• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nghiên Cứu Phật Giáo

TRANH CHĂN TRÂU ĐẠI THỪA

Chùa A Di Đà | 24/5/2021 | 0 Bình luận

Tranh cho thấy người mới tu thời dụng công tu tập tuy nhiều nhưng chỉ gặt hái được ít kết quả vì tập khí vọng niệm xưa nay đã quá dày.


     Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.

     Tâm là con trâu, người chăn là mình. Vì có trâu nên có mục đồng, vì có tâm nên có cảnh. Từ khi tìm được trâu để chăn cho đến khi việc chăn thành tựu phải trải qua mười giai đoạn, được minh họa bằng mười bức tranh liên hoàn. Tranh chăn trâu Đại thừa nhằm vào sự cột trâu, tức là điều tâm, luyện tâm.

 

     Tranh 1 là “VỊ MỤC”: chưa chăn.  Tranh vẽ con trâu dưới vầng mây đen. Do xưa nay trâu được buông thả quá lâu nên gần như là trở thành hoang dã, hung hăng. Khi chưa bị chăn dắt trâu hoang còn đen thui, vô kỷ luật, tuôn chạy lông nhông, mình đầy dơ bẩn, dẫm đạp lên lúa tốt, mạ non. Sự dẫm đạp lên lúa mạ coi như là phá hoại điều thiện. Trẻ chăn trâu vừa đuổi theo trâu vừa đưa nắm cỏ non để dụ, nhưng trâu vẫn ngỏng cổ sải chân chạy.

     Trong tranh này đã thấy ngay trâu chứ không phải tìm trâu, chứng tỏ “thể chân thật” có sẵn nơi mỗi người. Tâm không bị mất bao giờ. Tâm chỉ có được thuần phục hay không mà thôi. Con trâu đen tượng trưng cho tâm mê vọng. Lúc này người luyện tâm mới bắt đầu phát tâm tu học, tâm ý hãy còn buông lung theo trần cảnh, tạo nghiệp nên bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi lục đạo, xa cách tính giác. Tuy đã tin là mình có “thể chân thật” nhưng chưa nhận ra nó nên mới dùng phương tiện để tu tập là dụ bẻ cỏ non để nhử trâu. Đây là hành động cố gắng tìm cách “bắt” tâm lại.

     Tranh 2 là “SƠ ĐIỀU”: mới chăn. Tranh vẽ cho thấy trẻ chăn trâu đã xỏ được dây vào mũi trâu, bắt đầu dùng kỷ luật trị cho trâu thuần. Trâu bị chế ngự và mỗi khi tháo chạy đều bị đánh bằng roi. Nhưng trâu vẫn đang còn hung hăng lồng lộn, muốn giựt dây vàm mà chạy. Chỉ có mũi trâu là đã chuyển màu đen thành trắng. Như vậy khi mới chăn phần thắng là ở trâu chứ không ở người chăn. Vầng mây đen đã biến mất. Trẻ chăn trâu bấy giờ phải tỏ ra nghiêm khắc, tay nắm chặt dây vàm, tay giơ ngọn roi cao lên như để hăm dọa, cảnh cáo trâu.

     Tranh cho thấy người mới tu thời dụng công tu tập tuy nhiều nhưng chỉ gặt hái được ít kết quả vì tập khí vọng niệm xưa nay đã quá dày. Lúc này người luyện tâm đã biết quay về nương tựa nơi Tam Bảo, nguyện gìn giữ giới luật và tu học thật nghiêm túc để cho tâm ý không còn xao lãng, phóng túng theo dục vọng nữa.

 

     Tranh 3 là “THỌ CHẾ”: chịu phép. Trâu bị kiềm chế bấy giờ có lẽ đã đau đớn vì bị dây vàm kéo lỗ mũi, lại sợ lãnh thêm những đòn roi, nên bắt đầu dần dà chịu phép, chịu khuất phục. Trâu bị giơ roi dắt đi, nhưng đầu đã sạch trắng ra. Vầng trăng đã xuất hiện từ xa, nhưng trong đám mây trắng. Tuy là trâu hết chạy tới chạy lui hung hăng hùng hổ, nhưng trẻ chăn trâu vẫn phải nắm chặt sợi dây vàm xỏ mũi mà kéo nó đi, chưa dám buông thả, tay chưa dám bỏ cây roi. Chú dắt trâu đi nhẹ nhàng, không còn phải dùng sức lực lôi kéo hay roi vọt đánh đập nữa.

     Nhờ quyết lòng tu tập, giới hạnh nghiêm túc, thường trực quán sát và nhận diện dòng tâm ý đang trôi chảy của mình mà giờ đây người luyện tâm thấy tâm ý mình có phần định tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng hơn. Tâm không còn điên đảo, bớt dong ruổi theo cảnh vật bên ngoài. Vọng niệm nếu có thời vừa dấy khởi lên người tu liền thấy ngay, do đó vọng niệm tự lặng đi.

 

     Tranh 4 là “HỒI THỦ”: quay đầu. Tranh vẽ trâu cổ đã sạch, đã chuyển sang màu trắng đến gần nửa thân mình. Nhờ được huấn luyện và chăn giữ lâu ngày, bây giờ trâu đã dần dần thuần thục, không còn giống như trâu hoang nữa. Trâu quay đầu lại nhìn người chăn dắt nó, nhờ vậy dây vàm được nới lỏng đi chút ít. Tuy vậy người chăn vẫn ràng cột dây mũi, vẫn giữ chặt dây. Vầng trăng cũng xuất hiện, nhưng không có mây trắng. Tuy thấy trâu đã lành, không còn phải mệt nhọc trị nó nữa nhưng trẻ chăn trâu vẫn chưa tin tưởng lắm, vẫn phải để ý coi ngó. Chú cột đầu dây vào một gốc cây rồi cùng trâu nghỉ ngơi, hưởng được chút nhàn hạ.

     Đến đây tâm bắt đấu thuần nhu dần, người tu cũng bắt đầu bớt nhọc sức, ngày càng sống với chính niệm thường xuyên hơn, theo sát và thấy rõ tâm ý mình hơn, không một hoạt động nào của tâm mà qua lọt được con mắt quán niệm của mình.

 

     Tranh 5 là “TUẦN PHỤC”: vâng chịu, thuần phục. Tranh vẽ trâu đã trắng đến gần hết lưng và bụng, đã sạch hai chân trước đã được trẻ chăn trâu cởi bỏ sợi dây, không buộc dây vào mũi trâu nữa vì trâu đã hoàn toàn thuần phục. Trẻ chăn trâu không còn lo lắng gì nữa, thả cho trâu thoải mái tự do đi theo mình. Chú đi đâu thì trâu ngoan ngoãn bước đủng đỉnh theo đó. Chú chỉ cầm chừng dây và roi. Vầng trăng vẫn xuất hiện trong đám mây trắng.

     Đến đây là đươc chút nhàn rỗi vì đã tu được nửa chặng đường rồi, ít còn phải dụng công nhiều nữa. Người luyện tâm lúc này đã hoàn toàn điều phục được tâm ý mình và sống trong tỉnh thức. Tâm ý đã thanh tịnh, người tu thật an lạc, thấy được sự mầu nhiệm của cuộc sống. Thấy ra tu là hướng nội, là chuyển chính nội tâm mình trở nên thanh tịnh tốt đẹp, không phải là chuyển cảnh vật bên ngoài theo ý mình.

 

     Tranh 6 là “VÔ NGẠI”: không ngại, không vướng. Trẻ chăn trâu không còn phải e ngại hay lo sợ, cũng không phải chăn giữ nghiêm ngặt nữa vì trâu đã hiền lành, thuần tính. Khi không còn bị vướng mắc ngăn trở, chú có quyền mặc sức tiêu dao, ngồi chơi trên phiến đá nơi trống trải, thổi sáo nơi gốc tùng. Trâu nằm cạnh, ngoảnh đầu nhìn lại vừa nghe vừa lim dim ngủ, không hoang đàng chạy đi đâu nữa. Trâu đã sạch trắng cả thân mình và hai chân sau, chỉ có cái đuôi là còn chút đen mà thôi. Nhưng vầng trăng không còn thấy xuất hiện trong đám mây trắng.

     Người luyện tâm lúc này hoàn toàn tĩnh lặng, không cần dụng công điều phục kiềm chế mà tâm ý vẫn an nhiên tự tại. Tu tới đây là được thảnh thơi, khá nhàn rồi.

 

     Tranh 7 là “NHIỆM VẬN”: theo phận, tha hồ. Tranh vẽ cho thấy trẻ chăn trâu thoải mái nằm ngủ trên phiến đá, để mặc trâu. Tuy thế mà trâu vẫn quấn quít một bên không rời xa, luôn hướng nhìn về người chăn dắt nó. Nay trâu ăn uống tự nhiên, tha hồ mặc tình dong chơi gặm cỏ. Trâu thoạt tiên đen thui, rồi trắng dần dần từ đầu tới mình và bây giờ thời đã sạch luôn cả đuôi. Vầng trăng lại xuất hiện cũng trong đám mây trắng.

     Người tu tới đây không còn phải dụng công, bây giờ tùy duyên nhiệm vận. Không còn để ý điều phục tâm mà tâm tự điều phục. Không còn ý ngăn ngừa mà tâm tự an ổn. Tùy thời đói ăn khát uống, không lo không buồn. Bởi tâm đã an nhiên tự tại, không còn bị chướng ngại, nên tất cả những kiến chấp sai lạc về ngã (tức bốn thứ phiền não: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái) nơi người luyện tâm giờ đây cũng bị gột sạch; tuy nhiên, những tà kiến về pháp vẫn còn, sự giải thoát chưa được trọn vẹn.

 

     Tranh 8 là “TƯƠNG VONG”: cùng quên. Tất cả đều quên lãng. Trong tranh vẫn còn có trâu và trẻ chăn trâu, nhưng trâu đã quên mất sự có mặt của người chăn, mà trẻ chăn trâu cũng quên mất sự có mặt của trâu. Trâu đứng một nơi, chú đứng một nẻo, cả hai không còn để ý đến nhau, cùng quên nhau cả rồi. Toàn thân trâu từ đầu đến đuôi đã trắng, không còn chỗ nào đen. Trăng sao xuất hiện trong đám mây trắng. Mây trắng rọi xuống cánh đồng xanh.

     Hình ảnh trẻ chăn trâu và trâu đứng mỗi nơi cùng quên nhau, không còn lệ thuộc nhau chỉ cho người tu tới chỗ vô tâm, tự tại vô ngại. Tuy trâu và người chăn đã quên nhau, tuy tâm và mình chưa nhập một nhưng cả hai đều đã được an lạc thảnh thơi. Người luyện tâm cố gắng tiến lên mãi, và giờ đây thì tất cả mọi tà kiến vô thức về sự tồn tại của ngã cũng như của pháp đều dứt sạch.

 

     Tranh 9 là “ĐỘC CHIẾU”: soi riêng. Hình bóng của trâu trong tranh đã biến mất không còn trông thấy nữa. Chỉ còn trẻ chăn trâu một mình đứng giữa thiên nhiên, vỗ tay hát hò giữa đất trời sáng một vầng trăng. Trên cao mặt trăng thời cô đơn và mây trắng còn vướng mắc chút ít.

     Trâu đã đồng ý với người chăn thì trâu tức là người chăn, người chăn trâu tức là trâu, nên không nghĩ đến trâu nữa. Tâm người tu luyện bây giờ đã trở thành “vô tâm”, mọi niệm phân biệt đều dứt sạch, không còn có trong-ngoài, có-không, sinh-diệt, tâm-cảnh, dơ-sạch v.v... nữa; tự tính chân như của vạn hữu đã hiển lộ ra trước mắt.

 

     Tranh 10 là “SONG MẪN”: dứt hết cả hai. Cuối cùng là mất tất cả. Tranh không còn gì nữa, hình vẽ trống không. Cả hai đã biến đi không còn một vết tích gì của người lẫn cảnh. Trâu không còn thì trẻ chăn trâu cũng không thành người chăn trâu nữa. Chỉ còn xuất hiện một vòng tròn đầy đặn và trống rỗng, đó là vầng trăng lớn và sáng, chân như hiển lộ, diệu dụng toàn diện. Vòng tròn tượng trưng cho “Viên Giác”. Trâu và người chăn, tâm và cảnh dứt hết là hiển hiện ánh chân như lung linh trong màu cỏ nội hoa ngàn. 

     Người luyện tâm tu đến đây tức là đã giác ngộ viên mãn. Tuệ giác hoàn toàn sáng tỏ, giải thoát trọn vẹn, không còn ngôn ngữ gì có thể nói về mức chứng ngộ tột cùng nữa, chỉ diễn tả tượng trưng bằng một vòng tròn viên mãn.

 

*   

     Đề tài chung của các loại tranh chăn trâu là đường lối tu tập. Đường lối tuy nhiều, song không ngoài việc bắt tâm. Nên tập “Thập mục ngưu đồ” có thể coi như là lời giải đáp cho câu hỏi trong kinh Kim Cương: “Vân hà hàng phục kỳ tâm?” (làm sao làm chủ được cái tâm?). Đây là câu hỏi của trưởng lão Tu Bồ Đề, một trong số mười vị đệ tử lớn của đức Phật. Trưởng lão đã thỉnh Phật chỉ dạy cho đại chúng biết: “Bạch đức Thế Tôn có kẻ thiện nam cùng người tín nữ phát tâm bồ đề thì phải làm sao an trụ tâm mình và bằng cách nào hàng phục tâm ấy?”.

     Tất cả cố gắng của Đại thừa đều nhằm vào sự “cột” trâu, tức là “điều tâm” vậy. Tâm là con trâu hoang, tượng trưng cho cái tâm mê vọng. Muốn trị nó phải dùng những biện pháp mạnh, như đánh bằng roi, xỏ mũi bằng dây lòi tói v.v... Cũng vậy, muốn trị tâm, cần quy y, giữ giới cấm, phát tâm bồ đề v.v.... Lâu ngày trâu trở nên thuần thục, tâm trở nên điều hòa.

     Trong ba giai đoạn giới, định và huệ thời đó là bước đầu, diễn tả bằng năm bức tranh vẽ: “vị mục, sơ điều, thọ chế, hồi thủ và tuần phục”. Đây là giai đoạn của GIỚI.

     Giai đoạn kế mở đường cho ĐỊNH phát sinh. Trong giai đoạn này, tâm đã thuần phục, khỏi phải chăn giữ. Tâm đã định, không gặp gì chướng ngại. Khi tâm định là ngã chấp hết, song vẫn còn pháp chấp. Đó là bước tu chứng của hàng Tiểu Thừa (thanh văn và duyên giác) diễn đạt bằng hai bức tranh “vô ngại” và “nhiệm vận”.

     Cần đi thêm bước nữa, khai thác HUỆ giác đến chỗ tâm vô tâm: “Nhân vô tâm, ngưu diệc vô tâm”. Đến đây mới phá được pháp chấp: pháp cũng không, mà ngã cũng không, trâu cũng mất mà người cũng mất, cảnh cũng quên mà tâm cũng quên. Trước hết trâu mất còn người. Rồi người cũng mất luôn. Đó là cảnh giới của hàng bồ tát, được diễn tả bằng hai bức tranh “tương vong” và “độc chiếu”.

     Từ đó, đi thêm bước nữa vào cảnh giới Như Lai, không nói được nên lời, mà chỉ có thể hình dung bằng một vòng tròn “Viên Giác”. Đó là ý nghĩa của bức tranh chót “song mẫn”, khép lại quá trình tu chứng theo TIỆM GIÁO, đi từ giới đến định và huệ; từ thanh văn, duyên giác đến bồ tát, Phật; từ hữu tâm đến tâm và vô tâm; từ chỗ tất cả đều có đến nhân pháp đều không v.v... Đó là vô dư Niết Bàn.

     Tóm lại, tập “Thập mục ngưu đồ” ở đây là một đường biểu diễn vẽ lại công trình điều phục tâm ý của một người tu luyện tâm trên đường giải thoát, giác ngộ: trước hết tự thắng bản năng mình, sau đến tự tri, cuối cùng chỉ để tự tại. Cái vòng tròn cuối cùng “song mẫn” tượng trưng sự đoạn tuyệt với tất cả những nếp suy tư của chúng ta, cắt đứt một trạng thái ý thức và hiện hữu mà thường chúng ta không được biết.

*

     Mười bức tranh cùng với lời tiếng Anh trong phần kế tiếp sau đây đươc trích dẫn trong cuốn “MANUAL OF ZEN BUDDHISM” của giáo sư thiền học Daisetz Teitaro Suzuki (Grove Press, New York, 1960).

     Soạn giả sau khi chuyển ngữ phần tiếng Anh sang tiếng Việt cũng đã thi hoá thêm phần này thành mười bài thơ “lục bát” liên hoàn.

*

1. UNDISCIPLINED

 

With his horns fiercely projected in the air the beast snorts,

Madly running over the mountain paths,

farther and farther he goes astray!

A dark cloud is spread across the entrance of the valley,

And who knows how much of the fine fresh herb is trampled

under his wild hoofs!

 

1. VÔ KỶ LUẬT

Với sừng hung bạo nhô lên trên không con vật phì phò thở mạnh,

chạy điên cuồng qua các lối mòn trên núi,

càng ngày càng lạc lõng đi xa!

Một đám mây đen giăng ngang lối vào thung lũng,

và ai mà biết được bao nhiêu cỏ non xanh tươi đã bị giẫm nát dưới chân cuồng dại của trâu!

 

- 1 -

VÔ KỶ LUẬT

Chú trâu với một cặp sừng

Nhô lên hung bạo phía từng trời cao

Phì phò miệng thở mạnh sao,

Điên khùng trâu chạy qua bao lối mòn,

Chân trâu lạc lõng trên non

Ngày càng xa mãi ai còn nhận ra!

Lối vào thung lũng xa xa

Mây đen một đám nhạt nhòa giăng ngang,

Nào ai biết được rõ ràng

Bao nhiêu đám cỏ mịn màng xanh tươi

Bị trâu hoảng chạy khắp nơi

Dưới chân dẵm nát tả tơi dại cuồng!

 

2. DISCIPLINE BEGUN

 

I am in possession of a straw rope, and I pass it through his nose,

For once he makes a frantic attempt to run away,

but he is severely whipped and whipped;

The beast resists the training with all the power there is

in a nature wild and ungoverned,

But the rustic oxherd never relaxes his pulling tether and

ever-ready whip.

 

2. KỶ LUẬT BẮT ĐẦU

Ta kiếm được một sợi dây thừng và ta xỏ dây qua mũi trâu,

Mỗi khi trâu muốn cuồng loạn chạy đi thoát

đều bị ta lấy roi quất đánh dữ dội;

Con vật kháng cự lại sự huấn luyện với tất cả sức mạnh tồn tại trong một bản tính hoang dã và bất trị,

Nhưng kẻ chăn trâu thôn dã không bao giờ buông lỏng dây kéo và không buông lơi cây roi lúc nào cũng sẵn sàng.

 

- 2 -

KỶ LUẬT BẮT ĐẦU

Kiếm ra một sợi dây thừng,

Ta bèn xỏ mũi trâu hung dữ liền,

Mỗi khi trâu muốn cuồng điên

Hung hăng thoát chạy ta bèn quất ngay

Cây roi cầm chắc trong tay

Quất trâu dữ dội roi này chẳng ngưng;

Trâu kia kháng cự vẫy vùng

Nào đâu có chịu phục tùng người chăn

Huấn luyện trâu thật khó khăn

Trâu phô sức mạnh dữ dằn từ lâu

Sẵn trong bản tính của trâu

Thú hoang bất trị rừng sâu tung hoành,

Nhưng người chăn chốn rừng xanh

Không hề buông lỏng tay mình kéo dây

Lại còn thêm chiếc roi mây

Lúc nào cũng nắm trong tay dòm chừng.

 

3. IN HARNESS

 

Gradually getting into harness the beast is now content

to be led by the nose,

Crossing the stream, walking along the mountain path,

he follows every step of the leader;

The leader holds the rope tightly in his hand

never letting it go,

All day long he is on the alert almost unconscious of

what fatigue is.

 

3. KIỀM CHẾ

Dần dần bị kiềm chế con vật giờ đây thuận để bị 

kéo mũi đi,

Vượt qua suối, đi dọc theo đường núi,

trâu theo từng bước chân của người dẫn dắt;

Người dắt trâu nắm chắc sợi dây thừng trong tay

không bao giờ buông lỏng ra,

Suốt cả ngày người dắt trâu luôn cảnh giác hầu như

không biết mệt là gì.

 

- 3 -

KIỀM CHẾ

Người chăn kiềm chế chẳng ngừng

Trâu giờ thuận để dây thừng kéo đi,

Vượt qua dòng suối thẳm kia,

Men theo đường núi rậm rì xanh tươi,

Trâu giờ đây đã thuần rồi

Đi theo từng bước của người dắt trâu,

Không hề buông lỏng chút nào

Người chăn cầm chắc dây vào trong tay,

Và rồi suốt cả một ngày

Người chăn cảnh giác, mệt này sá chi.

 

4. FACED ROUND

After long days of training the result begins to tell and

the beast is faced round,

A nature so wild and ungoverned is finally broken,

he has become gentler;

But the tender has not yet given him his full confidence,

He still keeps his straw rope with which the ox is now

tied to a tree.

 

4. QUAY LẠI

Sau nhiều ngày dài huấn luyện kết quả đã bắt đầu trông thấy

và con vật quay đầu lại,

Một bản chất rất man dại và bất trị cuối cùng đã bị phá vỡ,

trâu đã trở nên thuần tính hơn;

Nhưng người chăn dắt vẫn chưa tin cẩn vào trâu hoàn toàn,

Người chăn vẫn còn giữ sợi dây thừng và giờ đây

trâu bị dây cột vào một thân cây.

 

- 4 -

QUAY LẠI

Nhiều ngày huấn luyện trôi đi

Giờ đây kết quả tức thì thấy ngay

Trâu quay đầu lại tốt thay,

Man di bản chất lâu ngày đã quen

Lại thêm bất trị bao phen

Cuối cùng bị cải hoá liền còn đâu,

Trâu nay ngoan ngoãn cúi đầu,

Nhưng người chăn vẫn trước sau dòm chừng

Chưa hề tin cẩn tột cùng,

Mũi trâu vẫn xỏ dây thừng qua đây

Bây giờ lại buộc sợi dây

Quấn ngay vào một thân cây cận kề.

 

5. TAMED

 

Under the green willow tree and

by the ancient mountain stream,

The ox is set at liberty to pursue his own pleasures;

At the eventide when a grey mist descends on the pasture,

The boy wends his homeward way

with the animal quietly following.

 

5. THUẦN PHỤC

Dưới cây dương liễu xanh và

bên dòng suối xưa trên núi,

Trâu được thả cho tự do dong chơi theo ý thích riêng;

Vào buổi chiều tối khi sương mù buông xuống cánh đồng,

Đứa trẻ quay trở về nhà với

con vật lặng lẽ theo sau.

 

- 5 -

THUẦN PHỤC

Dưới cây dương liễu xanh rì

Bên dòng suối cũ thầm thì trên non,

Chú trâu được thả ra luôn

Dong chơi thoả thích không còn ngại chi;

Đến chiều bóng tối sắp về

Sương mù buông xuống giăng che cánh đồng,

Trẻ chăn trâu nọ thong dong

Lên đường quay lại nhà cùng chú trâu

Trâu hiền lặng lẽ theo sau

Bước chân thuần phục, cúi đầu thảnh thơi.

 

6. UNIMPEDED

 

On the verdant field the beast contentedly lies

idling his time away,

No whip is needed now, nor any kind of restraint;

The boy too sits leisurely under the pine tree,

Playing a tune of peace, overflowing with joy.

 

6. KHÔNG BỊ NGĂN TRỞ

Trên cánh đồng xanh tươi con vật thỏa mãn nằm

để thời giờ trôi qua,

Bây giờ không cần roi vọt, cũng chẳng cần kiềm chế chi cả;

Đứa trẻ cũng vậy, ngồi nhàn rỗi dưới cây thông,

Tấu một khúc nhạc thanh bình, tràn ngập niềm vui.

 

- 6 -

KHÔNG CÒN NGĂN TRỞ

Giờ trên đồng cỏ xanh tươi

Chú trâu thoải mái nằm chơi an nhàn

Không còn công chuyện để làm

Mặc thời gian cứ nhẹ nhàng trôi đi,

Nay thời roi vọt cần chi

Cản ngăn, kiềm chế cần gì nữa đây;

Trẻ chăn trâu cũng rảnh tay

Ung dung ngồi dưới gốc cây thông già,

Tấu lên một khúc hoan ca

Thanh bình điệu hát, chan hoà niềm vui.

 

7. LAISSEZ FAIRE

 

The spring stream in the evening sun flows languidly

along the willow-lined bank,

In the hazy atmosphere the meadow grass is seen

growing thick;

When hungry he grazes, when thirsty he quaffs,

as time sweetly slides,

While the boy on the rock dozes for hours

not noticing anything that goes on about him.

 

7. ĐỂ MẶC

Suối mùa xuân trong mặt trời chiều chảy thong thả

dọc theo bờ liễu giăng hàng,

Trong khung cảnh mù sương cỏ trên cánh đồng thấy có vẻ

rậm rạp thêm ra;

Khi đói trâu gặm cỏ, khi khát trâu uống nước,

và thời gian êm trôi,

Trong khi đứa trẻ nằm trên đá ngủ thiếp đi hàng nhiều giờ,

không chú ý đến điều gì xảy ra chung quanh nó cả.

 

- 7 -

ĐỂ MẶC

Suối xuân róc rách chảy xuôi

Trời chiều bảng lảng buông lơi ánh vàng

Dọc theo bờ liễu giăng hàng,

Hiện trong khung cảnh hôn hoàng mù sương

Cánh đồng cỏ mượt thơm hương

Dường như khởi sắc nõn nường rậm thêm;

Đói lòng trâu cứ an nhiên

Ung dung gặm cỏ gần bên mặc tình,

Khi trâu khát nước dạo quanh

Tìm dòng suối mát trong lành uống thôi,

Thời gian êm ái nhẹ trôi,

Trong khi trên tảng đá nơi cạnh bờ

Trẻ kia thiếp ngủ hàng giờ

Mặc trâu lui tới nhởn nhơ một mình.

 

8. ALL FORGOTTEN

 

The beast all in white now is surrounded by the white clouds,

The man is perfectly at his ease and care-free,

so is his companion;

The white clouds penetrated by the moon-light

cast their white shadows below,

The white clouds and the bright moon-light  –  each following its course of movement.

 

8. TẤT CẢ ĐỀU QUÊN LÃNG

Con vật đã trắng ra hết giờ đây được vây quanh bởi

những đám mây trắng bạc,

Người thoải mái hoàn toàn không còn chút ưu tư,

chú trâu đi theo cũng vậy;

Những đám mây trắng được ánh trăng xuyên chiếu

rọi bóng trắng xuống phía dướì,

Những đám mây trắng và ánh trăng sáng  –  mỗi thứ theo dòng chuyển động riêng.

 

- 8 -

TẤT CẢ ĐỀU QUÊN LÃNG

Giờ trâu trắng hết thân hình

Và mây trắng bạc vây quanh trâu rồi,

Người chăn cũng tự tại thôi

Tới thời thoải mái, qua hồi lo âu

Chú trâu cũng vậy, theo sau

Bước chân lững thững khác đâu chút nào;

Đám mây trắng bạc trên cao

Ánh trăng chiếu xuống rọi vào đồng xanh,

Lững lờ mây trắng trôi nhanh

Chuyển đi cùng ánh trăng thanh xuôi dòng.

 

9. THE SOLITARY MOON

 

Nowhere is the beast, and the oxherd is master of his time,

He is a solitary cloud wafting lightly along the mountain peaks;

Clapping his hands he sings joyfully in the moon-light,

But remember a last wall is still left

barring his homeward walk.

 

9. MẶT TRĂNG CÔ ĐƠN

Con vật không thấy đâu nữa, và trẻ chăn trâu rảnh rỗi hoàn toàn,

Trẻ là một đám mây cô đơn bồng bềnh trôi dọc những đỉnh núi;

Vỗ nhịp tay trẻ hát một cách vui vẻ trong ánh trăng,

Nhưng phải nhớ rằng một cửa ải cuối cùng vẫn còn tồn tại

ngăn trở bước đi về nhà của nó.

 

- 9 -

MẶT TRĂNG CÔ ĐƠN

Trâu giờ không thấy hình dung

Trẻ chăn trâu bỗng thong dong hoàn toàn,

Tựa mây một đám an nhàn

Cô đơn trôi dọc non ngàn đỉnh cao;

Vỗ tay gõ nhịp nghêu ngao

Trẻ vui ca hát vọng vào trăng trong,

Nhớ còn một ải cuối cùng

Vẫn gây trở ngại cho từng bước đi

Cần đem đột phá tức thì

Mới mong trọn vẹn quay về nhà thôi.

 

10. BOTH VANISHED

 

Both the man and the animal have disappeared, no traces are left,

The bright moon-light is emty and shadowless with

all the ten-thousand objects in it;

If anyone should ask the meaning of this,

Behold the lilies of the field and

its fresh sweet-scented verdure.

 

10. BIẾN ĐI CẢ HAI

Cả người lẫn trâu đều đã biến đi, không để lại dấu vết gì,

Ánh trăng sáng đã trống vắng và không còn hình tượng của

muôn vật ở trong đó nữa;

Nếu có ai hỏi ý nghĩa của việc này,

Hãy nhìn hoa huệ trên cánh đồng và

thảm cỏ xanh tươi thơm ngát.

 

- 10 -

BIẾN ĐI CẢ HAI

Người và trâu đều biến rồi

Không lưu vết tích lại nơi chốn này,

Ánh trăng cũng trống vắng thay

Tướng hình muôn vật trong đây nhạt nhòa

Không còn hình dạng phô ra;

Nếu ai thắc mắc để mà hỏi han

Hãy nhìn hoa huệ bạt ngàn

Cỏ xanh thơm ngát tràn lan trên đồng.

 

THƠ CHĂN TRÂU ĐẠI THỪA

 

- 1 -

VÔ KỶ LUẬT

Chú trâu với một cặp sừng

Nhô lên hung bạo phía từng trời cao

Phì phò miệng thở mạnh sao,

Điên khùng trâu chạy qua bao lối mòn,

Chân trâu lạc lõng trên non

Ngày càng xa mãi ai còn nhận ra!

Lối vào thung lũng xa xa

Mây đen một đám nhạt nhòa giăng ngang,

Nào ai biết được rõ ràng

Bao nhiêu đám cỏ mịn màng xanh tươi

Bị trâu hoảng chạy khắp nơi

Dưới chân dẵm nát tả tơi dại cuồng!

 

- 2 -

KỶ LUẬT BẮT ĐẦU

Kiếm ra một sợi dây thừng,

Ta bèn xỏ mũi trâu hung dữ liền,

Mỗi khi trâu muốn cuồng điên

Hung hăng thoát chạy ta bèn quất ngay

Cây roi cầm chắc trong tay

Quất trâu dữ dội roi này chẳng ngưng;

Trâu kia kháng cự vẫy vùng

Nào đâu có chịu phục tùng người chăn

Huấn luyện trâu thật khó khăn

Trâu phô sức mạnh dữ dằn từ lâu

Sẵn trong bản tính của trâu

Thú hoang bất trị rừng sâu tung hoành,

Nhưng người chăn chốn rừng xanh

Không hề buông lỏng tay mình kéo dây

Lại còn thêm chiếc roi mây

Lúc nào cũng nắm trong tay dòm chừng.

 

- 3 -

KIỀM CHẾ

Người chăn kiềm chế chẳng ngừng

Trâu giờ thuận để dây thừng kéo đi,

Vượt qua dòng suối thẳm kia,

Men theo đường núi rậm rì xanh tươi,

Trâu giờ đây đã thuần rồi

Đi theo từng bước của người dắt trâu,

Không hề buông lỏng chút nào

Người chăn cầm chắc dây vào trong tay,

Và rồi suốt cả một ngày

Người chăn cảnh giác, mệt này sá chi.

 

- 4 -

QUAY LẠI

Nhiều ngày huấn luyện trôi đi

Giờ đây kết quả tức thì thấy ngay

Trâu quay đầu lại tốt thay,

Man di bản chất lâu ngày đã quen

Lại thêm bất trị bao phen

Cuối cùng bị cải hoá liền còn đâu,

Trâu nay ngoan ngoãn cúi đầu,

Nhưng người chăn vẫn trước sau dòm chừng

Chưa hề tin cẩn tột cùng,

Mũi trâu vẫn xỏ dây thừng qua đây

Bây giờ lại buộc sợi dây

Quấn ngay vào một thân cây cận kề.

 

- 5 -

THUẦN PHỤC

Dưới cây dương liễu xanh rì

Bên dòng suối cũ thầm thì trên non,

Chú trâu được thả ra luôn

Dong chơi thoả thích không còn ngại chi;

Đến chiều bóng tối sắp về

Sương mù buông xuống giăng che cánh đồng,

Trẻ chăn trâu nọ thong dong

Lên đường quay lại nhà cùng chú trâu

Trâu hiền lặng lẽ theo sau

Bước chân thuần phục, cúi đầu thảnh thơi.

- 6 -

KHÔNG CÒN NGĂN TRỞ

Giờ trên đồng cỏ xanh tươi

Chú trâu thoải mái nằm chơi an nhàn

Không còn công chuyện để làm

Mặc thời gian cứ nhẹ nhàng trôi đi,

Nay thời roi vọt cần chi

Cản ngăn, kiềm chế cần gì nữa đây;

Trẻ chăn trâu cũng rảnh tay

Ung dung ngồi dưới gốc cây thông già,

Tấu lên một khúc hoan ca

Thanh bình điệu hát, chan hoà niềm vui.

 

- 7 -

ĐỂ MẶC

Suối xuân róc rách chảy xuôi

Trời chiều bảng lảng buông lơi ánh vàng

Dọc theo bờ liễu giăng hàng,

Hiện trong khung cảnh hôn hoàng mù sương

Cánh đồng cỏ mượt thơm hương

Dường như khởi sắc nõn nường rậm thêm;

Đói lòng trâu cứ an nhiên

Ung dung gặm cỏ gần bên mặc tình,

Khi trâu khát nước dạo quanh

Tìm dòng suối mát trong lành uống thôi,

Thời gian êm ái nhẹ trôi,

Trong khi trên tảng đá nơi cạnh bờ

Trẻ kia thiếp ngủ hàng giờ

Mặc trâu lui tới nhởn nhơ một mình.

 

- 8 -

TẤT CẢ ĐỀU QUÊN LÃNG

Giờ trâu trắng hết thân hình

Và mây trắng bạc vây quanh trâu rồi,

Người chăn cũng tự tại thôi

Tới thời thoải mái, qua hồi lo âu

Chú trâu cũng vậy, theo sau

Bước chân lững thững khác đâu chút nào;

Đám mây trắng bạc trên cao

Ánh trăng chiếu xuống rọi vào đồng xanh,

Lững lờ mây trắng trôi nhanh

Chuyển đi cùng ánh trăng thanh xuôi dòng.

 

- 9 -

MẶT TRĂNG CÔ ĐƠN

Trâu giờ không thấy hình dung

Trẻ chăn trâu bỗng thong dong hoàn toàn,

Tựa mây một đám an nhàn

Cô đơn trôi dọc non ngàn đỉnh cao;

Vỗ tay gõ nhịp nghêu ngao

Trẻ vui ca hát vọng vào trăng trong,

Nhớ còn một ải cuối cùng

Vẫn gây trở ngại cho từng bước đi

Cần đem đột phá tức thì

Mới mong trọn vẹn quay về nhà thôi.

 

- 10 -

BIẾN ĐI CẢ HAI

Người và trâu đều biến rồi

Không lưu vết tích lại nơi chốn này,

Ánh trăng cũng trống vắng thay

Tướng hình muôn vật trong đây nhạt nhòa

Không còn hình dạng phô ra;

Nếu ai thắc mắc để mà hỏi han

Hãy nhìn hoa huệ bạt ngàn

Cỏ xanh thơm ngát tràn lan trên đồng.

 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

chuyển dịch thơ

(dựa theo bản chuyển ngữ tiếng Anh của

DAISETZ TEITARO SUZUKI)

Bài Liên Quan:

  • Một phái qui y không đúng
  • Đôi mắt biết tu
  • Tìm trâu trong chuyển đổi số
  • Anh Quốc: Lễ Quy Y Trên Thuyền
  • Y, Bát của đức Phật
  • Lợi ích của người biết ăn năn sám hối

các bài khác

  • Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1) 18/12/2017
  • Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu 3/9/2017
  • Thiền là cốt lõi 'thường trụ' của Phật giáo 8/12/2016
  • Nguyên nhân nào làm cho các triều vua đầu đời Trần hưng thịnh? 26/11/2016
  • Niên đại xuất gia, thành đạo Đức Phật Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập 24/1/2015
  • Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân 31/10/2014
  • Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật 28/9/2014
  • Khương Tăng Hội – Sáng Tổ Thiền Việt Nam 27/9/2014
  • Tinh thần Phật giáo thống nhất: THỐNG HỢP TRONG THANH TỊNH 26/9/2014
  • ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG? 26/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ PL.2566 (2022) Trường Hạ Thiên Ấn - Sydney

Khoá An cư Kiết Hạ PL. 2566 của Tăng Đoàn Phật Giáo Tiểu bang Sydney, từ ngày 15.5 Nhâm Dần đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

Hoàng Khoa
28/9/2021

Cúng Đường thế nào, mong Chư Thầy Chùa Giác Nguyên chuyển số Điện thoại để được tư vấn ahj, không biết Cô Quý còn ở Chủa không Ah LH: Ông Khoa- 0896 661552

Nguyễn Trọng Nghĩa
26/8/2021

Phật có trước, chữ Vạn có sau. Chữ Vạn có trước, Hitler có sau. Nếu vì kẻ ra đời sau dùng nó vào việc xấu mà ta cho là nó xấu và bỏ nó, đổi nó thì e là mãi chìm trong sự ngu muội. Các thiên hà xoáy theo cả 2 chiều, chữ Vạn cũng vậy. 2 mặt của chữ Vạn chính là để dạy cho chúng ta rằng đừng chỉ đứng từ 1 phía mà phán xét 1 cách chia rẽ.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022) (89 hình)
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021 (51 hình)
Hình Trường Hạ Thiên Ấn - Sydney ngày 26.6.2021
Hình Trường Hạ Thiên Ấn - Sydney ngày 26.6.2021 (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 14571
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 14935
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 10988
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11071
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10219
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 9694
  • An Lạc Từ Tâm 13665
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13459
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13020
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12141
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6276
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7034
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10280
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 6971
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 6584
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1355
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 7592
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 7646
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 8940
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 7772
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 13651
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 12842
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13178
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 12881
  • Một Chuyến Giả Từ 12733
  • Nối Một Nhịp Cầu 13580
  • Vẫn là Em Thơ 13010
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5571
  • Quê Hương Nguồn Cội 12698
  • Như Giọt Sương Đêm 14225
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Vô Biên Pháp Lạc
Những Vì Sao Sáng...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC