• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Khác
  • Văn Học

Truyện ngắn Bức tranh vẽ dở.

Chùa A Di Đà | 21/12/2022 | 0 Bình luận

Gã hoạ sĩ chỉ vào cái ghế dựa xem ra là chỗ ngồi chỉnh chu sang trọng nhất trong cái phòng không có gì đáng giá ngoài mớ màu mè nhoè nhoẹt và những bức ảnh đủ dung mạo.


Chiếc xe bus tấp vào bãi đậu giữa cái nắng như muốn đun chảy nhựa đường. Thuyên bước xuống xe, nắng tháng ba như thốc vào mặt làm hoa cả mắt. Cái bến xe này vắng vẻ là điều hiếm hoi giữa đường phố tấp nập đông người, Thuyên ngồi tạm xuống hàng ghế được che chắn xung quanh bằng mấy tấm bảng quảng cáo rồi bắt điện thoại ra dò đường. Theo như bản đồ thì chỉ còn cách chừng 300 mét là sẽ đến được cái phòng vẽ tranh của ông Huân, người hoạ sĩ vẽ tranh truyền thần nổi tiếng trong giới hội hoạ ở sài thành.

Sau khi đi qua nhiều lối rẽ và gặp quán cafe có bảng hiệu tên Khói, điểm đánh dấu để biết được vị trí cần tìm giữa những ngả rẽ na ná như nhau. Thuyên quẹo vào bên trong con đường vắng vẻ, một cảm giác yên ắng mát mẻ nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể với những cây bàng lá nhỏ trồng lác đác hai bên vỉa hè, con hẻm tách biệt với sự xô bồ ồn ã, với cái nắng ngập ngụa bỏng rang ngoài giao lộ lớn.

Những dãy nhà với nhiều căn tách biệt, nằm sâu tận bên trong, cách một khoảng sân, đánh đố sự tìm kiếm của khách tìm đường. Thuyên chăm chú tìm đúng số nhà trong mảnh giấy nhỏ, sự thắc thỏm nhảy múa khi những số nhà cũ mới đan xen như thách thức người lạ lọt vào ma trận.

175/24 hiện lên phía trước mặt, bảng số nhà màu xanh ghi địa chỉ nhà bằng tấm thiếc mỏng đóng hờ hững, theo năm tháng, những chiếc đinh gỉ trở nên lỏng lẻo, tấm thiếc cong lên ở bốn góc vành như chực chờ rơi khỏi bức tường, những con số loang lổ phơi bày vết tích cũ kỹ của thời gian, nơi những ngôi nhà rêu xanh mép ngói.

Thuyên đi gần về phía cánh cửa sắt đóng kín, đưa tay gõ nhẹ. Sự lặng im đáp trả lại Thuyên khi cánh cửa ngôi nhà vẫn không có ai ra mở. Thuyên kiên nhẫn gõ lại hai lần rồi ba lần, tim cô bắt đầu đập từng nhịp mạnh vì loáng thoáng trong đầu, cô không biết mình có tìm được đúng địa chỉ hay không. Trước sự yên lặng lạnh lẽo toát ra từ bên trong ngôi nhà có cánh cửa sắt hoen gỉ, xung quanh lại chẳng có ai để mà hỏi han nhờ vả. Thuyên bắt đầu chột dạ. Cô nhón chân, cái dáng nhỏ xíu của con bé chỉ được 1m55 chạm vào khe hở bên trên cánh cửa, Thuyên dè dặt nhìn vào, lần đầu tiên đi đến nhà người khác mà cảm giác rình mò, dọ thám như đi ăn trộm.

Xuyên qua khe cửa hẹp, một ánh sáng mờ mờ, dìu dịu lọt vào mắt Thuyên, một thứ ánh sáng bao trùm thế giới của người hội hoạ, đậm đặc mù mờ tựa như không gian của người Thiền tập.

Khi đã nhận ra thứ ánh sáng ấy, Thuyên mạnh dạn gõ cửa mạnh hơn và kèm theo tiếng gọi:

- Chú hoạ sĩ ơi.

Sau vài giây, cánh cửa sắt mở ra chậm chạp, tiếng kéo lê ken két nặng nhọc nghe long cả vào thái dương, một cái đầu tóc bù xù nhoài ra, mớ tóc rũ rượi che khuất cả đôi mắt, gương mặt đậm nét của dân nghệ thuật khác người, lúc nào cũng phải tóc tai loà xoà, áo quần lem luốc. Nhìn cô gái lạ với đôi mắt dò xét, gã đàn ông cất giọng ồm ồm:

- Cô là ai vậy?

- Cháu là Thuyên ạ.

- Đến đây mua tranh hay vẽ tranh?

- Cháu đến để tham quan và xin một ít thông tin về chú đc không ạ?

Gã hoạ sĩ ném cái nhìn lạnh nhạt để đón cô gái trẻ, chẳng biết gã hài lòng hay đang khó chịu nhưng thấy gã quay lưng đi vào, cánh cửa vẫn để mở nên Thuyên lẽo đẽo đi sau lưng gã.

Thuyên với tay kéo cánh cửa sắt lại nhưng cô nhận ra mình bất lực khi nó quá nặng cộng bị rỉ sét càng tăng thêm độ ma sát trì rít xuống nền xi măng bám đầy bụi bặm lâu ngày. Tiếng rít ngắt quãng của cánh cửa nặng nề như con ngựa chứng không hoan hỷ khép lại từ cánh tay mảnh khảnh của cô gái nhỏ.

- Để đó đi.

Vẫn cái giọng khàn đặc mùi khói thuốc và lạnh tanh của gã hoạ sĩ ném vào tai người nghe một cách khó ở. Thuyên rón rén đi vào bên trong căn nhà đang thắp sáng bằng một ánh đèn vàng sánh đặc, không hiểu sao với cái ánh sáng này mà gã hoạ sĩ lại có thể vẽ được những bức ảnh truyền thần cần sự tỉ mỉ từng milimet.

- Ngồi đó đi.

Gã hoạ sĩ chỉ vào cái ghế dựa xem ra là chỗ ngồi chỉnh chu sang trọng nhất trong cái phòng không có gì đáng giá ngoài mớ màu mè nhoè nhoẹt và những bức ảnh đủ dung mạo. Thuyên ngồi xuống ghế, yên lặng chưa dám lên tiếng bởi không gian căn phòng có vẻ gì đó âm tịch, vắng lặng đến lạnh lẽo, mặc dù được thắp thứ ánh sáng vàng vọt nhưng cũng không đủ xua tan cường độ yên ắng nơi đây, có lẽ nó toát ra từ chính người chủ căn phòng này, từ bộ dạng luộm thuộm lẫn trong giọng nói như người cõi âm của gã thì chẳng có thứ gì đủ để xoá đi cảm giác rờn rợn, quai quái của căn phòng.

- Cô muốn hỏi gì?!

- Dạ, chú vẽ tranh truyền thần lâu chưa chú?

- Hơn 30 năm

Gã nói nhưng chẳng nhìn người đối diện, tay gã vẫn loay hoay với cái bảng pha màu, mắt vẫn dán vào bức tranh đang vẽ dở được nửa phần gương mặt. Mái tóc gã cứ loã xõa che hết đôi mắt, nhìn xa xa, cứ như một bộ đầu tóc rũ rượi loà xoà của con manacanh mà người ta chưng trong tủ.

- Tranh này là người ta đặt chú vẽ hay chú lấy cảm hứng từ ai đó rồi tự vẽ vậy ạ?

- Cả hai.

Thuyên nhìn quanh một lượt những bức tranh trong căn phòng đặc quánh úa vàng, ánh sáng ma mị hằn những vệt sáng tối lên những đôi mắt, khuôn mặt mờ ảo như thể đang xoáy sâu vào trực giác người quan sát, những bức tranh đẹp mê hoặc không nghĩ rằng nó được vẽ nên từ đôi bàn tay gầy guộc, gân guốc, ngón tay dài loằng ngoằng của gã đàn ông luộm thuộm.

Bất chợt, mắt Thuyên chú ý đến một bức tranh phủ kín bằng mảnh vải trắng, chỉ lộ một phần đôi mắt như đang nhìn xoáy về phía cô đang ngồi. Theo quán tính và cảm giác bị thu hút từ cái nhìn nơi đôi mắt trong tranh, Thuyên đi gần đến phía góc cầu thang.

Mảnh vải rơi ra khi Thuyên cố tình kéo nhẹ nó, cô bàng hoàng lẫn kinh ngạc khi nhìn thấy vết sẹo nham nhở đầy đau đớn trên gương mặt chỉ mới vẽ được một nửa của người phụ nữ.

- Ai cho cô kéo tấm vải đó xuống?

Tiếng gã hoạ sĩ lồng lên đầy giận dữ, cái giọng khàn đặc gầm gừ của gã như bóp nghẹt thần kinh của một đứa con gái nhỏ nhắn, Thuyên run như cầy sấy, nói lạc cả giọng:

- Cháu...cháu...sơ ý đụng vào. Cháu xin lỗi.

Ánh mắt gã hoạ sĩ vẫn long lên sòng sọc một cách dữ tợn khác thường, dường như gã chẳng cần nghe lời giải thích của cô gái trẻ. Gã lao một cách vội vã đến nỗi xém chút bổ nhào giữa mớ đồ nghề đang ngổn ngang dưới đất, gã phóng về phía bức tranh rồi chụp mảnh vải trắng phủ nhanh lên trên khung gỗ.

Gã quay đi nhưng vẫn không quên ném vào mặt Thuyên cái nhìn lườm lườm đe doạ.

- Cô hãy giữ ý thức khi vào nhà người khác. Nếu cần gì, hãy để chủ nhà người ta hướng dẫn.

Gã hoạ sĩ gằn giọng.

- Nếu còn táy máy chân tay, tôi sẽ tống cô ra khỏi đây ngay lập tức.

 

Ảnh minh họa, nguồn internet

Thuyên vừa hoảng sợ, vừa khó hiểu với hành động của gã hoạ sĩ, nó chẳng giống gì với sự cởi mở của những người hoạ sĩ khác, tim cô đập thình thịch tưởng như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, nhưng chính sự khó hiểu này càng làm Thuyên tò mò về bí ẩn của bức tranh ở góc cầu thang.

 

 

Thuyên cố gắng giữ bình tĩnh, bước đến gần gã hoạ sĩ, cô dịu giọng:

- Chú này, sao bức tranh đó lại có vết sẹo vậy chú?!

- Cô đừng hỏi nhiều về bức tranh đó.

- Nhưng từ đầu, cháu đã xin chú vào đây để tìm hiểu về tranh, sao giờ chú lại không giúp cháu?

- Bất cứ bức tranh nào cô cũng có thể hỏi, trừ bức tranh đó.

Thuyên thở dài và nhìn gã hoạ sĩ bằng cái nhìn bất lực.

- Nhưng cháu muốn tìm hiểu về bức tranh đó.

- Cô còn trẻ, đừng học tính ngoan cố.

- Cháu không ngoan cố gì đâu ạ. Cháu chỉ muốn tìm hiểu thôi. Mà cháu nghĩ, chú cũng nên mở lòng để chia sẻ về những tác phẩm nghệ thuật của chú. Biết đâu, đó là kiệt tác. Một bức tranh quá ấn tượng tại sao chú lại không muốn ai xem?

- Và tôi phải chia sẻ kiệt tác đó với một đứa con nít như cô à?

Thuyên im lặng vài giây trước câu hỏi có phần mai mỉa lẫn trong nụ cười nhếch mép của gã hoạ sĩ thô kệch cộc cằn.

- Chú nghĩ cháu là gì cũng được nhưng cháu là người phù hợp nhất để chú nói về xuất xứ của bức tranh.

Gã hoạ sĩ vẫn chẳng buồn ngó đến Thuyên, mắt gã vẫn tập trung vào bức tranh đang vẽ dở dang trước mặt, bàn tay gã lả lướt điều khiển chiếc cọ nhảy múa những đường nét mềm mại uyển chuyển trên nền giấy canson. Thuyên im lặng vì không muốn cắt ngang dòng cảm hứng đang tuôn nhả đều đặn từ bàn tay và não bộ của một gã tài hoa nhưng kỳ lạ và khó hiểu này.

- Nếu hôm nay chú bận thì ngày mai cháu sẽ quay lại. Chú suy nghĩ kỹ đi ạ. Sẽ không ai phù hợp hơn cháu để nghe chú kể về bức tranh đâu ạ.

Thuyên vừa dứt câu thì cô với tay lấy chiếc túi đi ra cửa, rời khỏi căn phòng sóng sánh màu vàng. Ánh sáng thiên nhiên trong trẻo toả ngập vào mắt cô một sắc màu tươi sáng dễ chịu. Cô dụi mắt rồi quay trở lại bến xe buýt, chờ bắt được chiếc xe để trở về phòng trọ. Trong lòng Thuyên vẫn ngổn ngang cảm giác tò mò, ấm ức trộn lẫn vào nhau, tạo thành một dòng suy nghĩ đối lưu hỗn độn.

------------

8 giờ sáng ngày hôm sau, Thuyên đã có mặt ngay trước cánh cổng sắt cũ kỹ của căn nhà số 175/24.

Cô lại gõ cửa nhà gã hoạ sĩ nhưng trong đầu trống rỗng, không biết rủi hay may vì cô không đoán được gã có đồng ý mở cửa cho cô vào nhà gã một lần nữa hay không. Gần 60 giây trôi qua nghe dài dằn dặt, không tiếng động nào ra hiệu có chút hy vọng. Nhưng Thuyên sẽ không bao giờ bỏ cuộc, cô ghé sát vào cánh cửa, nhón chân lên, nhìn vào khe cửa hẹp, vẫn là thứ ánh sáng âm ấm sóng sánh màu vàng hắt ra từ bên trong căn phòng bừa bộn của gã hoạ sĩ khác người.

Thuyên lấy hết can đảm, định cất tiếng gọi thì nghe tiếng ken két quen thuộc rít vào tận thái dương, và cái đầu bù xù tóc lại thò ra ngoài. Lần này, gã không hỏi Thuyên câu gì mà chỉ để cửa rồi lẳng lặng đi vào bên trong.

Thuyên thở phào nhẹ nhõm, vậy là gã không để bụng, gã vẫn chấp nhận cho cô vào nhà gã lần nữa. Thuyên lẽo đẽo đi sau lưng gã, hoá ra gã cũng không quá cố chấp như cô đã nghĩ.

- Ngồi đi.

Gã chỉ vào cái ghế dựa cũ hôm qua, chỗ duy nhất để khách đến ngồi. Rồi gã lại loay hoay với cái bảng màu và mấy cây cọ đặc trưng của dân hoạ sĩ.

- Cháu cho chú cái này.

Thuyên lấy trong giỏ xách một cái túi nhỏ, đem lại đưa cho gã, gã nhìn cái túi giấy đẹp đẽ từ đứa con gái lạ hoắc đưa cho mình, mắt gã vẫn hoài nghi, chưa hiện lên điều gì thiện cảm.

- Ai kêu cô mua vậy?

- Cháu tặng cho chú thì sao phải chờ chú kêu.

- Nó sẽ không là lý do để tôi nói về bức tranh đâu, cô thông cảm và đem nó về đi.

Gã hoạ sĩ vẫn cái giọng khàn đặc mùi khói thuốc, chậm rãi đầy bảo thủ.

- Dạ, nhưng cháu không tặng chú vì lý do đó nên chú cứ giữ.

Thuyên đặt chiếc túi giấy lên chiếc bàn gỗ. Rồi lặng lẽ ngồi xuống cạnh gã hoạ sĩ.

- Cô lên kia ngồi, đừng làm vướng tay tôi.

- Cảm phiền chú có thể ngưng tay một chút cho cháu hỏi không?!

- Cô hỏi đi.

- Cháu muốn hỏi chú một chút về bức tranh ở cạnh cầu thang. Bức tranh có vết sẹo.

- Tôi đã bảo cô đừng hỏi về bức tranh đó rồi mà. Cô không hiểu tôi nói gì à?

Gã hoạ sĩ cộc cằn quát lớn, từng lời nói phát ra trong cổ họng nghẽn đặc của hắn nghe như tiếng gầm gừ dồn nén từ tận cùng bức bách.

- Nhưng cháu muốn biết.

Thuyên bấu bàn tay nhỏ bé của cô vào cánh tay cứng cỏi của gã hoạ sĩ và nhìn gã bằng cái nhìn cương quyết, không nhượng bộ.

Gã đẩy tay Thuyên ra, mặt gã tỏ vẻ dửng dưng, rồi gã lại hí hoáy với chiếc cọ màu. Gã cũng chẳng thèm nhìn mặt Thuyên, thái độ gã như một kẻ bất cần, lạnh lùng và cố thủ đến vô phương.

Lần này Thuyên không chịu thua, cô dằn lấy tay gã làm gã đánh rơi chiếc cọ khỏi tay. Cô cất giọng đanh thép lẫn chút van lơn.

- Chú nhìn con đây, chú nhìn vào mắt con này.

Lúc này, gã dường như bị động và thất thủ trước sự mạnh mẽ đột ngột của cô gái, gã từ từ ngước mắt nhìn Thuyên, cặp mắt bị mớ tóc dài của gã che phủ, ánh mắt sòng sọc và ngờ vực đến đáng sợ.

- Chú Huân. Chú nhìn kỹ con đi. Con có giống bà Xoan, có giống người đàn bà trong bức tranh đó không?

Thuyên nhìn trừng trừng vào mặt người đàn ông, ánh mắt cô như muốn xoáy vào tận con ngươi đang căng lên từng tia máu trong lòng mắt của gã, và gã cũng vậy, đôi mắt gã không rời khỏi gương mặt của Thuyên, nhưng lần này không còn là ánh mắt lạnh lùng mỉa mai mà gương mặt gã trở nên méo mó, đuôi mắt gã co giật liên hồi, dường như thần kinh gã đang căng ra quá đỗi. Tay gã như mềm nhũn, nhão nhoét rồi bất chợt buông thõng vô hồn.

- Con là con của bà Xoan, nhà con cháy hết rồi, Mẹ con đã mất trong cơn hoả hoạn, không còn tấm ảnh nào để thờ...

Thuyên nói đến đó rồi bỏ lửng giữa tiếng nấc nghẹn, cô đổ sụp đầu xuống tay gã hoạ sĩ.

Gã ngồi bất động như kẻ vô hồn, chẳng biết trong bao lâu, chỉ đến khi giọt nước mắt nóng hổi từ mặt cô gái rớt xuống tay gã mới làm gã giật mình tỉnh lại. Bất chợt, như nhớ ra điều gì, gã vội vã kéo tay áo Thuyên lên cao, lúc này, mắt gã trợn tròn, mồm gã há hốc khi thấy cái bớt màu nâu bên dưới khủy tay Thuyên...

Gã lấy bàn tay gầy gò, lem luốc màu sơn vẽ nâng cằm cô gái lên, gã nhìn kỹ lại mặt cô lần nữa. Rồi miệng gã méo xệch. Cổ họng gã bật ra tiếng nấc khô khốc như những thanh gỗ mục bị bẻ đôi.

Gã ôm Thuyên vào lòng, gã khóc nhưng trong hốc mắt sâu hoắm, nước mắt gã đã khô cạn không còn rơi nổi. Tiếng khóc của gã lọt thỏm trong nỗi bất lực khổ sở như tiếng kêu rên đau đớn của con thú hoang mắc bẫy.

- Con ơi!...

Gã gục đầu vào vai Thuyên, cô ôm chặt lấy gã rồi bật khóc nức nở. Cô nắm lấy bàn tay dài ngoằn nghoèo, gầy guộc lấm lem màu mực của gã rồi vuốt gọn lại mái tóc rũ rượi luộm thuộm cho gã, trong nước mắt, tiếng nói Thuyên như đứt quãng.

- Con tìm Ba bao lâu rồi. Con chỉ sợ không tìm được Ba. Chỉ có Ba mới giúp con tìm thấy lại Mẹ mà thôi, Ba ơi!

Gã hoạ sĩ "thần kinh" run rẩy vuốt mái tóc đứa con gái nhỏ, mắt gã bỗng dưng mờ đục cay xè, đôi mắt gã thẩn thờ, khoé mắt gã vẫn co giật liên hồi và gương mặt gã vẫn chưa tan được cảm giác ngỡ ngàng, xúc động bởi cuộc gặp gỡ đột ngột này.

---------------------

Ký ức của 16 năm về trước như một chiếc băng tua ngược trong tâm trí người họa sĩ già, ngày hai vợ chồng ông chọn cuộc sống đường ai nấy đi, khi đó Thuyên chỉ vừa tròn 2 tuổi, con bé còn nhỏ nên sống cùng với Mẹ. Cuộc sống của người đàn bà nghèo trôi qua trong những tháng ngày bình lặng cho đến một ngày, trong lần nhóm bếp, ngôi nhà mái tranh không may bị một thanh củi rơi xuống bó lá dừa mà Mẹ Thuyên đặt bên dưới bếp lò và bi kịch đã xảy đến trong căn nhà neo đơn khi lửa oan nghiệt bùng cháy dữ dội…

Đêm đó, ngôi nhà bà Xoan chìm trong cơn hoả hoạn, bà Xoan và người mẹ già không thoát được nên đã ra đi trong đám lửa ngùn ngụt khổng lồ. Khi đó, Thuyên đang ngồi chơi trên chiếc xe đẩy trước hiên nhà, được hàng xóm cứu kịp nên thoát khỏi biển lửa hung tợn bao trùm cả một vùng trong làn khói đen đặc. Gia đình Thuyên không còn ai, sau cơn đại nạn đó, mọi thứ trong nhà hoàn toàn bị thiêu rụi trong bão lửa, những tấm ảnh về người đã mất cũng hóa hư không. Thuyên lớn lên trong ký ức lờ mờ về hình ảnh người Mẹ quá cố của mình qua những lời mơ hồ kể lại.

Ngày nhận tin bà Xoan mất, ông Huân mù mờ nghe được những thông tin ít ỏi từ những người có mặt trong ngày định mệnh đó, họ kể với ông lúc cảnh sát cứu hỏa đến đem bà ra thì bà đã chết, lửa bén trên mặt bà một vết bỏng dài như lưỡi dao. Sau lần hỏa hoạn đó, Thuyên trở thành đứa trẻ không Cha không Mẹ, người hàng xóm cảm thương đã cưu mang nuôi nấng rồi sau đó không lâu, họ cũng chuyển nhà về nơi Tỉnh lẻ xa xôi, biền biệt không còn tin tức. Mọi thông tin giữa ông Huân và Thuyên dường như mất hẳn. Trong nỗi đau đớn tột cùng, ông đã vẽ nên một bức tranh người phụ nữ với vết sẹo dài nhưng nỗi ám ảnh đã bao trùm trong ký ức ông một cách dai dẳng khủng khiếp, nỗi dằn vặt, hối hận vì không thể cứu được vợ con để rồi gia đình phải rơi vào cảnh ly hương biền biệt, nỗi ám ảnh đó đeo mang khiến nét vẽ của ông cũng trở nên khó khăn, ngón tay như đông cứng, thần kinh như tê dại, một bức ảnh chỉ có nửa gương mặt với vết sẹo dài được phủ một mảnh khăn tang chứa đựng những điều bí ẩn nằm sâu trong lòng người đàn ông kỳ lạ, diện mạo ông cũng từ đó trở nên tiều tụy hẳn, cuộc sống, tâm tính ông cũng dần dần đổi khác đến nỗi quanh đây, người ta vẫn gọi ông là ông hoạ sĩ thần kinh, ông hoạ sĩ bất thường bởi bao nhiêu năm qua, ông chẳng giao du, tiếp xúc với hàng xóm láng giềng, thế giới của ông chỉ cô đọng, đặc quánh với cọ màu và giấy vẽ.

Nhiều năm trôi qua, bức tranh người phụ nữ nửa mặt với vết sẹo dài, phủ khăn trắng được ông Huân che chắn cẩn thận và đặt ở nơi góc khuất, cuối cầu thang, ít người qua lại nên khách mua tranh không thể nhận ra mà cũng không ai để ý.

Ngần ấy thời gian với một đời người, không nhiều mà cũng chẳng ít, cuộc sống của người hoạ sĩ "thần kinh" chẳng khác nào cánh cửa bị khoá trái, những tưởng mọi ký ức sẽ mãi mãi là quá khứ chìm sâu dưới lòng huyệt lạnh, cho đến một ngày, Thuyên vào phòng tranh của ông Huân sau nhiều năm Trời cô đi khắp nơi để tìm những người hoạ sĩ vẽ tranh truyền thần khắp chốn sài thành, nhưng ngày gặp ông, lòng cô rối bời bởi cô cũng không dám chắc rằng người đàn ông có ngoại hình luộm thuộm kỳ dị này có phải là Cha ruột mình không và nếu ngày hôm đó, tấm vải trắng phủ trên bức tranh không bất ngờ rơi ra, để lộ đôi mắt nhìn về phía Thuyên một cách kỳ lạ như biết nói thì có lẽ, Thuyên cũng không thể nào dám tin rằng mình đã tìm lại được ông Huân, người Cha ruột của mình.

Thuyên lấy tay lau vội những giọt nước mắt ướt đẫm trên gương mặt, bện vào mớ tóc, cô khẽ xoay người, nhìn về phía góc cầu thang, sau vạt tóc loà xoà, mắt Thuyên nhoè đi khi thấy bức tranh bí ẩn hiện lên đẹp mơ hồ phía sau mảnh vải trắng đang bay nhè nhẹ trong căn phòng không có gió. Đôi mắt sâu thẳm như nhìn về phía Thuyên và người hoạ sĩ già đang ngồi bệt dưới nền gạch cũ. Đôi mắt như đang cười, huyễn hoặc lẫn trong làn ánh sáng đục ngầu của những bóng đèn màu khói...

 

 

Tác giả: Võ Đào Phương Trâm

Bài Liên Quan:

  • Đường trần đâu có gì…
  • Cũng vì hộp sữa thừa
  • Cầu tre đi qua
  • Tháng Sáu về với mẹ
  • Người cha và bài kinh sám hối
  • Túi gạo của mẹ

các bài khác

  • Nữ tỷ phú hổ thẹn vì mặc áo mẹ vá, nhưng cô không ngờ nó đã cứu mạng mình 20/4/2017
  • Mùa đã thu 26/9/2014
  • Xin Trả Tôi Về 24/9/2014
  • Ngày mai tôi sẽ chết 6/8/2014
  • Huế ơi, Mình không về mô 16/1/2023
  • Truyện ngắn: Nắng chiều rơi rụng 21/12/2022
  • Tết quê 21/12/2022
  • Quán Vô Thường 14/12/2022
  • Hồ Điệp Mộng 14/12/2022
  • Kiếp Nghệ Sĩ 10/12/2022
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022) (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15051
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15284
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11452
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11370
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10589
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10268
  • An Lạc Từ Tâm 14048
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13818
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13296
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12461
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6628
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7380
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10701
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7342
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 6924
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1605
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 7924
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 7973
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9271
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8101
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14235
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13399
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13466
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13163
  • Một Chuyến Giả Từ 13020
  • Nối Một Nhịp Cầu 13856
  • Vẫn là Em Thơ 13353
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5821
  • Quê Hương Nguồn Cội 12974
  • Như Giọt Sương Đêm 14492
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC