Hiện nay Lai Châu được coi là một trong hai tỉnh duy nhất trên toàn quốc chưa có một ngôi chùa. Khát khao có một chốn tâm linh để gửi gắm niềm tin là mong mỏi của nhiều người dân nơi đây. Thể theo ý nguyện này, vừa qua, Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam đã Khát khao tiếng chuông chùacó những đề xuất với tỉnh Lai Châu để xúc tiến việc tìm đất, dựng chùa cho các tín đồ Phật tử. | |
![]() Cần chùa và cần chốn tịnh tâm là nhu cầu của không ít người dân ở Lai Châu trong đó có bà Mai và bà My
Như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số gốc khác, người Kinh cũng lên Lai Châu từ khá sớm. Xong sự quy tụ và thu hút đông đảo nhất phải kể từ ngày có Chiến dịch Điện Biên Phủ và xây dựng kinh tế mới. Những người lính, nữ thanh niên xung phong từ rất nhiều các miền quê dưới đồng bằng như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên… đã lên đây. Đất níu chân người nên họ đã xác định ở lại gắn bó và xây dựng Lai Châu như quê hương thứ hai của mình. Những người di cư từ đồng bằng lên Lai Châu này vốn là những người từ nhỏ đã thấm đẫm với khung cảnh chuông chùa, cây đa, bến nước, con đò. Khi tuổi già đến, mọi "ái, ố, hỉ, nộ” của đời người đã sắp qua, nhu cầu tịnh tâm của họ là rất lớn. Để tịnh tâm, theo văn hóa tâm linh của người Việt có gốc gác đạo Phật thì việc có chùa và tìm đến chùa là một nhu cầu không thể thiếu. Nhưng do đặc thù của lịch sử, đặc thù của sự chia tách thì Lai Châu lại là một trong những miền đất duy nhất hiện nay không có chùa. Vậy nên việc lên chùa, tịnh tâm, gửi gắm niềm tin của họ là một khát khao và rất muốn trở thành hiện thực. ![]() Thành phố Lai Châu Bà Trịnh Thị Mai, quê ở Thanh Liêm, Hà Nam, lên Lai Châu làm thanh niên xung phong mở đường từ đầu năm 1960 cho biết: Quê tôi ngày xưa nhiều chùa lắm. Lên đất này, cả một thời tuổi trẻ gắn bó. Giờ về già, cần thanh thản nên tôi rất muốn đi chùa. Nhưng do Lai Châu không có chùa nên nhu cầu giản đơn này của tôi cũng như nhiều người khác rất khó thực hiện. Hiện nay, những người có tuổi và có nhu cầu như tôi ở Lai Châu là rất lớn. Chúng tôi đã đưa đề xuất của mình lên với chính quyền. Rất mong thiển ý này của chúng tôi được chính quyền chấp thuận và nhanh chóng thành hiện thực. Cùng với tâm sự của bà Mai, bà Quyền Thị My, quê Bình Lục, Hà Nam, nguyên là thanh niên xung phong lên Lai Châu cho biết: Cũng như những nơi khác, nhu cầu có chùa và đi chùa là một mong mỏi của rất nhiều người di cư từ đồng bằng lên Lai Châu. Ở đây, chúng tôi muốn đi chùa đều phải sang Điện Biên hay xuống Lào Cai. Đường sá đến chùa ở vùng miền núi đi lại vất vả lắm. Vì vậy chúng tôi mong muốn nhận được sự chấp thuận để tín đồ Phật giáo trên đây được tự nguyện góp tiền xây chùa làm nơi gửi gắm tâm linh lúc chiều tà xế bóng của mình. Hiện nay, theo khảo sát sơ bộ, tỉnh Lai Châu có cả ngàn tín đồ phật tử đang khát khao về sự hiện diện của một ngôi chùa trên tỉnh mình. Ý kiến này đã được gửi đến lãnh đạo tỉnh Lai Châu và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội đã nhận được những đề xuất này. Đây là một nhu cầu về niềm tin, tín ngưỡng có thật của người dân. Căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tuân chỉ thỉnh bảo của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa qua Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử người lên tiếp xúc và truyền đạt lại ý kiến này với lãnh đạo tỉnh Lai Châu. Việc xúc tiến cũng như triển khai thể nguyện này đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao trực tiếp cho Đại Đức Thích Trúc Thái Minh - Ủy viên T.Ư GHPG Việt Nam, trụ trì chùa Ba Vàng làm đầu mối. Với những nỗ lực của các cấp các ngành và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hy vọng những mong mỏi của người dân Lai Châu sớm được thực hiện. Song Nguyên |