• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Khác
  • Khám Phá Đó Đây

Nguồn gốc người Việt – Bài 7

Chùa A Di Đà | 17/4/2023 | 0 Bình luận


7.   O-M95, cái lõi của đàn ông người Việt

Hình 1 cho thấy [đàn ông] người Mán Bạc với người Việt thời nay có chung 4 yhg O-M95, O-JST002611, O-M7 và O-M134 (‘yhg’ đã giải thích ở bài 3).

Hình 1. (chữ đỏ là ‘marker’)

Hình 2 cho thấy O-M95 là yhg đông nhứt trong đàn ông người Việt thời nay.

Hình 2. vẽ theo (từ trái qua phải) Karafet et al,[1] He et al,[2] và Trejaut et al.[3]

Bởi vậy, ở bài này, ta tìm hiểu yhg O-M95.

7.1.  Giới thiệu

O-M95 ngày nay có mặt khắp vùng nam Đông Á – Đông Nam Á – Ấn Độ, đông nhứt trong những nhóm nói tiếng Austroasiatic và Tai-Kadai (bảng 1).[4]

Bảng 1

nhóm người % O-M95

bắc Đông Á (phía trên sông Dương Tử)

 

·         Altai

·         Hán

·         Hàn / Nhựt / Hồi / Tạng

1.6

0.7

–

nam Đông Á (phía dưới sông Dương Tử)

 

·         Austroasiatic

·         Tai-Kadai

·         Hmong-Mien

·         Tibeto-Burman

·         Hán

50.8

40.4

16.1

6.7

6.1

Austronesian 16.9
Melanesian –

Xét theo ‘genome’ thì những nhóm nói tiếng Tai-Kadai và những nhóm nói tiếng Austroasiatic ở miền nam Đông Á cũng giống nhau (hình 3).

Hình 3. (Sun et al[5])

Dữ liệu trên gợi ý rằng cả Austroasiatic và Tai-Kadai đều là tiếng nói của nhóm O-M95 (không phải mượn của nhóm nào khác).

7.1.1.    Austroasiatic

Ngữ hệ Austroasiatic nảy ra trước 7000 BP (hình 4).

Hình 4. vẽ theo Sidwell.[6]

Austroasiatic nảy ra nơi đâu, thì có nhiều giả thiết,[7] ta coi thêm hai ý mới:

  • Wichmann et al[8] dùng computer tính ra gốc của Austroasiatic là Lopburi ở Thái Lan.
  • Blench dùng dữ liệu khác cho rằng gốc của Austroasiatic là Lào (hình 5).

Hình 5. (Blench[9])

Ở bài này, ta lấy cái gốc của Austroasiatic theo Blench.9

7.1.2.    Tai-Kadai

Ngữ hệ Tai-Kadai nảy ra nơi đâu, thì cũng có nhiều giả thiết, ta coi thêm ba ý mới:

  • Luo et al,[10] dựa theo giọng đọc 21 ‘từ’ của những nhóm nói tiếng Tai trồng lúa nước từ miền nam xứ Tàu xuống Lào, cho rằng gốc của 21 ‘từ’ đó là một nơi giữa Quý Châu và Quảng Tây.
  • Wichmann et al8 dùng computer tính ra gốc của Tai-Kadai là Quảng Tây.
  • Chamberlain[11] dùng dữ liệu khác cho rằng gốc của Tai-Kadai là nước Sở (704–223 BCE) ở Hồ Nam, quê của Dưỡng Do Cơ bắn cung trăm phát trăm trúng như có xài thước ngắm Nikon.

Hình 6. gốc của Tai-Kadai (hình nền: TUBS, CC BY-SA 3.0, via Wikimedia Commons).

Ở bài này, ta lấy cái gốc của Tai-Kadai theo Luo et al.10

7.1.3.    Austric

Wilhelm Schmidt (1868–1954) đã đặt ra ngữ hệ Austric[12] được ‘updated’ như hình 7.

Hình 7. (Bengtson[13])

Bảng 2 là mấy thí dụ.[14]

Bảng 2

tiếng Việt mắt chưn bụng
proto-Austric *mata *ʔʒVŋ *Puŋ
proto-Austroasiatic *mat *ʒʔǝ:ŋ / *ʒʔɨ:ŋ *buŋ / *bo:ŋ
proto-Austronesian *mata – *kǝmpuŋ
proto-Thai Cta ʒǝ:ŋ buŋ.A
Hmong-Mien *m[ej]B ? chiŋ.3 –

7.2.  Khảo cứu

7.2.1.    Gốc của O-M95

Ta có thể dùng dữ liệu ‘Y-STR haplotype’[15] của một nhóm người ở cùng yhg mà ngày nay còn sống để ước tính coi ‘ông tổ chung gần nhứt’ (most recent common ancestor, MRCA) của nhóm đó thì cách nay một khoảng thời gian là bao xa (time to most recent common ancestor, TMRCA).

Hình 8 là kết quả khảo sát của Arunkumar et al,[16] dùng dữ liệu 8 Y-STR của vài ngàn người đàn ông, cho biết TMRCA (max) của những nhóm O-M95 ở những nơi khác nhau trong vùng nam Đông Á – Đông Nam Á – Ấn Độ ngày nay.

Hình 8. (ISEA: vùng đảo Đông Nam Á)

Dựa theo dữ liệu ở mục 7.1 và hình 8, ta suy ra chuỗi biến cố như sau:

  1. Trước 15000 BP, một nhóm O-M95 nói tiếng proto-Austric đã có mặt ở một nơi miền nam Đông Á, có lẽ là Vân Nam.
  2. Từ đây họ lan ra khắp vùng nam Đông Á (bên dưới sông Dương Tử) và về sau tạo nên những đám thổ dân O-M95 nói tiếng Tai-Kadai trong vùng.
  3. Một đám O-M95 từ cái gốc Vân Nam đã có mặt ở Lào khoảng 8000 BP, nói tiếng proto-Austroasiatic.
  4. Từ đây họ lan ra khắp vùng Đông Nam Á – Ấn Độ và về sau tạo nên những đám thổ dân O-M95 nói tiếng Austroasiatic trong vùng.

Hình 9. diễn biến tạo nên những nhóm O-M95 ngày nay
(hình nền: https://aseanup.com/free-maps-asean-southeast-asia/)

(Ở đôi nơi, thí dụ Indonesia ngày nay, thổ dân O-M95 nói tiếng Austroasiatic đã đổi sang nói tiếng Austronesian của di dân đồ đá tới đó hồi 4000 BP.)

7.2.2.    Nếp sống của O-M95

Nhóm O-M95 ở Lào, khoảng 8000 BP, thì, tất nhiên, theo nếp sống săn-hái (cũng như thổ dân Hòa Bình), họ chưa biết gạo là gì. Điều này nghe lạ, vì một số thứ tiếng Austroasiatic có những ‘từ’ giống như gạo trong tiếng Việt ngày nay, mà những ‘từ’ đó có thể ‘tái lập’ là *kɔw trong tiếng proto-Austroasiatic14 – nghĩa là nhóm O-M95 đã biết gạo khi còn nói tiếng proto-Austroasiatic. Song le, thực ra, theo Diffloth, nhà ngôn-ngữ-học người Pháp, *kɔw có nghĩa là hột [đã bóc vỏ] của một thứ cây Graminea mà có thể là cây lúa [chớ không chắc chắn là cây lúa].[17]

Đàng khác, hết thảy những thứ tiếng Austroasiatic đều có những ‘từ’ với nghĩa là sọ (một thứ khoai còn gọi là môn) trong tiếng Việt ngày nay, mà những ‘từ’ đó có thể ‘tái lập’ là *raw hoặc *ro trong proto-Austroasiatic.14

Vậy những nhóm O-M95 ở Đông Nam Á, cho tới trước 4000 BP, khi chưa tiếp xúc với di dân đá mới từ nam Đông Á sang, thì chưa biết trồng lúa, nhưng đã biết trồng khoai củ (vegeculture) và có thể cũng biết lấy hột của một thứ lúa hoang [rồi bằng cách nào đó làm cho tróc vỏ ra] để [nấu] ăn.

Trái lại, những nhóm O-M95 nói tiếng Tai-Kadai ở nam Đông Á, thí dụ Daxi (nêu ở bài 4), thì có lẽ đã biết trồng lúa trước 4000 BP.

7.3.  Thảo luận

7.3.1.    O-M95 ở Mán Bạc

Theo hình 8, 9, ta cho rằng mẫu O-M95 ở Mán Bạc là một người [đàn ông] của nhóm O-M95 từ Lào qua tới đó trước 4000 BP, chớ không phải di dân từ Daxi.

Và theo hình 4, ta cho rằng đám O-M95 ở Mán Bạc nói một thứ tiếng Austroasiatic mà từ đó nảy ra những thứ tiếng Katuic và Vietic ngày nay đang nói ở Việt Nam và Lào.

Vậy ở Mán Bạc có 3 lớp người:

  • thổ dân Hòa Bình: yhg C, săn-hái-vớt [cá];
  • thổ dân Đông Nam Á – Ấn Độ: yhg O-M95, săn-hái-vớt, trồng khoai củ;
  • di dân nam Đông Á: nuôi [heo] – trồng [lúa].

