• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Khác
  • Khám Phá Đó Đây

Nguồn gốc người Việt – Bài 5

Chùa A Di Đà | 21/2/2023 | 0 Bình luận

Ta vẫn chưa rõ những nhóm di dân sang VN đã nói những thứ tiếng gì (không kể nhóm nói tiếng Hmong-Mien) và những thứ tiếng đó nay còn để lại dấu tích gì trong tiếng Việt thời nay hay chăng.


5.   Lớp tổ thứ hai

5.1.  Giới thiệu

Bài 4 gợi ý rằng hai nhóm người đá mới từ Daxi (Đại Khê) và Lungshan (Long Sơn) bên Đông Á đã sang miền bắc Việt Nam (viết tắt ‘VN’) tạo nên nhóm người Mán Bạc. Đó là chưa kể nhóm đá mới Xitoucun (Khê Đầu Thôn, 2468–2239 BCE) bên Phước Kiến cũng có thể đã sang VN góp phần tạo nên người Mán Bạc. Hình 1 cho thấy những ‘marker’ mà mấy nhóm đó có chung với nhau.

Hình 1.

Bentley et al[1] cho rằng ở những nhóm đá mới ven sông/biển, thí dụ Mán Bạc, hoặc Khok Phanom Di bên Thái, thì đàn bà là người chủ dòng họ (matriliny) và vợ ở đâu chồng ở đó (matrilocality). Được biết nhóm Daxi cũng theo ‘mẫu hệ’ như vậy.[2]

Ở Mán Bạc, nhóm khảo cổ Việt–Úc đã tìm thấy bộ xương của một anh bị liệt nửa mình dưới từ khi còn nhỏ, do mắc hội chứng Klippel–Feil loại III, mà vẫn được người ta tận tình chăm nuôi cho sống tới gần 30 tuổi, dù thời đó ắt chưa có chén muỗng như thời nay, và khi chết được chôn cất đàng hoàng.[3] Đó hẳn là chứng cớ đầu tiên cho thấy tình thương nơi người xưa trên đất Việt.

Bài này nêu thêm dữ liệu để làm rõ hai điều:

  1. phải chăng các nhóm đá mới Daxi, Lungshan và/hoặc Xitoucun đã qua miền bắc VN tạo nên nhóm Mán Bạc?
  2. phải chăng nhóm Mán Bạc là một lớp tổ của người Việt thời nay?

5.2.  Khảo cứu

5.2.1.    Genome

Trước hết ta coi qua một số kết quả khảo cứu, sau đó sẽ nêu nhận xét.

Lipson et al[4] cho kết quả như hình 2.

Hình 2. (vẽ lại theo Lipson et al4)

Theo đó, ta nhận ra hai lớp người mà những nhóm trong mỗi lớp thì có DNA giống nhau:

  • lớp 1: gồm 3 nhóm đá mới Mán Bạc, Ban Chiang, Vat Komnou và những nhóm nói tiếng Austroasiatic thời nay như Mlabri, Cambodian, Nicobarese;
  • lớp 2: gồm nhóm Núi Nấp thời đồ đồng Đông Sơn và những nhóm Việt, Lào, Dai, Lahu thời nay.

Wang et al[5] cho kết quả như hình 3.

Hình 3. (vẽ lại theo Wang et al5)

Theo đó ta thấy:

  • thành phần [màu cam] của thổ dân Hòa Bình vẫn còn ở người Việt thời nay (đã nói ở bài 2);
  • nhóm Mán Bạc có thành phần chánh [màu hường] của người miền nam Đông Á pha với một chút thành phần [màu tím] của nhóm Xitoucun hay gặp ở những nhóm nói tiếng Austronesian thời nay.
  • nhóm Núi Nấp gần giống với nhóm Mán Bạc;
  • ở người Việt thời nay, có thêm thành phần [màu xanh lục] của người đá mới Hoàng Hà làm cho thành phần Austronesian mất hẳn.

Wang et al[6] cho kết quả như hình 4.

Hình 4. (vẽ lại theo Wang et al6)

Theo đó ta thấy:

  • nhóm Xitoucun và các nhóm đá mới ở VN đều có gần 100% genome là thành phần Austronesian [màu nâu];
  • ở nhóm Đông Sơn, có thêm thành phần [màu xanh lam] của người Đông Nam Á – nam Đông Á làm bớt đi thành phần Austronesian;
  • ở người Việt thời xưa (dường như là mẫu Hòn Hai Cô Tiên ở Quảng Ninh, date 307–0 BP), có thêm thành phần [màu đỏ] của người miền bắc Đông Á.
  • ở người Việt thời nay, thành phần ‘bắc Đông Á’ tăng lên làm cho thành phần Austronesian mất hẳn.

Ren et al[7] cho kết quả như hình 5.

Hình 5. (vẽ lại theo Ren et al7)

Theo đó ta thấy:

  • nhóm Mán Bạc có thành phần chánh [màu vàng] của người miền nam Đông Á – Đông Nam Á pha với một chút thành phần Austronesian [màu hường] của nhóm Xitoucun;
  • ở nhóm Đông Sơn, có thêm các thành phần [màu tím] của người đá mới Hoàng Hà và [màu xanh lam] của những nhóm nói tiếng Hmong-Mien thời nay;
  • ở người Việt thời nay, thành phần ‘đá mới Hoàng Hà’ còn tăng thêm.

Yang et al[8] cho kết quả như hình 6.

Hình 6. (vẽ lại theo Yang et al8)

Theo đó ta thấy:

  • các nhóm Xitoucun, Mán Bạc, Đông Sơn và người Việt thời nay đều có thành phần chánh [màu tím] của người miền nam Đông Á – Đông Nam Á pha với một chút thành phần [màu xanh lam] của người Tianyuan (Điền Viên)[9] xưa gần 40 ngàn năm ở Đông Á.
  • riêng người Việt thời nay có thêm thành phần [màu xanh lục] của người đá mới Hoàng Hà và một ít thành phần [màu hường] của những nhóm nói tiếng Hmong-Mien, làm cho thành phần Tianyuan giảm đi.

Từ dữ liệu nêu trên, ta rút ra được 5 ý như ở hình 7.

Hình 7.

Hình 7 cho thấy nếu ta chọn ý #1 (Lipson et al4) như một điều kiện, thì ý #4 (Ren et al7) sẽ phù hợp với điều kiện đó hơn hết, vì, ở ý #4, từ người Đông Sơn sang người Việt thời nay đều có chung hai thành phần ‘đá mới Hoàng Hà’ và ‘Hmong-Mien’, mà hai thành phần này thì người Mán Bạc chưa có.

Vậy ta đã tìm được dữ liệu cho thấy rằng (hình 8):

  1. nhóm đá mới Xitoucun bên Phước Kiến đã qua miền bắc VN ở chung với thổ dân bổn địa và góp phần tạo nên nhóm Mán Bạc.
  2. nhóm Mán Bạc là một lớp tổ của người Việt thời nay, với thành phần chánh trong genome là ‘nam Đông Á – Đông Nam Á’.

Riêng hai nhóm Daxi và Lungshan thì, tiếc thay, không có dữ liệu, nên ta bỏ qua.

Hình 8.

Để tránh hiểu lầm, cần nhắc lại rằng nhóm người đem thành phần ‘đá mới Hoàng Hà’ sang Đông Sơn, như nói trên, thì có thể là bất cứ nhóm người nào của một sắc dân nào ở Đông Á lúc đó mà nói bất cứ thứ tiếng gì trong các ngữ hệ Đông Á thí dụ Sino-Tibetan, Kra-Dai, Hmong-Mien, Austronesian hoặc Mongolic, chớ không nhứt thiết phải là người Tàu nói tiếng Tàu.

5.2.2.    Nuôi heo

Wannajuka et al[10] khảo sát DNA của những mẫu di tích heo có date trễ nhứt là 3000 BP tìm thấy ở Pong Takhop, miền trung Thái Lan, cho biết gần như hết thảy những mẫu heo đó đều có thể đã nảy ra từ vài nguồn mà di dân từ miền nam Đông Á đem sang Thái Lan vài đợt trong khoảng 4000–3000 BP. Trước đó thổ dân dường như chưa nuôi heo vì những hiện vật khảo cổ tìm thấy trong vùng thì có date trễ nhứt cũng là 3000 BP thôi. Heo mà người ta nuôi ở miền bắc Thái Lan thời nay thì vẫn còn DNA của phần lớn các mẫu heo Đông Á đó, nhưng những giống heo mới ở Thái Lan thì có gốc từ các nguồn khác.

Vậy ta có thêm dữ liệu để cho rằng di dân Đông Á đã đem kiến thức trồng lúa nuôi heo tới Đông Nam Á trong khoảng 4000 BP, sau mấy ngàn năm bị hạn.

5.3.  Thảo luận

Ta vẫn chưa rõ những nhóm di dân sang VN đã nói những thứ tiếng gì (không kể nhóm nói tiếng Hmong-Mien) và những thứ tiếng đó nay còn để lại dấu tích gì trong tiếng Việt thời nay hay chăng.

Điều đó, nếu có dịp, ta sẽ tìm hiểu ở những bài sau.

Chót hết, Hạng Võ, tướng nước Sở thời xưa, là một đực rựa ở yhg O-M7.[11] Mà số người O-M7 trong những nhóm nói tiếng Hmong-Mien thì đông hơn trong những nhóm nói những thứ tiếng khác ở Đông Nam Á và miền nam Đông Á.[12] Cho nên Hạng Võ dám là một người nói tiếng Hmong-Mien không chừng.


[1] R. Alexander Bentley, Baptiste Pradier, Aung Aung Kyaw, Thomas Oliver Pryce. Kinship and migration in prehistoric mainland Southeast Asia: An overview of isotopic evidence. Archaeological Research in Asia, 2021, 25, pp.100260. 10.1016/j.ara.2021.100260. hal-03499487

[2] http://en.chinaculture.org/library/2003-09/24/content_39134.htm

[3] Marc F. Oxenham, Lorna Tilley, Hirofumi Matsumura, Lan Cuong Nguyen, Kim Thuy Nguyen, Kim Dung Nguyen, Kate Domett, Damien Huffer, Paralysis and severe disability requiring intensive care in Neolithic Asia, Anthropological Science vol. 117(2), 107–112, 2009

[4] Mark Lipson, Olivia Cheronet, Swapan Mallick, Nadin Rohland, Marc Oxenham, Michael Pietrusewsky et al, Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory, Science 361, 92–95 (2018).

[5] Tianyi Wang, Wei Wang, Guangmao Xie, Zhen Li, Xuechun Fan, Qingping Yang, Xichao Wu, Peng Cao,

Yichen Liu, Ruowei Yang, Feng Liu, Qingyan Dai, Xiaotian Feng, Xiaohong Wu, Ling Qin, Fajun Li, Wanjing

Ping, Lizhao Zhang, Ming Zhang, Yalin Liu, Xiaoshan Chen, Dongju Zhang, Zhenyu Zhou, Yun Wu, Hassan

Shafiey, Xing Gao, Darren Curnoe, Xiaowei Mao, E. Andrew Bennett, Xueping Ji, Melinda A. Yang, Qiaomei

Fu. “Human population history at the crossroads of East and Southeast Asia since 11,000 years ago,” Cell,

Volume 184, Issue 14, 2021, 3829-3841.e21, https://doi.org/10.1016/j.cell.2021.05.018.

[6] Wang, CC., Yeh, HY., Popov, A.N. et al. Genomic insights into the formation of human populations in East Asia. Nature 591, 413–419 (2021). https://doi.org/10.1038/s41586-021-03336-2

[7] Ren Z, Yang M, Jin X, Wang Q, Liu Y, Zhang H, Ji J, Wang C-C and Huang J (2022) Genetic substructure of Guizhou Tai-Kadai-speaking people inferred from genome-wide single nucleotide polymorphisms data. Front. Ecol. Evol. 10:995783. doi: 10.3389/fevo.2022.995783

[8] Meiqing Yang, Guanglin He, Zheng Ren, Qiyan Wang, Yubo Liu et al, Genomic insights into the unique demographic history and genetic structure of five Hmong-Mien-speaking Miao and Yao populations in Southwest China, Frontiers in Ecology and Evolution, June 2022 | Volume 10 | Article 849195

[9] Fu, Qiaomei & Meyer, Matthias & Gao, Xing & Stenzel, Udo & Burbano, Hernán & Kelso, Janet & Pääbo, Svante. (2013). DNA analysis of an early modern human from Tianyuan Cave, China. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 110. 10.1073/pnas.1221359110.

[10] Muttana Wannajuka, Pradit Sangthonga, Surapol Natapintub, Passorn Wonnapinija, Supachai Vuttipongchaikijc et al, Ancient DNA of pigs in Thailand: Evidence of multiple origins of Thai pigs in the late Neolithic period, ScienceAsia 39 (2013): 456–465.

[11] http://famousdna.wiki.fc2.com

[12] Hui Li, Ying Huang, Laura F. Mustavich, Fan Zhang, Jing-Ze Tan, Ling-E Wang et al, Y chromosomes of prehistoric people along the Yangtze River, Hum Genet (2007) 122:383–388.

Đỗ Ngọc Giao

21-Feb-2023

Bài Liên Quan:

  • Nguồn gốc người Việt – Bài 3
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 1
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 2
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 6
  • HỒNG BÀNG NGHĨA LÀ GÌ?
  • Nguồn gốc người Việt – Bài 4

các bài khác

  • 15 kỳ quan trên thế giới mang vẻ đẹp khó diễn tả được bằng lời 1/10/2016
  • Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam 25/12/2014
  • 8 mẹo cho chữ viết thành công và may mắn 28/9/2014
  • Những ngôn ngữ ở Việt Nam 28/9/2014
  • Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch 28/9/2014
  • Truyền thuyết ngọc am và những ngôi mộ không phân hủy 26/9/2014
  • Những kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' của vua chúa Việt 24/9/2014
  • Trung Quốc: Tại sao xây dựng Vạn Lý Trường Thành? 22/9/2014
  • Chữ Hán - từ giáp cốt văn đến máy vi tính 22/9/2014
  • Người Việt Nam nào lấy đất Kampuchia Krom? 20/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022) (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15177
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15394
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11608
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11497
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10691
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10363
  • An Lạc Từ Tâm 14134
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13907
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13386
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12535
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6711
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7470
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10834
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7472
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7001
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1680
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8082
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8109
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9364
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8197
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14355
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13501
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13547
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13247
  • Một Chuyến Giả Từ 13106
  • Nối Một Nhịp Cầu 13946
  • Vẫn là Em Thơ 13441
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5935
  • Quê Hương Nguồn Cội 13087
  • Như Giọt Sương Đêm 14571
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC