Truyền thuyết kể rằng stupa ở đây được xây dựng cách đây 2.500 năm bởi một thương nhân tên là Poorna, và được chính Đức Phật khánh thành.
Danh pháp của nơi này có thể là phần sau tên của Boddhisat Suparaka, người được cho là ra đời trước Đức Phật. Tuy nhiên, thật không may, chẳng còn dấu hiệu nào dẫn chúng ta đến sự kiện lịch sử này.
Truyền thuyết kể rằng stupa ở đây được xây dựng cách đây 2.500 năm bởi một thương nhân tên là Poorna, và được chính Đức Phật khánh thành.
Vào tháng 4 năm 1882, Pandit Bhagwandas Indraji bắt đầu khai quật di chỉ này. Cùng với stupa, ông còn phát hiện một quan tài đá, các tráp nhỏ, một số vật bằng vàng, các con dấu và tám bức điêu khắc các vị thần Phật giáo. Tất cả các cổ vật này hiện đang được lưu giữ trong Bảo tàng Xã hội Châu Á Mumbai.
Theo người canh giữ stupa ở địa phương, các gò đất ở đây được biết đến là “Burud Rajacha Kot” hay “Pháo đài do vua Basket xây dựng”. Stupa được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc gỗ đàn hương, rất giống với stupa ở Sanchi, Madhya Pradesh (miền trung Ấn Độ). Gò đất có phần đáy rộng khoảng 60m, cao khoảng 5m, có các bậc thang đi lên từ mặt phía đông.
Bao quanh gò đất là gạch và tường đá có thể nhìn thấy rõ kéo dài khoảng 17m theo hướng bắc – nam và khoảng 29 theo hướng đông – tây của gò đất.
Ở giữa bức tường phía nam có vẻ như là những gì còn lại của một cánh cổng. Ở giữa bức tường phía đông có một lối vào chính, cho thấy mạn đổ nát ngay bên ngoài stupa.
Lối vào chính có một ban thờ, với một biểu tượng cổ xưa của Đức Phật được đặt trong một hốc đá.
Một bức tượng Đức Phật tương đối mới cũng được đặt trong ban thờ. Trong số 14 sắc lệnh của hoàng đế Ashoka, sắc lệnh thứ 8 và thứ 9 được tìm thấy gần di tích stupa, củng cố những suy đoán Sopara thực sự là một di tích Phật giáo quan trọng trong thời cổ đại.
Theo tài liệu, khi hoàng tử Dharmendra và công chúa Sanghamitra của hoàng đế Ashoka du hành từ Bodh Gaya đến Sri Lanka, họ đã mang theo một vài nhánh cây bồ đề và băng qua Sopara.
Ngoài ra, ở đây còn có một cánh cổng được trang trí và chạm khắc bằng những kí tự Phật giáo đứng sừng sững ở ngã ba đường, gần với di tích stupa.
“Mỗi buổi chiều, có nhiều người địa phương đến ngồi trên những chiếc ghế dài cạnh stupa để thưởng thức khí chiều. Trong vài năm qua, số lượng khách hành hương đã dần dần tăng lên nhưng cơ sở hạ tầng thì vẫn như vậy”, một người dân địa phương sống trong một ngôi lều ở gần di tích nói.