểu thiên thế giới).
Dvisāhasromadhyamolokadhātuḥ ((द्विसाहस्रोमध्यमोलोकधातुः), trung thiên thế giới).
Trisāhasramahāsāhasrolokadhātuḥ ((त्रिसाहस्रमहासाहस्रोलोकधातुः), tam thiên đại thiên thế giới).
Sahālokadhātu ((सहालोकधातु), thế giới Ta bà (Ta bà là âm Hán Phạn của chữ (Sahā(सहा)).
Sahālokadhātu ((सहालोकधातु) theo nghĩa Việt được hiểu là thế giới của nhân loại hay nơi sinh vạn vật hoặc thế giới của chúng sinh).
Gom ý Việt:
अस्ति शारिपुत्र पश्चिमे दिग्भाग इतो बुद्धक्षेत्रं कोटिशतसहस्रं बुद्धक्षेत्राणाम् अतिक्रम्य सुखावती नाम लोकधातुः ||
Asti śāriputra paścime digbhāga ito buddhakṣetraṃ koṭiśatasahasraṃ buddhakṣetrāṇām atikramya sukhāvatī nāma lokadhātuḥ |
Này Śāriputra, cách đất Phật vô lượng số, ở hướng tây có một miền đất Phật được gọi là nơi An lạc.
Kính bút