• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nghiên Cứu Phật Giáo

Tìm Thấy Chính Mình Qua Đạo Phật

Chùa A Di Đà | 9/4/2015 | 0 Bình luận

Nghiên cứu Phật giáo có nghĩa là chúng ta đang nghiên cứu chính mình, bản chất của tâm chúng ta. Thay vì chú trọng vào đấng tối cao, đạo Phật nhấn mạnh các vấn đề thực tiển hơn


Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. 

Nghiên cứu Phật giáo có nghĩa là chúng ta đang nghiên cứu chính mình, bản chất của tâm chúng ta. Thay vì chú trọng vào đấng tối cao, đạo Phật nhấn mạnh các vấn đề thực tiển hơn, chẳng hạn như cách để điều chỉnh cuộc sống, cách để hợp nhất tâm và cách để giữ cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn luôn an vui và lành mạnh. Nói cách khác, đạo Phật luôn luôn chú trọng đến trí tuệ nhận thức thực nghiệm hơn là một số quan điểm mang tính giáo điều. Trên thực tế, chúng ta không bao giờ xem đạo Phật là một tôn giáo theo ý nghĩa thông thường của thuật ngữ này. Theo quan điểm của các Lama, Phật giáo tồn tại trong lãnh vực của triết học, khoa học và tâm lý học hơn.

          Theo bản năng, tâm của con luôn tìm kiếm hạnh phúc. Dù ở phương Đông hay phương Tây cũng không có khác biệt; mọi người đang hướng đến một điều tương tự. Tuy nhiên, nếu sự tìm kiếm hạnh phúc của bạn khiến bạn chấp thủ với cảm xúc trong thế giới cảm giác, thì có thể rất nguy hiểm. Bạn không có sự chế ngự.

          Bây giờ, đừng nghĩ rằng sự chế ngự là việc  của phương Đông, là việc của Phật giáo. Tất cả chúng ta đều cần sự chế ngự, đặc biệt là những người bị cuốn hút vào đời sống vật chất. Trên phương diện tâm lý và cảm xúc, chúng ta quá lệ thuộc vào những đối tượng của chấp thủ. Theo quan điểm của Phật giáo, đó chính là tâm bệnh hoạn; người mắc bệnh tâm thần.

          Trên thực tế, bạn đã biết rằng  chỉ phát triển khoa học công nghệ ngoại tại thì không thể làm thỏa mãn tham vọng thuộc chấp thủ của mình hoặc giải quyết các vấn đề cảm xúc khác của bạn. Tuy nhiên, những gì Phật giáo cho bạn thấy là bản chất đặc thù của tiềm năng con người, khả năng tiếp thu của tâm nhân loại. Khi nghiên cứu cứu Phật giáo, bạn biết rõ mình là gì và cách để phát triển xa hơn; thay vì đặt nặng vào một số hệ thống tín ngưỡng siêu nhiên, các phương phps của Phật giáo dạy bạn phát huy hiểu biết sâu sắc về chính mình và tất cả các hiện tượng khác.

          Tuy nhiên, dù là người sùng đạo hay theo chủ nghĩa duy vật, tín đồ hoặc người vô thần, thì điều quan trọng là bạn phải biết cách tâm mình hoạt động. Nếu không, bạn sẽ loanh quanh với suy nghỉ mình đang mạnh khỏe, trong khi trên thực tế, có nguồn gốc sâu xa của các cảm xúc đau khổ, nguyên nhân đích thực của tất cả các căn bệnh tâm lý, đang lớn dần trong bạn. Do đó, tất cả những gì mất mát là một số điều nhỏ nhặt ngoại tại đang biến đổi, một điều gì đó vô nghĩa đang trở nên sai lầm, và trong chốc lát, bạn hoàn toàn thất vọng. Với tôi, điều đó cho thấy bạn mắc bệnh tâm. Tại sao? Bởi vì bạn bị thế giới tri giác ám ảnh, bị chấp thủ che lấp, nằm dưới sự kiểm soát nguyên nhân cơ bản của các vấn đề, nên không biết bản chất của tâm mình.

          Không sao cả nếu bạn nổ lực bác bỏ những gì tôi đang nói bằng cách bảo rằng bạn không tin điều đó. Đây không phải là vấn đề của niềm tin. Dù bạn có khăng khăng bảo rằng “tôi không tin mình có lỗ mùi”, thì mũi của bạn vẫn tồn tại ở đó, nằm ngay giữa hai con mắt của bạn. Mũi của bạn luôn tồn tại ở đó, dù bạn có tin hay không.

