Hội thảo có tên gọi “Bảo vệ Di sản Văn hóa Nguy cấp” là sáng kiến của Thái tử Abu Dhabi và tổng thống Pháp Francois Hollande được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc (UNESCO).
Nhiều lãnh đạo, chuyên gia quốc tế, đại diện của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) và nhiều tổ chức đã tham gia hội nghị này.
Các quốc gia tham gia sự kiện được đề nghị trình bày những quan điểm khác nhau về bảo vệ di sản đang trong tình trạng nguy hiểm ở các khu vực chiến sự thông qua các biện pháp thắt chặt an ninh.
UAE và Pháp được trông đợi sẽ trình bày ý kiến đối với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để đảm bảo một sự can thiệp quan sự khẩn cấp có thể được thực thi nếu cần thiết và dựa trên những đánh giá của UNESCO để bảo vệ các di tích khảo cổ nguy cấp trong các vùng xung đột.
Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani dẫn đầu một phái đoàn cấp cao đã đến UAE để tham gia hội nghị này. Tổng thống cũng sẽ có bài phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị “Bảo vệ Di sản Văn hóa Nguy cấp” nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ của UNESCO trong việc bảo vệ các di sản văn hóa trong bối cảnh xung đột vũ trang và bảo vệ các di tích, công trình lịch sử đại diện cho những nền văn minh có niên đại hàng ngàn năm khỏi bị phá hủy hoặc lấy trộm có hệ thống như ở Afghanishtan, Syria, Iraq, Mali và trên khắp thế giới.
Afghanistan được ngưỡng mộ với rất nhiều di tích lịch sử như các bức tượng Phật ở tỉnh miền trung Bamiyan đã bị phá hủy bởi bom mìn của quân Taliban hồi đầu năm 2000. Trải qua hàng ngàn năm, Afghanistan đã trở thành cái nôi của nhiều nền văn minh và tôn giáo khác nhau. Nền văn hóa lịch sử phong phú của đất nước này đóng vai trò quan trọng và to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Trải qua nhiều thế hệ, Afghanistan đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà sử học, khảo cổ học và vô số nhà nghiên cứu, học giả ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đáng tiếc là, những cơ sở văn hóa, xã hội và kinh tế của quốc gia này đã trở thành mục tiêu của sự chiếm đoạt và phá hủy đầy bi kịch trong suốt ba thập kỉ chiến tranh và bất ổn xã hội.
Như một hệ quả, di sản văn hóa của Afghanistan đã bị thiệt hại và mất mát không thể lấy lại được. Phục hồi các di sản văn hóa của Afghanistan là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này và cũng là của cộng đồng quốc tế. Thách thức đối với công tác phục hồi di sản văn hóa nguy cấp của Afghanistan vô cùng to lớn, đòi hỏi sự huy động đáng kể của cả sự hỗ trợ trong nước và quốc tế dành cho người dân và chính quyền Afghanistan.
Vì hội nghị “Bảo vệ Di sản Văn hóa Nguy cấp” diễn ra trong bối cảnh nhiều di sản văn hóa bị tàn phá khủng khiếp bởi ISIS tại Iraq và Syria trong suốt bốn năm qua nên người ta trông đợi vào các đại biểu hội nghị sẽ đưa ra được một giải pháp nào đó và tập trung vào các biện pháp ngăn chặn những cuộc tấn công như của ISIS cũng như chống lại việc buôn bán các hàng hóa văn hóa.
Các đại biểu của hội nghĩ cũng được hy vọng sẽ tạo ra một mạng lưới lưu trữ an toàn toàn cầu đối với các tác phẩm nằm trong vùng nguy hiểm cũng như xây dựng một quỹ tài chính quốc tế dành cho các chương trình dài hơi để bảo tồn di sản văn hóa, hỗ trợ các chuyên gia làm việc tại các khu vực xung đột, bao gồm cả Afghanistan.