Ngày nay trong các Tự viện Phật giáo, Khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo Thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong Phương trượng đăng lâm Pháp tòa, Thiền đường, hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khay lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm Khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh Khánh rồi tiếp theo là vị được đón rước theo sau – có thể có cả lọng – rồi mới tiếp đến những Tăng Ni khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.
Sách Tượng Khí Tiêu quyển thứ 18 chép: “Ngài Vân Chương nói: hình của thiếc Khánh giống như đám mây, nên người ta cũng thường gọi tên thiếc Khánh là Vân bản (운판-雲板).”
Ngài Tục Sự Lão cũng có thuật: “Vua Tống Thái Tổ cho rằng, tiếng trống hay làm giật mình người ngủ, nên thay vì dùng trống, vua Tống Thái Tổ chế dùng thiết Khánh (Khánh bảng thiết).” Loại Khánh này cũng gọi là Chinh, tức là Vân bản (운판-雲板) vậy.
Khánh tiếng Phạn là Kiền Chùy (trong luật Phật thường gọi là Kiền Chùy Thành), dịch là Chuông hay Khánh.
Khánh cũng là một pháp khí như Bản. Cách dùng cũng tương tự nhau, chỉ có hình thức và nguyên liệu chế tác là khác nhau thôi. Hình dạng của Bản là hình bát giác và làm bằng gỗ, còn hình dạng của Khánh thì làm theo hình bán nguyệt và đúc bằng đồng, hoặc có khi làm bằng đá cẩm thạch.
Ngày nay trong các Tự viện Phật giáo, Khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo Thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong Phương trượng đăng lâm Pháp tòa, Thiền đường, hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khay lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm Khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh Khánh rồi tiếp theo là vị được đón rước theo sau – có thể có cả lọng – rồi mới tiếp đến những Tăng Ni khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.
Những vị Tăng Ni nhập đại định, muốn báo cho vị ấy xuất định, người ta cũng dùng tiếng Khánh để cảnh tĩnh.
Theo như các Thiền sử ghi lại qua các hành trạng của một số vị Thiền Sư, thì tiếng Khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi Thiền giả đã vào các tầng thiền như “Diệt thọ tưởng định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy cũng bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng Khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các ngài dậy.
Câu chuyện ngài Hư Vân là một điển hình, trong một cơn thiền định xuất thần kéo dài cả tuần, chư vị Hòa Thượng khác đã dùng Khánh mà đánh thức ngài xuất định.
Chùm ảnh những chiếc Khánh (Vân Bản) của PG Hàn Quốc, trân trọng kính mời quý đọc giả, mỗi người đánh một tiếng để thưởng thức âm thinh của những chiếc Khánh xứ Kim Chi:
Xem Chùm ảnh những chiếc Khánh (Vân Bản) của Phật giáo Hàn Quốc
Hình ảnh thêm về Khánh (Vân Bản) của Phật giáo Hàn Quốc