Mô Phật,
Y ý giải nghĩa tam thế thiền oan,
Ly ý giảng nghĩa tức đồng tà thuyết.
(Lê Huy Trứ phóng tác)
Chuyện Thiền “Không vơi, không đầy, Emptiness of Emptiness,” tác giả (Lê Huy Trứ) ‘xướng họa’ – ‘nửa ý, ngược lại’ – với câu chuyện thiền – ‘rất đầy phổ thông’ – “Vơi Đầy” của Nhật Bản.
Những Kệ Thiền hay những câu chuyện thiền, không phải là những câu kệ/chuyện ngụ ngôn, đạo đức học, hay tâm lý học, dạy đời, mà là thuần túy, công án thiền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh. Đó chính là một triết lý rất đặc thù của thiền tông – có một không hai – nhất nguyên bất nhị.
Thông thường, những câu chuyện ngắn, đơn giản về thiền, thường được đa số quần chúng hiểu theo ý chủ quan. Tuy nhiên, rất hiếm có người, có trí tuệ, có thể tự ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tánh giác ngộ’ được những công án đơn giản đó.
Sau đây là bài kệ diễn nghĩa câu chuyện thiền, “Không vơi, không đầy, Emptiness of Emptiness,” của tác giả (Lê Huy Trứ.)
Kệ rằng,
Nửa không vơi thị nửa đầy.
Nữa đầy bất thị nửa không đầy,
Nữa không đầy thị nữa không vơi.
Nữa không vơi bất thị nửa vơi,
*
Nửa vơi chính thị nửa đầy.
Nửa đầy chính thị nửa vơi,
Nửa vơi đích thị nửa vơi
Nửa đầy đích thị nửa đầy
*
Không vơi, không đầy
Không nửa, không không
Thấy vậy nhưng không phải vậy.
Quán tự kiến tại, chiếu kiến như rứa.
Cái công án, Không của Không, “Emptiness of Emptiness,” Tác giả (Lê Huy Trứ,) dưới đây đã phá tan cái công án thiền, Vơi Đầy, “Empty Your Cup,” của Nhật Bản.
Đơn giản, “vơi đầy” vẫn còn phân biệt nhị nguyên. Nữa không, nữa có cũng chỉ là “nữa bất nhị” – bất thị bất nhị.
“Không của Không,” bất nhất, đích thị ‘nhất nguyên tri kiến vô, không của không,’ thị vô nhất vật.
Tóm lại, Ta (ngã, self,) không viết cho phàm phu hiểu. Ta không viết một chữ. Bởi vì, viết vậy mà không phải đọc như vậy. Ta chưa bao giờ nói một chữ. Bởi vì, nói vậy mà không phải nghe như vậy. Nói Không như vậy mà không phải hiểu Không như vậy.
Ta chưa bao giờ thấy Có. Bởi vì, thấy Có như vậy mà không phải Có giống như vậy.
Ta KHÔNG CÓ bao giờ nói KHÔNG là CÓ, CÓ là KHÔNG. Ta không “màng” CÓ là CÓ, KHÔNG là KHÔNG.
Ta mới ngộ ra, KHÔNG CÓ tri kỷ, tri bỉ chính là điều hạnh phúc nhứt trên đời của TA.
Ta không biết cái không biết. I don’t know don’t know.
Tương tự như kim khẩu của Lục Tổ Huệ Năng:
Nếu người ngu muội, còn vọng niệm chẳng kiến tự tâm, lại đến hỏi ta điên hay tỉnh?
Ta tỉnh tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái điên của người.
Nếu người tự thấy mình tỉnh thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta.
Tiếng Mỹ dịch ngắn gọn, chỉ thẳng vào bản lai diện mục. Đó là, “I don’t give a damn.” Hay lịch sự hơn, “It doesn’t matter.” Tiếng Pháp, “Je m’en fous.” Tiếng Đức, “ Ist mir egal,” và Tiếng VNCH/Sàigòn, 1972, “Ta không màng.”
Biết được mình ngu,
Nhờ vậy thành bớt ngu.
Không biết mình ngu,
Đó mới là đại ngu.
&
Ta điên, ta biết ta điên,
Người điên, không biết là mình chí điên.
(Lê Huy Trứ)
&
Yo bālo maññati bālyaṃ - Người ngu nghĩ mình ngu
paṇ ḍ ito vāpi tena so - Nhờ vậy thành có trí
bālo ca paṇ ḍ itamānī - Người ngu tưởng có trí
sa ve bālo′ti vuccati. Thật xứng gọi chí ngu.
Đại ý, người ngu mà biết mình ngu - vì lẽ ấy - là người trí. Ngu mà cho rằng mình có trí tuệ thì quá thật là ngu dại (Kinh Pháp Cú 63.)
Ta không là Ta,
Lê Huy Trứ
Chuyện Thiền, " Không vơi, không đầy"
Lê Huy Trứ
Câu chuyện thiền “Empty Your Cup” của Nhật thì đa số điều đã nghe qua. Tôi xin ‘phụ đề Việt Ngữ’ dựa ý thiền Nhật qua bài ‘Vơi hay Đầy’ sau đây:
Một thiền sư tới thăm một thiện tri thức vô danh. Trong lúc nhà thiện tri thức kính cẩn rót trà vào tách cho khách, thiền sư im lặng tham thiền. Nhà thiện tri thức chỉ rót một nửa tách trà nóng rồi ngưng, rất bình thường như những khi rót trà mời khách, và hai tay dâng chén trà mời thiền sư. Thiền sư kính cẩn nhận lấy, nhìn vào nửa tách trà rồi tâm sự, “Ngài như nửa tách trà này,” Thiền sư nói tiếp, “ Tôi chỉ có thể chỉ cho ngài một nửa thiền mà thôi.” Nhà thiện tri thức hỏi, “Một nửa nào? Nửa không vơi hay nửa không đầy?
Emptiness of Emptiness
Lê Huy Trứ
A Zen master went to visit an unknown sage. While the sage quietly served tea, the Zen master sat quietly in a meditation posture. The sage poured the visitor’s cup to the half, and then stop pouring. The Zen master watched the half full cup and then blurted, “You are like this cup,” the Zen master replied, “I can only show you a half Zen.” The sage asked, “which one? A Half full of emptiness or a half full of non-emptiness?”
Hình ảnh thêm về Câu chuyện Thiền Không vơi, không đầy, Emptiness of Emptiness