• http://www.
  • http://chuaadida.com/vu-lan/
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Xuân Cửa Thiền

Ngày Tết, tại sao các chùa lại treo băng-rôn 'Mừng Xuân Di Lặc'?

Chùa A Di Đà | 4/1/2019 | 0 Bình luận

Theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày.


Hằng năm, cứ đến mùa xuân hoa nở tưng bừng, trong các chùa chiền tự viện thường thấy giăng những tấm băng – rôn đề dòng chữ “Mừng Xuân Di Lặc”, trên sách báo của Phật giáo cũng thấy đưa câu này lên trang bìa một cách trân trọng. Nhiều người không phải là tín đồ Phật giáo lấy làm lạ, không hiểu vì sao lại có một mùa Xuân mang tên một vị Phật. Hỏi ra mới hay, theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày.

Phật Di Lặc, gọi cung kính hơn là Di Lặc Tôn Phật, là một hình tượng quen thuộc trong tín ngưỡng dân gian, và đã quá quen thuộc với mọi người, đó là một vị sư to béo đẫy đà, mặc y áo không cúc, thường ngồi chễm chệ phanh ngực, hoặc đứng hiên ngang khoe cái bụng to tròn, mặt mày rạng rỡ, và đặc biệt là mãn nguyện luôn nở trên miệng khiến cho mọi người đều cảm thấy hoan hỷ, vui thích, có cảm tưởng như lúc nào cũng nghe được tiếng cười ha hả vang động của ông. Đó là nụ cười của Từ Bi, của Hỉ Xả, vô cùng cao quý, có thể làm tiêu tan hết mọi thù hận hờn ghét, làm tan biến mọi khổ đau phiền não, triệt trừ hết mọi ma vương quỷ dữ trong lòng dạ con người.

Thật ra, theo kinh sách thì Phật Di Lặc xuất thân trong một gia đình Bà La Môn, dòng quý tộc cao quý, ở thôn Kiếp – Ba – Lợi, thuộc nước Ba La Nại (Nam Thiên Trúc – Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A – Dật – Đa (Adjita) nghĩa là “Vô Năng Thắng” (không gì có thể thắng nổi!). Di Lặc là tiếng phiên âm từ Phạn ngữ Maitreya Bodhisattva, nghĩa là “Từ Thị” (người có lòng từ bi), hoặc “Từ Bi”. Ngài và Phật Thích Ca là người cùng thời. Ngài theo đức Phật Thích Ca xuất gia, tu tập Chánh pháp và trở thành đệ tử của Phật, sau này Ngài nhập diệt (vào ngày mồng Một tháng Giêng Âm lịch) trước Phật Thích Ca.

Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu hành rất sớm tại Trung Quốc theo dòng Phật giáo Đại Thừa, mà sau này truyền bá sang nước ta, ảnh hưởng rất sâu đậm. Đời Tây Tấn đã có tranh vẽ tượng Phật Di Lặc (còn được lưu ở chùa Bình Linh, tỉnh Cam Túc). Còn tượng Phật Di Lặc trước đời Tống, đời Ngũ Đại thì có hai loại hình tượng Phật Di Lặc là: Di Lặc Bồ Tát (do dựa theo kinh “Di Lặc thượng sinh”) mặc y phẩm Bồ Tát, giảng kinh cho chư Thiên ở cung trời Đâu Suất; và Di Lặc Như Lai (dựa theo kinh “Di Lặc hạ sinh”) sau khi hạ sinh thành Phật, hình tượng không khác biệt mấy so với Phật Thích Ca.

Phật Di Lặc – vị Phật của tương lai – vào thời ấy thường được mô tả không khác các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở vương miện Ngài đội có phù đồ, và trên tay Ngài có cầm bình nước. Trong suốt thời kỳ thành lập của Phật giáo Trung Quốc, Phật Di Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế, hoặc một ngai vua, với chân bắt chéo, hoặc chân trái buông xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai. Cho đến sau đời Ngũ Đại, trong dân gian mới xuất hiện thêm một hình tượng Phật Di Lặc độc nhất vô nhị có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cở mở, rong ruổi khắp nơi. Đó là hình tượng Phật Di Lặc chúng ta thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện của Phật giáo, được gọi là “Tiếu Khẩu Di Lặc Phật”, một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đã tấm tắc gật gù cho rằng “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo gây kinh ngạc”, hay “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Quốc”.

Tiếu Khẩu Di Lặc Phật, dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ”, đã xuất hiện hàng loạt tại các tự viện ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vào sau thời Ngũ Đại, do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hoà thượng có tên là Khế (Khiết) Thử. Hoà thượng Khế Thử là người ở vùng Minh Châu (Chiết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, thường hay chống tích trượng, trên trượng có quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi hành khất và thuyết pháp, mọi thứ xin được đều bỏ vào túi vải, nên người đương thời gọi ông là “Bố Đại Hoà Thượng” (hoà thượng túi vải).

Theo truyền thuyết thì Bố Đại Hoà Thượng có thân hình béo tốt, y phục tuỳ tiện, cả ngôn ngữ lẫn hành vi đều không câu nệ tiểu tiết, có tài dự đoán được lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Minh Trinh thứ 2, đời Hậu Lương (916), Bố Đại Hoà Thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, sau khi để lại một bài kệ rằng: “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn, mọi lúc đi dạy người đời, mà người đời không tự biết”. Dựa vào bài kệ đó mà người ta cho rằng hoà thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hoá thân chuyển thế, bèn an táng nhục thân của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự hai dặm về phía tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc”, xây gác đắp tượng…

Dần dần sau đó, tượng Bố đại Hoà Thượng lưu hành khắp nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn đầy lạc quan, khi đứng khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với sáu đứa trẻ tượng trưng cho “Lục Tặc – Lục Căn” đã được giáo hoá, theo thời gian hình tượng của Ngài biến hoá ngày càng sinh động. Tượng của ông Thần Tài ngày nay cũng có tướng mạo dáng dấp “nhái” chẳng khác gì Bố Đại Hoà Thượng, với tay nâng và tung lên những nén vàng lấp lánh, biểu hiện cho sự phồn vinh phú quý, khiến nhiều người rất dễ nhầm lẫn với hình tượng của Phật Di Lặc.

Trên điện Di Lặc trong một ngôi đại tự ở Bắc Kinh, ngày nay còn treo một đôi câu đối xưng tán Tiếu Khẩu Di Lặc Phật rất tuyệt diệu:

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự

Hàm nhan vi tiếu, tiếu thế gian nan tiếu chi nhân”

Nghĩa là:

Cái bụng lớn có thể dung chứa những việc mà người đời không dung chứa được

Miệng nở nụ cười mỉm với những điều mà người đời khó có thể mỉm cười được.

Nguồn tin: Viện Nghiên cứu Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Phúc Bảo Kiếm

Bài Liên Quan:

  • Nghi Thức Tụng Niệm LỄ GIAO THỪA
  • CHÚC XUÂN
  • TA ĐÓN XUÂN ẤT MÙI TRONG THANH BÌNH
  • Đức Di Lặc và ý nghĩa sáu đứa bé
  • Chào xuân Di Lặc Ất Mùi 2015
  • Ý niệm về mùa xuân Di Lặc

các bài khác

  • Một Hủ Tục Đầu Xuân 20/1/2015
  • Thông Bạch Xuân Ất Mùi 2015 của GHPGVNTNHK 17/1/2015
  • Xuân Thiền 13/2/2023
  • Khấn Nguyện Ngày Xuân 29/1/2023
  • Bài Thơ Chúc Xuân 23/1/2023
  • Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ? 15/1/2023
  • Xuân về ngẫm chuyện thiền môn 19/1/2023
  • Phong tục ngày Xuân! 14/1/2023
  • Hoa Mai Qua Góc Nhìn Của Thiền Sư Trần Nhân Tông 12/1/2023
  • Xuân bên cội Bồ Đề 13/1/2023
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Năm Quý Mão – 2023 của Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu

Khóa An cư Kiết hạ lần thứ 21 năm nay của Giáo Hội, sẽ được tổ chức tại : THIỀN LÂM PHÁP...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15299
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15586
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11782
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11609
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10795
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10477
  • An Lạc Từ Tâm 14248
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14004
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13517
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12614
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6844
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7554
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11003
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7618
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7067
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1839
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8274
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8243
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9465
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8351
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14540
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13669
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13622
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13390
  • Một Chuyến Giả Từ 13213
  • Nối Một Nhịp Cầu 14092
  • Vẫn là Em Thơ 13620
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6094
  • Quê Hương Nguồn Cội 13240
  • Như Giọt Sương Đêm 14693
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC