Phật là đấng TOÀN TRI DIỆU GIÁC. Là bậc sáng suốt. Hoàn toàn trong sạch. Đã diệt tận vô minh và phiền não. Ngài đã vượt ra khỏi vòng Tam giới, nghĩa là không còn bị trói cột, dính mắc trong vòng sanh tử luân hồi.
Bồ tát, Phạn ngữ BODDHI SATTA, nghĩa là chúng sanh có nhiều trí tuệ. Có nhiều trí tuệ chứ chưa phải là TOÀN GIÁC. Còn Bồ tát là còn sanh tử luân hồi, còn bị vô minh buộc ràng và dục vọng lôi kéo. Vị Bồ tát còn phải xuống lên trong TAM GIỚI, khi làm Trời, khi làm người, khi làm thú, tuỳ theo NGHIỆP LỰC tạo tác. Ví dụ: Tạm ví như một quả dừa già, mọc mầm lên cây dừa, cây dừa lớn lên sẽ ra trái dừa. Quả dừa non rồi sẽ già đem giâm sẽ mọc ra cây dừa rồi ra quả dừa, loanh quanh mãi như thế nào, thì Bồ tát cũng ví như thế ấy, do sự sanh tử luân hồi v.v…
Quả dừa kia đem phơi khô, nấu thành dầu, trong thơm quý báu, để lâu không hư, không thối, nhưng không còn mọc ra cây dừa được nữa như thế nào, thì Phật cũng như thế ấy.
Một ví dụ khác, một lu nước đục, để lâu, sẽ hư, sẽ thối không dùng được như thế nào cũng như Bồ tát là một chúng sanh phát đại nguyện to lớn, nhưng chưa thành tựu được nguyện vọng, có thể bị hư hỏng.
Đem lu nước ấy, nấu hay chưng cất, lọc lấy nước trong gạn bỏ chất dơ, để vào bình, vào chai, dù có lâu cũng không hư không thối như thế nào, thì Phật và Bồ tát cũng khác nhau như thế ấy.
Đây là những ví dụ đem ra để tạm so sánh cho dễ hiểu vậy thôi, chứ ý nghĩa hai danh từ khác nhau lắm.
VẬY, BỒ TÁT VÀ CHÚNG SANH CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?
Như trên đã giải, thì Bồ tát là một chúng sanh. Song vị chúng sanh này có nhiều trí tuệ, có nguyện lực thanh cao hơn, luôn luôn đời nào, kiếp nào cũng mong mỏi thành một bậc CHÁNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC để độ mình và hoá độ chúng sanh.
CHƯ BỒ TÁT CÓ NHIỀU KHÔNG?
Nhiều thì cũng không nhiều, nhưng cũng không phải là ít. Ví như một cây hồng, một lần ra hoa, không biết cơ man nào là nụ, là hoa. Nhưng đến khi kết quả, thì không có bao nhiêu? Chúng sanh cũng như thế ấy, sự ao ước, sự mong mỏi, sự mong muốn thì nhiều, song đến khi kết quả, đến mục đích, thì không còn bao nhiêu.
Vả lại, vị Bồ tát muốn đắc thành CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, lại còn có hai bậc. Hai bậc ấy là:
Chư Bồ tát chưa thành tựu được nguyện vọng. Là chư Bồ tát nào, đã có nguyện trong tâm, phát ra lời nói nhưng chưa có một vị Phật thọ ký cho, thì chưa chắc đã thành CHÁNHĐẲNG, CHÁNH GIÁC được.
Chư Bồ tát đã thành tựu được nguyện vọng. Là Bồ tát đã được một, hoặc nhiều vị Phật thọ ký cho, chắc chắn sẽ thành CHÁNG ĐẲNG, CHÁNH GIÁC trong ngày vị lai.
CHƯ BỒ TÁT CÓ ĐIỀU GÌ KHÁC CHÚNG SANH?
Chư Bồ tát tròn đủ, có TÁM PHÁP khác thường hơn tất cả chúng sanh.
1) Phải là người, chứ không là Trời hay là Thú.
2) Phải là nam nhân, chứ không phải phụ nữ, hay bán nam bán nữ.
3) Có đủ duyên lành và có thể đắc A LA HÁN trong kiếp ấy (như THIỆN HUỆ Đạo nhơn là Bồ tát tiền thân của Phật tổ GOTAMA vậy).
4) Gặp được đức Phật ra đời, và làm được một việc lành nào đến đức Phật ấy.
5) Phải là người xuất gia.
6) Phải có đầy đủ Pháp của bậc cao nhơn là Ngũ Thông và Bát Thiền.
7) Đã làm được Phước báu cao thượng nào là bố thí mạng sống của mình và vợ con mình do tâm nguyện thành tựu quả vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC..
8) Phải có ý nguyện đầy đủ quyết cho thành được vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dù cho khó khăn khổ sở cũng không nao núng và thoái chuyển. Chư Bồ tát nào đã có đầy đủ TÁM PHÁP trên đây thì mới được chư Phật thọ ký cho, từ ấy mới được gọi là NIYATA BODDHI lực thanh cao hơn, luôn luôn đời nào, kiếp nào cũng mong mỏi thành bậc CHÁNHĐẲNG, CHÁNH GIÁC để độ mình và hoá độ chúng sanh.
CÓ PHÁP NÀO CHỨNG TỎ BỒ TÁT ĐÃ ĐƯỢC THỌ KÝ?
Có BỐN PHÁP để căn cứ, của chư Bồ tát đã được thọ ký.
NHỮNG NẾT HẠNH NÀO CỦA CHƯ BỒ TÁT ĐÃ ĐƯỢC THỌ KÝ?
Chư Bồ tát được thọ ký rồi có sáu nết hạnh.
6.Có nết hạnh muốn giải thoát khỏi Ái dục, Phiền não và Khổ não Thế gian.
CHƯ BỒ TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ, CÓ ĐIỂU NÀO KHÁC CHÚNG SANH?
Có bảy PHÁP XUẤT CHÚNG của chư Bồ tát được thọ ký.
Tóm lại, chư Bồ tát phải thực hành tròn đủ MƯỜI PHÁP BA LA MẬT đúng theo khuôn khổ, thời gian nhất định và có được một vị Phật thọ ký cho biết trước (sẽ thành một vị Phật tổ) chừng ấy mới gọi là Bồ tát thật, và thế nào cũng chứng quả CHÁNH BIẾN TRI A NẬU TA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (SAMMÀ SAMBUDDHO).
Hình ảnh thêm về Phật Và Bồ Tát Khác Nhau Như Thế Nào?