          Tôi đã từng gặp nhiều người tuyên bố kiêu ngạo rằng “tôi không phải một tín đồ”. Họ quá tự hào về sự thiếu hụt chuyên môn của niềm tin vào bất cứ điều gì. Bạn hãy quán sát kỉ; điều này thực sự trở nên quan trọng để biết. Trong thế giới ngày nay, có quá nhiều mâu thuẫn. Người theo khoa học duy vật cho rằng “tôi không tin”; những người theo tôn giáo nói “tôi tin tưởng”. Tuy nhiên, chẳng sao cả về những gì bạn nghỉ, bạn vẫn cần phải biết rõ bản chất đặc trưng của tâm mình. Nếu không biết, thì cũng chẳng sao cả dù bạn có nói về những khuyết điểm của chất thủ bao nhiêu đi nữa, bạn không có khái niệm về chấp thủ thực sự là gì hoặc cách để chế ngự nó. Ngôn từ là rất dể. Những gì thực sự khó khăn là phải hiểu rõ bản chất đích xác của chấp thủ.

          Ví dụ, ban đầu, khi con người chế tạo xe hơi và máy bay, mục đích của họ là có thể thực hiện mọi công việc nhanh chóng hơn để họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra cho thấy con người lại bận rộn hơn bao giờ hết. Hãy nhìn vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Bởi vì chấp thủ, bạn bị cuốn hút vào thế giới cảm giác cụ thể của sự tạo tác chính mình, phủ nhận không gian hoặc thời gian để nhận thấy thực tại của tâm mình. Theo tôi, đó là định nghĩa của một đời sống khó khăn. Bạn không thể tìm thấy được sự thỏa mãn hoặc  an vui. Nên biết, trên thực tế, hạnh phúc và an vui thực sự đều xuất phát từ tâm, chứ không bao giờ xuất phát từ các hiện tượng bên ngoài. Tuy nhiên, một số người thông minh và hoài nghi hiểu rõ ở mức độ các đối tượng vật chất không bảm đảm được một cuộc sống thú vị đáng giá và đang nổ lực nhận thấy nếu thực sự có một điều gì đó khác có thể biểu hiện sự thỏa mãn đích xác.

          Khi nói về khổ đau, đức Phật vốn không đơn thuần chỉ cho các vấn đề bên ngoài như bệnh tật và thương tổn, mà Ngài đề cập đến thực tế bản chất bất mãn của tâm là khổ đau. Chẳng sao cả nếu có bao nhiêu điều bạn nhận được, nó không bao giờ làm thỏa mãn tham vọng của bạn tốt hơn hoặc nhiều hơn. Tham vọng không dứt này là khổ đau; bản chất của nó là tâm trạng thất bại mang tính cảm xúc.

          Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. Nếu không quán chiếu tâm mình với trí tuệ nhận thức nội tại, bạn sẽ không bao giờ thấy được những gì đang tồn tại ở đó. Nếu không quán chiếu, thì dù có nói về tâm và các cảm xúc của mình bao nhiêu đi nữa, bạn sẽ không bao giờ thực sự hiểu được rằng  cảm xúc cơ bản của bạn là vị kỉ quá mức và đây là những gì khiến bạn trở nên rối rắm.

          Bây giờ, để khắc phục bản ngã, không  có nghĩa là bạn phải từ bỏ tất cả những sở hữu của mình. Hãy giữ lấy những sở hữu của bạn; chúng không phải những gì khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Bạn quá bận rộn bởi vì bạn đang vướng vào những sở hữu của mình với chấp thủ; bản ngã và chấp thủ làm ô nhiễm tâm bạn; khiến tâm trở nên mờ mịt, vô minh và vọng động, khiến cho ánh sáng của trí tuệ bị che khuất. Giải pháp cho vấn đề này là thiền.

          Thiền không đơn thuần chỉ là sự phát triển của việc tập trung vào một đối tượng duy nhất, ngồi yên trong một gốc kín nào đó mà không làm việc gì hết. Thiền là trạng thái tỉnh giác của tâm, là sự dối lập của vô minh; thiền là trí tuệ. Bạn nên duy trì sự tỉnh thức ở mỗi giây phút trong cuộc sống hằng ngày của bạn, nhận thức hoàn toàn về những gì bạn đang làm và tại sao cũng như cách bạn đang thực hiện nó.

          Chúng ta thực hiện tất cả mọi thứ hầu như trong trong vô thức. Chúng ta ăn, uống và nói chuyện trong vô thức. Mặc dù có ý định để trở nên tỉnh thức, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận biết về những khổ đau đang xung đột trong tâm mình, ảnh hưởng đến mọi thứ chúng ta đang thực hiện.

          Hãy quan sát chính bạn; hãy thử nghiệm. Tôi không phán quyết hoặc đẩy bạn xuống vực thẳm. Đây là cách mà Phật giáo thể hiện. Nó đưa ra những ý tưởng để bạn có thể quán sát theo kinh nghiệm của mình nhằm thấy rõ liệu chúng có thực hay không. Nó rất thực tế; tôi không nói về một điều gì đó xa vời thực tế ở trên mây trên mưa. Ngược lại, đó là một điều thực sự rất đơn giản.

          Nếu không biết bản chất đặc thù của chấp thủ và các đối tượng của nó, thì làm sao bạn có thể phát khởi tình thương đối với bạn bè, cha mẹ hoặc đất nước của mình? Theo quan điểm của Phật giáo, điều đó không thể xảy ra. Khi gây tổn hại cho cha mẹ hoặc bạn bè của mình, thì tâm vô ý thức của bạn đang hoạt động. Khi trở nên tức giận, thì người tức giận ấy hoàn toàn quên lãng những gì đang xảy ra trong tâm mình. Vô ý thức khiến chúng ta gây tổn hại và thiếu tôn trọng những chúng sanh khác; vô ý thức trong hành vi và trạng thái tâm khiến chúng ta đánh mất nhân tính. Đó là tất cả. Thật đơn giản phải không?

          Dạo này, nhiều người nghiên cứu và tập luyện để trở thành những nhà tâm lý học. Theo quan điểm của đức Phật thì mỗi người nên trở thành một nhà tâm lý học. Mỗi người trong chúng ta nên biết rõ tâm của chính mình; bạn nên trở thành nhà tâm lý của chính bạn. Điều này chắc chắn có thể xảy ra; mỗi con người đều có khả năng hiểu rõ tâm mình. Khi hiểu rõ tâm mình, bạn có thể điều phục nó một cách tự nhiên.

          Đừng nghỉ rằng sự chế ngự là một vài cuộc du goạn đến Hy Mã Lạp Sơn hoặc trở nên dễ dàng hơn cho những người không có nhiều sở hữu. Đó không phải là sự thực tất yếu. Kế tiếp, bạn có cảm xúc buồn bã, hãy quán chiếu chính mình. Thay vì bận rộn thực một điều gì đó gây xao lãng tự thân, bạn hãy thư giãn và cố gắng trở nên tỉnh thức về những gì mình đang làm. Hãy tự hỏi “tại sao tôi làm điều này? Bằng cách nào tôi thực hiện nó? Nguyên nhân gì?”. Bạn sẽ nhận thấy điều này trở nên một kinh nghiệm tuyệt vời. Vấn đề chủ yếu của bạn là thiếu trí tuệ nhận thức sâu sắc, thiếu tỉnh giác hoặc hiểu biết. Do đó, bạn sẽ khám phá ra rằng thông qua hiểu biết, bạn có thể dể dàng giải quyết các vấn đề của mình. 

Tác giả: Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ

Bài Liên Quan:

  • Khảo về Duy thức học với Tâm lý học hiện đại
  • Gửi sư anh đáng kính và dễ thương
  • Đạo Phật Theo Năm Tháng
  • Đạo Phật - con đường hạnh phúc
  • 10 di sản kiến trúc lụi tàn bởi chiến tranh
  • Thầy cúng VIP và những đại gia mê muội 'huyền cơ'

các bài khác

  • Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1) 18/12/2017
  • Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu 3/9/2017
  • Thiền là cốt lõi 'thường trụ' của Phật giáo 8/12/2016
  • Nguyên nhân nào làm cho các triều vua đầu đời Trần hưng thịnh? 26/11/2016
  • Niên đại xuất gia, thành đạo Đức Phật Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập 24/1/2015
  • Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân 31/10/2014
  • Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật 28/9/2014
  • Khương Tăng Hội – Sáng Tổ Thiền Việt Nam 27/9/2014
  • Tinh thần Phật giáo thống nhất: THỐNG HỢP TRONG THANH TỊNH 26/9/2014
  • ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG? 26/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

Hoàng Khoa
28/9/2021

Cúng Đường thế nào, mong Chư Thầy Chùa Giác Nguyên chuyển số Điện thoại để được tư vấn ahj, không biết Cô Quý còn ở Chủa không Ah LH: Ông Khoa- 0896 661552

Nguyễn Trọng Nghĩa
26/8/2021

Phật có trước, chữ Vạn có sau. Chữ Vạn có trước, Hitler có sau. Nếu vì kẻ ra đời sau dùng nó vào việc xấu mà ta cho là nó xấu và bỏ nó, đổi nó thì e là mãi chìm trong sự ngu muội. Các thiên hà xoáy theo cả 2 chiều, chữ Vạn cũng vậy. 2 mặt của chữ Vạn chính là để dạy cho chúng ta rằng đừng chỉ đứng từ 1 phía mà phán xét 1 cách chia rẽ.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022) (89 hình)
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021 (51 hình)
Hình Trường Hạ Thiên Ấn - Sydney ngày 26.6.2021
Hình Trường Hạ Thiên Ấn - Sydney ngày 26.6.2021 (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 14586
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 14950
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 10999
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11079
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10232
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 9749
  • An Lạc Từ Tâm 13683
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13473
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13030
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12147
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6288
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7041
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10310
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 6985
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 6597
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1363
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 7601
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 7662
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 8952
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 7782
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 13701
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 12855
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13187
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 12893
  • Một Chuyến Giả Từ 12739
  • Nối Một Nhịp Cầu 13590
  • Vẫn là Em Thơ 13021
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5577
  • Quê Hương Nguồn Cội 12706
  • Như Giọt Sương Đêm 14231
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Vô Biên Pháp Lạc
Những Vì Sao Sáng...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC