Phần năm.
अस्ति शारिपुत्र पश्चिमे दिग्भाग इ तो बुद्धक्षेत्रं कोटिशतसहस्रं बुद्धक्षेत्राणाम् अतिक्रम्य सुखावती नाम लोकधातुः ||
Asti śāriputra paścime digbhāga ito buddhakṣetraṃ koṭiśatasahasraṃ buddhakṣetrāṇām atikramya sukhāvatī nāma lokadhātuḥ |
Từ vựng:
Asti (अस्ति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì chủ động hiện tại của động as (अस्) và nó có những nghĩa được biết như: được, tồn tại, có mặt, trở thành, tham dự, xảy đến, thuộc về ai đó, thì, là, bị, ở.
Śāriputra (शारिपुत्र) là tên của một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật Thích Ca và viết theo âm Hán Phạn là Xá Lợi Phất.
Paścime (पश्चिमे) là chủ cách số đôi trong bảng biến thân của paścima (पश्चिम) ở dạng trung tính. Paścima (पश्चिम) là chữ được ghép từ: Paśca (पश्च) + ma (म).
Paśca (पश्च) là hô cách sô ít trong bảng biến thân của paśca (पश्च) ở dạng giống đực và trung tính. Paścā (पश्च) là thân từ thuộc giống cái. Paśca (पश्च) có những nghĩa được biết như: thuộc về phía sau, ở đằng sau, gần ở phía tây.
-Ma (॰म) là âm đuôi.
Paścime (पश्चिमे)có những nghĩa được biết như: thuộc về phía sau, ở đằng sau, gần ở phía tây.
Digbhāga (दिग्भाग) là thân từ giống đực, nó được ghép từ: dik (दिक्) + bhāga (भाग)
Dik (दिक्) hay Dig (दिग्) đó là cách viết biến dạng theo quy luật vận âm của chữ Diś (दिश्) trong tiếng Phạn mà ra. Động từ căn √diś (√ दिश् ) là động từ thuộc nhóm [6] và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: chỉ dẫn, chỉ cho thấy, hướng dẫn, trình bày, tạo ra, chứng minh, được hướng dẫn, cắt nghĩa, chỉ dạy…
Bhāga (भाग) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Bhāga (भाग) ở dạng giống đực. Bhāga (भाग) có gốc từ bhaj (भज्). Bhaj (भज्) là động từ căn √bhaj (√भज्) và nó có những nghĩa được biết như sau: Phân chia, chia sẽ, phân phối, nắm được, phục vụ, tôn kính, yêu thích, đi vào, hướng theo, nhận phần chia sẽ, chủ quyền.
Digbhāga (दिग्भाग) có những nghĩa được biết như: một phần của phương hướng, vị trí, cạnh, một phần tư…
Ito (इतो) là chữ viết biến cách của itaḥ (इतः). Itaḥ (इतः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của Ita (इत) ở dạng giống đực. Ita (इत) có những nghĩa được biết như: từ chỗ này, từ lúc này, thế nên, vì vậy, này, điều này, lối đi, hành lang, đường có trồng cây hai bên… Ita (इत) cũng là thì mệnh lệnh dùng theo số đôi ở thời chủ động của động từ i (इ)
Buddhakṣetraṃ (बुद्धक्षेत्रं) được ghép từ: Buddha (बुद्ध) + kṣetra (क्षेत्र)
Buddha (बुद्ध) là qúa khứ phân từ của động từ căn √ बुध् budh (theo nghĩa số một) và có những nghĩa được biết như sau: Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.
Buddha (बुद्ध) là danh từ thân từ dạng nam tính và trung tính. Buddhā (बुद्धा) là tĩnh từ thân từ thuộc dạng nữ tính có nghĩa là: tỉnh thức, hay giác ngộ.
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Do đó Thuật ngữ " Phật" được sử dụng để tán dương công đức các bậc giác ngộ hoàn toàn.
Tên các vị Phật thời quá khứ theo tiếng Phạn được biết như sau:
1) Tṛṣṇaṃkara Buddha (तृष्णंकर बुद्ध). 2) Medhaṃkara Buddha (मेधंकर बुद्ध). 3) Śaraṇaṃkara Buddha (शरणंकर बुद्ध). 4) Dīpaṃkara Buddha (दीपंकर बुद्ध). 5) Kauṇḍinya Buddha (कौण्डिन्य बुद्ध). 6) Maṃgala Buddha (मंगल बुद्ध). 7) Sumanas Buddha (सुमनस् बुद्ध). 8) Raivata Buddha (रैवत बुद्ध). 9) Śobhita Buddha (शोभित बुद्ध) . 10) Anavamadarśin Buddha (अनवमदर्शिन् बुद्ध). 11) Padma Buddha (पद्म बुद्ध). 12) Nārada Buddha (नारद बुद्ध). 13) Padmottara Buddha (पद्मोत्तर बुद्ध). 14) Sumedha Buddha (सुमेध बुद्ध). 15) Sujāta Buddha (सुजात बुद्ध). 16) Priyadarśin Buddha (प्रियदर्शिन् बुद्ध). 17) Arthadarśin Buddha (अर्थदर्शिन् बुद्ध). 18) Dharmadarśin Buddha (धर्मदर्शिन् बुद्ध). 19) Siddhārtha Buddha (सिद्धार्थ बुद्ध). 20) Tiṣya Buddha (तिष्य बुद्ध). 21) Puṣya Buddha (पुष्य बुद्ध). 22) Vipaśyin Buddha (विपश्यिन् बुद्ध). 23) Śikhin Buddha (शिखिन् बुद्ध). 24) Viśvabhu Buddha (विश्वभु बुद्ध). 25) Krakucchanda Buddha (क्रकुच्छन्द बुद्ध). 26) Kanakamuni Buddha (कनकमुनि बुद्ध). 27) Kassapa Buddha (काश्यप बुद्ध). 28) Gautama Buddha (गौतम बुद्ध).
Kṣetraṃ (क्षेत्रं) là chủ cách và cũng là đối cách số ít trong bảng biến cách của kṣetra (क्षेत्र) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như:quyền sở hữu, đặc tính, tính chất, lĩnh vực, vùng, miền…
Koṭiśatasahasraṃ (कोटिशतसहस्रं) là cụm từ viết dính chung với nhau: Koṭi (कोटि) + śata (शत) + sahasraṃ (सहस्रं).
Koṭi (कोटि) là thân từ thuộc giống cái và nó cũng là thán từ. Koṭi (कोटि) có những nghĩa như sau: điểm chót, kết thúc, điểm, đỉnh, 10.000.000, vô lượng vô số. Trong toán học: đỉnh của một tam giác…
Śata (शत) là thân từ giống đực và nó có nghĩa được biết như: một trăm…
Sahasraṃ (सहस्रं) là chủ cách và cũng là đối cách số ít trong bảng biến cách của Sahasra (सहस्र) ở dạng trung tính. Sahasra (सहस्र) có nghĩa được biết như: một ngàn…
Buddhakṣetrāṇām (बुद्धक्षेत्राणाम्) được hiểu như miền đất Phật hay miền đất tỉnh thức…
Atikramya (अतिक्रम्य) là chữ ghép từ: Ati (अति) + kramya (क्रम्य).
Ati (अति) là tiếp đầu ngữ nó có nghĩa được biết như: vượt qua, lên trên, bước qua…
Kramya (क्रम्य) là hô cách số ít trong bảng biến thân của kramya (क्रम्य) ở dạng giống đực và nó có nhữngnghĩa được biết như: được đối đãi,được xem xét, được coi như, được đề cập, được nghiên cứu, được giải quyết, được bàn cãi…
Kramya (क्रम्य) có gốc từ động từ căn √ kram (√ क्रम्). Động từ căn √ kram (√ क्रम्) có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó như: bước, bước đi, đến gần, lại gần, tới gần,tiến lên, đi đến, được ứng dụng…
Atikramya (अतिक्रम्य) có nghĩa là đã vượt qua hay đã bước qua…
Sukhāvatī (सुखावती) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của sukhāvatī (सुखावती) ở dạng giống cái. Sukhāvatī (सुखावती) có nghĩa là miền đất phúc lạc hay miền đất hạnh phúc và an lạc …
Nāma (नाम) là đối cách số ít trong bảng biến thân nāman (नामन्) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: đặc tính, hình thể, tên, nhãn hiệu, tên riêng của ai hay cái gì đó… Nāma (नाम) cũng là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: gọi tên hay đặt tên là, có tên gọi từ cái gì đó ra, đặt tên lại…
Lokadhātuḥ (लोकधातुः) là chữ ghép từ: Loka (लोक) + dhātuḥ (धातुः)
Loka (लोक) là thân từ thuộc giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: nơi chốn, thế giới, nơi thay thế, vũ trụ, trái đất, nơi phía dưới đây, dân tộc, dân chúng, địa phương, cảm nhận bên trong…
Dhātuḥ (धातुः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của dhātu (धातु) ở dạng giống đực. Dhātu (धातु) được ghép từ: Dhā (धा) + tu (तु).
Dhā (धा) có gốc từ động từ căn √dhā (√ धा). Dhā (धा) là tính từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính.
Động từ căn √dhā (√ धा) thuộc nhóm [4] và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: uống, ngậm, bú, được hay bị uống.
Động từ căn √dhā (√ धा) thuộc nhóm [1], [3] và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: đặt để, cho, chịu đựng, đặt lên, hướng tới, sanh ra, tạo ra, thực thi, thực hành, dùng chỉ định để làm cho cái gì đó, chấp nhận theo hay với cái gì đó, có, nắm được, giữ, bị hay được đặt lên, làm cho đặt lên, muốn trưng lên, muốn cho, muốn nắm lấy…
-Tu (॰तु) là âm đuôi được dùng làm phụ nghĩa chỉ cho các hành động hay làm công cụ mang hàm ý nói về tính sở hữu của các từ ngữ.
Kính bút