7.3.2.    Austroasiatic ở nam Đông Á?

Ở trên ta đã rút được một ý chánh là tiếng Austroasiatic không nảy ra ở nam Đông Á. Theo ý này, không thể nào xảy ra những chuyện thí dụ như sau:

  • vua Câu Tiễn của xứ Yueh ở Đông Á, trước công nguyên, nói tiếng Austroasiatic.[18]
  • Việt nhơn ca bên Tàu, trước công nguyên, là bài thơ bằng tiếng Việt, một thứ tiếng Austroasiatic mà độc giả và tôi đang nói.[19]

Cách nay gần 50 năm, Norman (1936–2012) nhà ngôn-ngữ-học người Mỹ, nêu giả thiết rằng những nhóm nói tiếng proto-Austroasiatic đã có mặt ở nam Đông Á trước 3000 BP, với bằng chứng là 15 ‘từ’ trong tiếng Tàu được cho là mượn của proto-Austroasiatic.[20] Thí dụ 江 (sông trong tiếng Việt), đọc *krōŋ thời trào Châu, được cho là mượn của *ruaŋ / *rɔ:ŋ trong tiếng proto-Austroasiatic.

Song le, nếu coi tiếng Tàu ở ngữ hệ Sino-Tibetan thì proto-Sino-Tibetan có *kruaŋ và nếu coi tiếng Tàu ở ngữ hệ Sino-Caucasian thì proto-Sino-Caucasian có *ḳălhV́, hai ‘từ’ đó đều có nghĩa là sông và là gốc của *krōŋ (cách đọc 江 thời Châu).14

7.3.3.    Kinh Thượng một nhà

O-M95 rất đông trong [đàn ông] những nhóm thiểu số nói những thứ tiếng Austroasiatic ở Việt Nam và Lào, thí dụ Aheu, Alak, Kataang, Katu, Talieng,…[21] Chưa có bao nhiêu công trình khảo cứu những nhóm đó, nên ta không rõ họ có nảy ra từ nhóm Mán Bạc hay chăng. Dù sao thì những nhóm đó với người Việt cũng là anh em, đều nảy ra từ cái gốc bên Lào.

7.4.  Kết luận

Ta đã dò ra hai cái gốc của những nhóm O-M95 ngày nay trong vùng nam Đông Á – Đông Nam Á – Ấn Độ:

  1. Vân Nam: trước 15000 BP, từ đây nảy ra những nhóm thổ dân O-M95 nói tiếng Tai-Kadai ở miền nam Đông Á;
  2. Lào: khoảng 8000 BP, từ đây nảy ra những nhóm thổ dân O-M95 nói tiếng Austroasiatic ở vùng Đông Nam Á – Ấn Độ.

Một đám O-M95 nói tiếng proto-Austroasiatic đã sang Mán Bạc trước 4000 BP, ở chung với thổ dân Hòa Bình, rồi mới tiếp xúc với di dân đá mới từ nam Đông Á sang.

Vậy nếu bạn đã ‘test’ Y-DNA và biết mình ở yhg O-M95 (kể cả O-M88 là một nhánh bên trong O-M95) thì có hai trường hợp:

  1. bạn là dòng dõi của đám O-M95 nói tiếng Austroasiatic ở Mán Bạc, với cái gốc gần nhứt khoảng 8000 BP là Lào, xa hơn khoảng 15000 BP là Vân Nam, xa hơn nữa khoảng 40000 BP là một cái ‘population hub’ ở Tây Á và xa nhứt thì khỏi nói bạn cũng biết rồi.
  2. bạn là dòng dõi của một đám O-M95 nói tiếng Tai-Kadai bên Tàu, di cư sang Việt Nam trong một hai ngàn năm gần đây.

Xác suất cho trường hợp 1 thì cao hơn trường hợp 2, vì phần đông những đám O-M95 nói tiếng Tai-Kadai bên Tàu thì đã di cư sang Thái hoặc Lào sau năm 1000.


[1] Tatiana M. Karafet, Brian Hallmark, Murray P. Cox, Herawati Sudoyo, Sean Downey, J. Stephen Lansing, and Michael F. Hammer (2010) Major East–West division underlies Y chromosome stratification across Indonesia, Mol. Biol. Evol. 27(8):1833–1844.

[2] He J-D, Peng M-S, Quang HH, Dang KP, Trieu AV, et al. (2012) Patrilineal Perspective on the Austronesian Diffusion in Mainland Southeast Asia. PloS ONE 7(5): e36437. doi:10.1371/journal.pone.0036437

[3] Trejaut, J.A., Poloni, E.S., Yen, J.C. et al. Taiwan Y-chromosomal DNA variation and its relationship with Island Southeast Asia. BMC Genet 15, 77 (2014). https://doi.org/10.1186/1471-2156-15-77

[4] Hong Shi, Yong-li Dong, Bo Wen, Chun-Jie Xiao, Peter A. Underhill, Pei-dong Shen, Ranajit Chakraborty, Li Jin, and Bing Su, Y-chromosome evidence of southern origin of the East Asian-specific haplogroup O3-M122, Am. J. Hum. Genet. 77:408–419, 2005.

