Khi đọc qua một số đoạn viết trên FB của một bạn trong giới showbiz, người của công chúng nhưng bạn có một bài viết về quan điểm mang tính đả kích, miệt thị người “biết thương mình” và cho rằng những người khi biết thương mình là những người ích kỷ, xấu xa, tiêu cực. Một lập luận mang tính quy chụp, không rõ ràng, quơ đũa cả nắm, đánh đồng và phiến diện mà không phân biệt được thế nào là tính tích cực và tiêu cực, gây sự nhầm lẫn, ngộ nhận cho người khác.
Khi đọc qua những lời tuyên truyền của bạn Phật tử Phương Trinh thì vừa qua tác giả có viết một bài cảm nhận “Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình!” vì biết yêu thương mình không có gì là sai vì quyền được yêu thương bản thân và mưu cầu hạnh phúc, mong một đời sống an lạc, tránh xung đột là một mong muốn chính đáng của con người, nằm trong quyền con người và được pháp luật cho phép, bảo vệ. Yêu thương mình không có gì xấu, yêu thương đúng nghĩa sẽ mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên khi đả kích người khác bằng luận điệu khẳng định “Toàn bộ kinh điển của Đức Phật không bao giờ dạy con người yêu thương chính mình” thì không biết có đúng hay không? Bạn ấy cho rằng “Phật dạy chúng ta phải yêu thương tất cả chúng sinh” nhưng hình như bạn chưa hiểu được “chúng sinh” là những ai, bạn cho rằng chúng sinh là không có bản thân mình trong đó!? Nhưng nếu đã yêu thương chúng sinh, yêu thương bằng tâm từ bi, yêu thương luôn cả người thương người ghét mình thì tại sao bạn này lại dùng từ “Bọn Tà sư” trong khi chưa biết những gì người ta nói có ý xấu hay không? Có thật sự tiêu cực không?
Ngày Đức Phật tạ thế, những vị học trò của Người cũng đi theo hai trường phái khác nhau đó là Nam Tông và Bắc Tông nhưng không ai lại dùng ngôn từ đả kích, dẫn đến xung đột cho những quan điểm khác nhau bởi vì tùy vào hoàn cảnh, tùy vào thời điểm, người hoằng pháp sẽ vận dụng tri thức, ý niệm của mình để truyền đạt đến cho chúng sinh sao cho phù hợp nhất. Thế nên những ngôn từ mang tính kích động thù hằn sẽ vô tình làm cho người khác hiểu sai về người nhà Phật khi chưa có kết luận gì cụ thể.
Với hiểu biết hạn hẹp của mình, cảm nhận rằng Đạo Phật không dạy con người ta vận dụng giáo lý một cách giáo điều, mù quáng mà đạo Phật khuyến khích chúng sinh khi nghe luôn phải biết suy ngẫm và đi tìm chân lý thế nên khi mang quan điểm nhà Phật để đàn áp người khác, gán cho người ta một tư tưởng “yêu thương mình là ích kỷ” thì đó là một luận điệu mang tính xung đột, vi phạm vào quyền con người, mang tính cực đoan bởi vì đạo Phật hướng con người đến với sự giải thoát, hướng con người đến với sự giác ngộ, khuyến khích con người biết rời xa mê lầm chấp ngã và tự tìm thấy hạnh phúc trong chính mình chứ Đức Phật không mang giáo lý nhà Phật để áp đặt lên bất cứ ai, không đả kích những ai khác chính kiến của mình, hơn nữa, yêu thương chính mình không phải việc sai, việc xấu, không phải việc làm phi pháp, trái đạo đức con người nếu sự yêu thương đó mang tính tích cực, không gây nguy hại đến ai.
Chúng ta hãy thử nghĩ, nếu một quốc gia mà mọi người không ai biết yêu thương mình thì liệu điều đó có tốt không? Nếu không biết yêu thương mình thì con người học tập làm gì, đi theo giáo lý làm gì? Làm lành tránh dữ làm gì? Không phải bất cứ điều gì, chúng ta cũng sẵn sàng đem thân mạng mình ra để hy sinh là tốt, đạo Phật là đạo nhân văn, giáo lý nhà Phật không áp đặt và buộc ai phải coi rẻ thân mạng mình vì thân mạng muôn loài đều quý giá như nhau, đạo Phật không dẫn dắt tín đồ theo hướng sùng đạo cực đoan theo kiểu ôm bom liều chết với khẩu hiệu “Tử vì đạo” như một số tín đồ tôn giáo cực đoan khác, khi chúng ta hiểu sai về tinh thần Phật giáo sẽ vô tình làm cho người khác nghĩ rằng đạo Phật là một đạo mang tính áp đặt, mang tính tham chiến, một số tín đồ sẵn sàng “liều chết” với mỹ từ “hy sinh” khi đất nước có chiến tranh, nhưng điều này là hoàn toàn trái với tinh thần của đạo Phật.
Phật dạy con người ta tự tìm hạnh phúc cho mình từ trong chính mình, tự chuyển hoá những cảm xúc tiêu cực thành tích cực, bản thân phải tự tìm đến sự giác ngộ và sống trong chánh niệm, biết sống từ bi, bác ái thì mới có được hạnh phúc, an lạc lâu dài và khi mình sống thiện lành là mình đã mang lại được hạnh phúc cho mình và cho người khác rồi chứ Phật không dạy chúng ta đòi hỏi sự hy sinh từ bất kỳ ai bởi vì sự hy sinh nào bản chất cũng có sự thiệt thòi, chịu đựng, mất mát. Khi chúng ta mang Đạo Phật ra để tạo luận điệu rằng “nếu một người chỉ biết thương mình thì khi đất nước lâm nguy sẽ không biết hy sinh. Nếu không thương mình thì khi đất nước có chiến tranh sẽ biết đứng ra bảo vệ Đất nước” và cho rằng Đạo Phật dạy con ngta như vậy nhưng Đạo Phật bản chất là không dính đến chính trị, Đạo Phật đơn thuần chỉ mang tính giác ngộ và hướng con người đến với đời sống an lạc, xa rời khổ đau dính mắc, tập buông bỏ và từ bi...Đạo Phật đề cao tinh thần bất bạo động, tránh chiến tranh xung đột, hướng đến đời sống hòa bình, tránh để chúng sinh bị thương vong, thế nên việc mang Đạo Phật vào để tạo chủ trương kêu gọi tinh thần tham chiến là trái với giáo lý và đặc tính của Đạo Phật.
Chiến tranh là do con người gây ra và con người mong muốn người khác phải hy sinh cho công cuộc tranh giành, tham vọng thâu tóm của mình. Với lòng yêu nước, không muốn mất nước thì con người phải bỏ thân mạng để hy sinh chứ Đạo Phật không tạo ra chiến tranh, không đặt con người vào đời sống xung đột và buộc con ngta phải sống trong sự đau đớn, mất mát, không yên ổn.
Chúng ta đã từng chứng kiến những tổ chức khủng bố mang danh nghĩa tôn giáo, họ sẵn sàng từ bỏ mạng sống để chết và kéo theo những cái chết của người dân vô tội khác như vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, “Hồi tháng 10/2015, hai kẻ đánh bom tự sát giết hơn 100 người bên ngoài một nhà ga tàu hỏa ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ; Tháng 11/2015, một nhóm cực đoan đánh bom và xả súng ở Paris, thủ đô nước Pháp, khiến 130 người thiệt mạng; Ngày 22/3/2016, ba vụ đánh bom liều chết tại Brussels, thủ đô Bỉ, làm 31 người chết và hơn 300 bị thương”. Làn sóng tấn công tự sát xuất phát từ một loạt nguyên nhân, từ ý đồ chính trị cho đến tâm lý. Đầu tiên, các vụ đánh bom tự sát có giá trị biểu tượng cao, cho thấy những kẻ thực thi quyết tâm và sẵn sàng dâng hiến cả tính mạng vì mục tiêu.
Với câu hỏi đầu tiên, nghiên cứu của trung tâm Cơ sở dữ liệu khủng bố tự sát (CTD) thuộc Đại học Flinders (Australia) khẳng định chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, cuồng tín không phải là lý do dẫn tới làn sóng đánh bom tự sát. Quả thật, các tổ chức khủng bố dùng tôn giáo để chiêu mộ và kích động thanh niên cực đoan.
Đánh bom liều chết trở thành biểu tượng của đấu tranh (theo quan niệm của những kẻ cực đoan), giúp các tổ chức khủng bố kích động sự ủng hộ về cả tinh thần và tài chính, trở thành công cụ để chúng chiêu mộ thêm cực đoan. Như vậy, đánh bom tự sát là hiện tượng mang đậm bản chất chính trị.
Thế nên nói đức Phật dạy “người quên bản thân mình, biết sống vì mọi người sẽ thiết tha chiến đấu khi có chiến tranh” là một hành vi lợi dụng Tôn giáo tín ngưỡng để thúc đẩy con người đến với sự tham chiến trong mụ mị, nếu những ai chưa tìm hiểu về Phật giáo sẽ bị ngộ nhận và tin tưởng một cách mù quáng.
Bản chất của Đạo Phật mang tính độc lập, không liên quan đến chính trị, ngày trước Đức Phật cũng chỉ hướng đến việc giác ngộ và giải thoát cho chúng sinh nên Người từ bỏ ngai vàng, buông xả mọi tham vọng cai trị để tìm đến sự tu tập, thế nhưng các đế chế nhận ra Tôn giáo có tính thuyết phục cao đối với con người nên sau này người ta đưa các Đạo gắn với chính trị, thậm chí xem Tôn giáo là sự tồn vong của một quốc gia chứ bản chất của các chánh Đạo là ko dính mắc đến yếu tố chính trị mà chỉ mang tính giải thoát, hướng đến yếu tố con người là chính.
Thế nên những ai mượn giáo lý các Đạo, bất kể là Đạo nào để lồng ghép vào đó một sự áp đặt mang tính tham chiến, một ý đồ lợi dụng lòng tin, tín ngưỡng của tín đồ bằng mỹ từ cao đẹp đó là biết “hy sinh”, đem hai từ “dân tộc” ra để làm áp lực buộc người khác không được thương mình, buộc người khác phải trút bỏ quyền sống hạnh phúc, mất đi đời sống an lạc, rơi vào sự thương vong, ly loạn thì những lời đó sẽ mang tính phiến diện, giáo điều và đi ngược với bản chất chánh Đạo.
Dù chúng ta có dẫn ra những điều đẹp đẽ gì và mang những ý niệm tốt gì đi nữa thì cũng không được phép báng bổ khái niệm “biết yêu thương mình” bởi vì con người chính là yếu tố cốt lõi cho mọi sự phát triển của Xã hội, mọi quy luật nào đặt ra cũng vẫn phải tôn trọng quyền hạnh phúc của con người.
Vì những suy nghĩ áp đặt, đả kích phiến diện này sẽ khiến cho những người đang gặp bế tắc, muốn tìm một nơi nương tựa an trú trong sự bình yên, an lạc sẽ cảm thấy bị tổn thương vì bị cho rằng đó là việc làm “ích kỷ” vì chỉ biết thương mình.
Mong mọi người khi đến với Đạo Phật thì hãy đến trong sự vô ưu, bác ái, khuyến khích con người hướng thiện theo đúng giáo lý thiện lành nhà Phật để thân tâm an lạc chứ không kêu gọi và hướng con người đến với tinh thần tham chiến, coi rẻ bản thân, dính mắc vào những mưu đồ chính trị.
Trên đây là một chút chia sẻ suy nghĩ của ban thân về quan niệm “biết thương mình”.
Phật tử Võ Đào Phương Trâm
Pháp danh An Tường Anh.
Hình ảnh thêm về Cảm nghĩ về “biết thương mình”