Khẩu trang- sự xuất hiện chưa từng có:
Chiếc khẩu trang có từ rất lâu bảo vệ đường hô hấp, giữ gìn lá phổi con người, nhưng chính vào “ điểm rơi” Cô- vi, số lượng, chủng loại khẩu trang xuất hiện với tầm mức chưa từng có, ở mọi nơi. Ngành sản xuất khẩu trang cực thịnh, thị trường xuất khẩu khẩu trang vô cùng nhộn nhịp và “ vấn đề” xứng quanh chiếc khẩu trang cũng không hề ít đau đầu: đầu cơ kinh doanh khẩu trang, sản xuất khẩu trang kém phẩm chất – thậm chí ... “tái chế” khẩu trang đã qua sử dụng, sử dụng khẩu trang sai qui cách, vứt bừa bãi khẩu trang ở nơi công cộng và bất cập trong xử lý khẩu trang qua sử dụng với sói lượng rất lớn..
Khẩu trang là một trong 5 K đối phó Covid 19, đeo khẩu trang đúng cách ( và khẩu trang chuẩn theo qui định) giúp ngăn ngừa các chủng mới virut corona tiếp cận qua đường hô hấp.
Thực tế, bất chấp tuyên truyền đến bão hoà, nhận thức về dịch và tác dụng khẩu trang trong cộng đồng vẫn rất hạn chế, chuyện đeo khẩu trang để đối phó là có, tương tự đội nón bảo hiểm chống và đập khi đi xe gắn máy- nhiều nón giá vài chục nghìn cho có mà thôi- lại chụp lên nón vải, không cài quay. Khẩu trang, với không ít người, mua tùm lum kém chất lượng, đeo của ngẫu hứng, cho có để tránh biên bản phạt từ 1 đến 3 triệu đồng hơn là.. chống Covid 19.
Khảo sát thực tế:
Khảo sát một vòng phường 1 thị xã Giá Rai, một thị trấn mới lên phường, vào giai đoạn bùng phát mới của dịch trong cộng đồng, đã có chốt kiểm tra khẩu trang và các biện pháp giãn cách siết chặt hơn. Máy ảnh ghi thực tế ở nhiều nơi công cộng, từ hẻm nhỏ đến quốc lộ 1, khu hành chính, công viên, vỉa hè... Chỗ nào cũng có khẩu trang vứt ngổn ngang, có những chiếc khẩu trang nhìn phản cảm ở trước công an thị xã, ngân hàng chính sách xã hội, quán cà phê máy lạnh “ Ngoài giờ,”... đếm không xuể.
Khẩu trang qua sử dụng là loại rác đặc thù, rác thải y tế với nguy cơ cao về lây nhiễm và có qui phạm pháp luật qui định xử lý rác thải y tế bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh cho công nhân lao động xử lý rác.
Bất chấp loa truyền thanh ngày mấy lần nhắc nhở, và thùng rác có ở nhiều nơi, nhiều người vẫn vứt khẩu trang qua sử dụng ngổn ngang ở mọi chỗ và hình ảnh những chiếc khẩu trang đủ chủng loại, đủ màu sắc và đủ “ tư thế” ở nơi công cộng gieo một thứ cảm xúc không hề dễ chịu, chúng nói lên rất nhiều điều. Công nhân vệ sinh quét thô, khó khăn với những mảnh vải nằm bẹp dí trong nước mưa, rất bẩn. Tất nhiên những chiếc khẩu trang kia nếu được công nhân vệ sinh thu gom sẽ như với rác thông thường mặc dù như đã viết, đấy là rác y tế, nhưng không ít trong số đó sẽ nằm trong nắng mưa, cỏ dại, dưới bánh xe hay bước chân người đi đường ... trơ cùng tuế nguyệt.
Những quan sát thực tế này về tình trạng vứt bừa bãi khẩu trang chắc chắn không chỉ có ở phường 1 thị xã Giá Rai và cũng không hề mới, ngày từ đầu dịch đã có, lại quan hệ hữu cơ với thói quen cố hữu của số đông dân cư về rác thải.
Vấn đề đặt ra:
Một giờ, một ngày, một tuần.. ở phường xã thị trấn, huyện, tỉnh, bao nhiêu khẩu trang đã qua sử dụng, bao nhiêu chiếc trong số ấy được xử lý đúng cách, bao nhiêu chiếc vứt ngổn ngang như tác giả bài viết ghi nhận sáng nay ở phường 1 thị xã Giá Rai, Bạc Liêu? Dù là quét nhặt thô như rác thông thường nhưng số khẩu trang sót lại tùm lum nhìn nhếch nhác rất ghê, càng hãi khi chúng “ ngự” trước cổng khóm văn hoá hay công sở, trường học.
Covid 19 là một nan đề lớn, trong đấy rác khẩu trang, một loại rác y tế nổi lên thành vết nhức nhối trực quan cần giải quyết, tháo gỡ.
Bất cập này, viết ra ..
Nguyễn Thành Công