[5] Sun H, Zhou C, Huang X, Lin K, Shi L, et al. (2013) Autosomal STRs provide genetic vvidence for the hypothesis that Tai people originate from Southern China. PLoS ONE 8(4): e60822.

[6] Paul Sidwell (2015) A comprehensive phylogenetic analysis of the Austroasiatic languages. Diversity Linguistics: Retrospect and Prospect.

[7] Đ. N. Giao (2013) Austroasiatic, http://chimviet.free.fr/dantochoc/dongocgiao/DoGiaon051_AustroAsiatic.htm

[8] Søren Wichmann, André Müller and Viveka Velupillai, Homelands of the world’s language families: A quantitative approach, Diachronica 27:2 (2010), 247–276.

[9] Roger Blench (2014) Reconstructing Austroasiatic prehistory.

[10] Wei Luo, John Hartmann, Jinfang Li and Vinya Sysamouth, GIS mappingand analysis of Tai languisticand settlement patterns in southern China, Geographic Information Sciences Vol 6, No 2, Dec 2000.

[11] James R. Chamberlain, Kra-Dai and the proto-history of South China and Vietnam, Journal of the Siam Society, Vol. 104, 2016.

[12] George van Driem, Four Austric theories, Mother Tongue issue V, December 1999.

[13] John Bengtson, Ainu and Austric: Evidence of genetic relationship, Journal of Language Relationship, 2 (2009).

[14] https://starlingdb.org/

[15] Ý này sẽ giải thích ở một bài khác.

[16] Ganeshprasad Arunkumar et al, A late Neolithic expansion of Y chromosomal haplogroup O2a1-M95 from east to west: Late Neolithic expansion of O2a1-M95, Journal of Systematics and Evolution · February 2015.

[17] Gérard Diffloth, Austroasiatic word histories: boat, husked rice and taro, in Dynamics of human diversity: the case of mainland Southeast Asia, ed N. J. Enfield (2011).

[18] https://nghiencuulichsu.com/2021/06/11/viet-vuong-cau-tien-vi-vua-noi-tieng-austroasiatic/

[19] https://ngnnghc.wordpress.com/2010/02/25/vie%CC%A3t-nhan-ca/

[20] Jerry Norman and Tsu-Lin Mei, The Austroasiatics in ancient South China: some lexical evidence, Monumenta Serica (1976) 32:274-301.

[21] Cai X, Qin Z, Wen B, Xu S, Wang Y, et al. (2011) Human migration through bottlenecks from Southeast Asia into East Asia during last glacial maximum revealed by Y chromosomes. PLoS ONE 6(8): e24282.

Tác giả: Đỗ Ngọc Giao

Bài Liên Quan:

  • Nguồn gốc người Việt – Bài 6
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 11
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 9
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 10
  • HỒNG BÀNG NGHĨA LÀ GÌ?
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 3

các bài khác

  • 15 kỳ quan trên thế giới mang vẻ đẹp khó diễn tả được bằng lời 1/10/2016
  • Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam 25/12/2014
  • 8 mẹo cho chữ viết thành công và may mắn 28/9/2014
  • Những ngôn ngữ ở Việt Nam 28/9/2014
  • Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch 28/9/2014
  • Truyền thuyết ngọc am và những ngôi mộ không phân hủy 26/9/2014
  • Những kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' của vua chúa Việt 24/9/2014
  • Trung Quốc: Tại sao xây dựng Vạn Lý Trường Thành? 22/9/2014
  • Chữ Hán - từ giáp cốt văn đến máy vi tính 22/9/2014
  • Người Việt Nam nào lấy đất Kampuchia Krom? 20/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Chùa Thiên Ấn PL 2567 -DL 6.2023

Từ ngày 20/06/2023 đến ngày 27/06/2023 - 3.5 Quý Mão 10.5 Quý Mão.

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
PHÚC
9/6/2023

Bài viết rất có ý nghĩa trong thế giới ta bà. Kính chúc Ngài Samon hạnh phúc trong phật pháp.

Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023) (68 hình)
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023 (35 hình)
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ (40 hình)
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023 (39 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Tiểu Tạng Thanh Văn - Kinh Tạp A Hàm 28
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15434
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15822
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 12002
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11778
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10902
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10611
  • An Lạc Từ Tâm 14351
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14118
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13620
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6946
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7666
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11181
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7728
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7155
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 2055
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8528
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8356
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9602
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8487
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14740
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13838
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13735
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13521
  • Một Chuyến Giả Từ 13418
  • Nối Một Nhịp Cầu 14318
  • Vẫn là Em Thơ 13896
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6238
  • Quê Hương Nguồn Cội 13446
  • Như Giọt Sương Đêm 14821
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

'Đại Tạng Kinh...
Thanh Văn Tạng Của...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC