• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Vu Lan

Mùa Vu Lan phát tâm bồ đề

Chùa A Di Đà | 19/8/2020 | 0 Bình luận

Mùa Vu Lan đã về. Là những người con, chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở bản thân về bao nhiêu ân đức mà cha mẹ dành cho mình.


Tri ân công đức sinh thành, dưỡng dục

Mùa Vu Lan đã về. Là những người con, chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở bản thân về bao nhiêu ân đức mà cha mẹ dành cho mình. Hẳn bạn còn nhớ ai đã ẵm bồng, nâng đỡ khi bạn khóc, khi bạn đói, vấp ngã, hay bị đau yếu. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô điều kiện, hầu hết thời gian, chúng ta luôn được lớn lên trong tình yêu thương và sự chăm sóc nâng niu của cha mẹ. Lẽ dĩ nhiên, cũng có những bậc cha mẹ vô trách nhiệm hoặc lạm dụng con cái mình. Nhưng hầu hết cha mẹ đều dành tình yêu thương, ân cần cho con cái, dù tình yêu thương đó có sáng suốt hay không, điều đó không thành vấn đề, điều thực sự quan trọng là cha mẹ yêu thương chúng ta vô điều kiện.

Khi chúng ta trưởng thành mỗi ngày, chúng ta phải nhớ rằng cha mẹ mình cũng ngày một có tuổi, ngày thêm già yếu. Thời gian mà ta có với cha mẹ mình chỉ có hạn, bởi vậy nên bất cứ khi nào có thời gian ở bên cạnh cha mẹ, ta hãy làm cho họ hoan hỷ, hạnh phúc, hãy khiến cho họ mỉm cười. Không có công đức nào sánh với công đức của việc đáp đền ân nghĩa của mẹ cha.

Mở rộng dòng tâm, khai phát Bồ đề hạnh nguyện

Ngày nay, đặc biệt là trong xã hội hiện đại, hầu hết mọi người đều bị chi phối rất nhiều bởi công nghệ; bởi vậy họ có xu hướng sống xa rời môi trường bên ngoài, với giađình, các quan hệ xã hội và cả với môi trường tự nhiên. Con người sống giống như bị điều khiến bằng nút bấm, hết bấm nút này sang bấm nút khác, thậm chí không biết nổi diễn biến cuộc sống của mình sẽ như thế nào. Kể từ giây phút bắt đầu đánh mất mối liên hệ với thế giới xung quanh, con người đã đánh mất sự kết nối với cuộc sống, như vậy có nghĩa là bắt đầu sống một cuộc sống đơn điệu và cứng nhắc.

Nền giáo dục hiện đại ngày nay dạy chúng ta quá nhiều những hành động, suy nghĩ và cách ứng xử đầy ích kỷ và luôn tự coi mình là trung tâm. Ý nghĩa về chúng ta và những người xung quanh, hay nói đúng hơn là sự phân cách giữa chúng ta và những người khác đã trở nên vô cùng lớn, đến nỗi quên mất rằng, cùng với nhau chúng ta đang là những thành viên của một cộng đồng. Dần dần chúng ta đang để mất khả năng chia sẻ, trân trọng và tri ân của mình.

Thật vô cùng may mắn, Giáo pháp của đức Phật đã mang tới cho chúng ta cách thức tổ chức lại cuộc sống của mình, trước hết bằng cách điều chỉnh lại động cơ của bản thân. Trong giáo lý về nhân duyên đức Phật đã dạy rằng: Chúng ta không tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà phụ thuộc và được nuôi dưỡng thông qua các mối liên hệ đó. Bạn hữu, kẻ thù, các bậc thầy, những người mẹ, anh em hay thậm chí kể cả các con vật nuôi, cây cối, nơi bạn sinh ra, lớn lên cũng như bất cứ nơi nào bạn từng được nhìn thấy, những người nào bạn đã từng gặp gỡ, tất cả đều không chỉ là sự tình cờ hay ngẫu nhiên. Chẳng có gì trên thế gian này xảy ra do tình cờ hay may mắn. Bất cứ sự việc nào cũng đều là nhân hoặc quả. Chính mối quan hệ nhân quả mà chúng ta gọi là “duyên nghiệp”. Bởi vậy chúng ta cần tri ân tới đời sống này, tri ân tới những mối liên hệ mà chúng ta đang có trong đời sống. Những hoạt động tưởng nhớ, tri ân tới cha mẹ, ông bà tổ tiên nhiều đời của chúng ta trong những ngày này là một giá trị tinh thần cao quý và hết sức tích cực trong xã hội ngày nay. Nếu trong thời gian này, chúng ta hòa mình với các thiện hạnh của các đạo hữu, nương năng lực của chư tăng ni thì công đức đó sẽ tăng trưởng vô lượng vô biên, vượt ngoài khả năng tư duy thông thường.

Là một người con Phật, chúng ta cần hướng tình yêu thương, sự tri ân rộng mở hơn, vượt qua giới hạn chật chội của những người, những đối tượng mà chúng ta yêu thương và quan tâm một cách vị kỷ, cá nhân, thì chúng ta có thể kỷ niệm tháng Vu Lan một cách đích thực và ý nghĩa hơn, với tâm yêu thương bao dung bình đẳng vô tư không thiên vị. Bởi vậy hãy tận dụng tháng Vu Lan, thực hành tình yêu thương, tỏ lòng tri ân tới cha mẹ, ông bà tổ tiên, rộng hơn nữa là tới hết thảy mọi người, mọi loài và cả môi trường tự nhiên nữa. Hãy coi đây là duyên lành để có thể thực hiện những thiện nghiệp, tích lũy công đức. Bước đầu, chúng ta có thể phát khởi và rộng mở tâm từ bi đại bình đẳng tới cha mẹ, những người thân và những chúng sinh quanh ta, dần dần hướng tới xa hơn, xa hơn nữa. Hãy đem tình yêu thương chia sẻ với hết thảy hữu tình, không chỉ ngày hôm nay, ngày mai mà mãi mãi về sau! Nếu chúng ta thường xuyên tu tập như vậy thì tâm Bồ đề – tâm Giác ngộ sẽ dễ dàng được trưởng dưỡng.

Tôn trọng, tri ân với những người từng gây khó khăn cho ta

Trên thực tế, sẽ thật dễ dàng khi tôn trọng, yêu thương và tri ân tới những ai đã giúp đỡ, hỗ trợ và mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Nhưng chúng ta rất khó để yêu thương, tôn trọng cả những người đã gây tổn hại tới mình. Nếu như vậy thì ta mới chỉ giới hạn ở tình cảm thế gian chật hẹp, có sự phân biệt và bị thúc đẩy bởi vô minh, tham ái. Tình yêu thương, sự tôn trọng và tri ân được dạy trong đạo Phật vô cùng bao la, rộng lớn; tình cảm đó hoàn toàn không phân biệt, dựa trên trí tuệ hiểu biết về các quy luật của thế giới, của vũ trụ và không hề chịu sự chi phối, thúc đẩy của sân hận hay tham ái. Chính trong cuộc đời hoằng pháp của đức Thế tôn, có những người âm mưu làm tổn hại tới Ngài cả bằng hành động và lời nói, nhưng Ngài không có phản ứng từ bỏ hay không bằng lòng trong tâm; Ngài vẫn tiếp tục làm lợi ích cho những kẻ đó.

Cũng như vậy, đối với người thực hành Phật pháp, chúng ta cần tri ân cả những khó khăn, thử thách mà mình trải qua. Nếu không có những khó khăn thử thách đó, chúng ta sẽ không thể học hỏi và trưởng thành. Một số người có thể xử tệ với ta, bàn tán những điều vô nghĩa về ta và đổ tiếng xấu cho ta, thậm chí làm tổn hại tới ta, hoặc là chúng ta có thể vì thế mà đau khổ và sinh lòng ghét bỏ, hận thù những người đó, hoặc là chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để tự phản tỉnh bản thân, nhìn nhận lại những lỗi lầm của mình và tìm cách sửa đổi hoàn thiện mình. Thường thì chính những người xử tệ, thù ghét ta, những người gây khó khăn trở ngại cho ta lại chính là người giúp ta tiến bộ trên đường đạo. Họ khiến cho cuộc hành trình của chúng ta trở nên thú vị hơn nhiều. Vì vậy, trong tháng tri ân này, nếu trong cuộc đời chúng ta gặp những người từng gây tổn hại tới mình, những người gây khó khăn, khiến chúng ta vô cùng đau đớn, chúng ta hãy hướng tâm tới họ và chúc nguyện họ một tháng Vu Lan thật hạnh phúc và ý nghĩa. Chính họ có thể là những đối tượng đã giúp chúng ta hàng phục được những tình cảm hận thù và bất mãn của bản thân. Họ đã giúp không để cho bản ngã và những xúc tình tiêu cực lấn lướt những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong chúng ta. Hãy để tháng Vu Lan này là cơ hội để chúng ta giải thoát bản thân khỏi vòng luẩn quẩn của những phiếm luận thị phi và những nghiệp xấu ác.

Tôn trọng và tri ân môi trường tự nhiên

 

Giáo lý của đức Phật đã chỉ rõ, con người là một hợp thể của đất, nước, gió, lửa – con người là một phần không thể tách rời của tự nhiên. Chúng ta sống dựa vào tự nhiên và tự nhiên đã luôn hào phóng và ưu đãi chúng ta. Từ thuở khai sinh nền văn minh nhân loại, chúng ta luôn sống hoàn toàn nhờ vào tự nhiên. Chính Mẹ Thiên Nhiên nuôi nấng và duy trì sự sinh tồn của chúng ta, giúp đem lại cho ta cuộc sống đủ đầy.

Tuy nhiên, bản ngã luôn bảo ta rằng “Ta là chủ nhân của thiên nhiên. Ta ưu việt hơn tự nhiên, có thể sai khiến tự nhiên, sai khiến tất cả. Ta là nhân vật trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Ta có toàn quyền huy động và sử dụng tất cả mọi nguồn lực tài nguyên thiên nhiên”.

Chúng ta đã lạm dụng Mẹ Thiên Nhiên trong một thời gian quá dài, từ đời này sang đời khác, từ thế hệ nối tiếp thế hệ. Chúng ta không thể làm khác đi, bởi vì bản ngã của chúng ta quá lớn, thậm chí vượt tầm kiểm soát của chính mình. Bản ngã luôn sai sử chúng ta, khơi gợi tâm tham khiến chúng ta ham muốn rất nhiều thứ, khi đã có thứ này rồi chúng ta vẫn muốn có thứ khác, chúng ta luôn muốn nhiều hơn nữa và tốt hơn nữa. Chính vì lạm dụng thiên nhiên, bạc đãi môi trường sống xung quanh nên chúng ta phải đương đầu với vô số thảm họa. Chúng ta thường gọi đó là thảm họa “tự nhiên”, nhưng như vậy không công bằng, bởi chính chúng ta đã làm tổn hại sâu sắc tới tự nhiên, khiến tự nhiên lâm trọng bệnh. Điều này cũng giống như khi không giữ gìn sức khỏe, chúng ta để cơ thể bị ốm, bị cảm lạnh, khi đó cơ thể sẽ không thể điều tiết hài hòa và sẽ não hại chúng ta, khiến ta vô cùng mệt mỏi, thậm chí đau đớn. Chúng ta gọi những căn bệnh “nan y” đó của tự nhiên là “thảm họa tự nhiên”.Nhưng thực chất, đó chính là cách mà tự nhiên biểu lộ nỗi đau, sự tổn thương sâu sắc của mình. Đó thực sự là thiên tai hay do con người? Thiên tai từ lâu đã là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi mỗi lần có chuyện xảy ra như mưa lớn, động đất, lốc xoáy… xảy ra trên thế giới, nhưng điều đó có đúng thật hay không? Đã từ bao đời nay chúng ta không hề trân trọng, yêu thương và tri ân môi trường tự nhiên. Chúng ta cần nhớ rằng mình chỉ là một trong số những loài cùng chung sống với thiên nhiên, chúng ta không hề cao cả hơn thiên nhiên. Vì vậy, nhân tháng Vu Lan tri ân tới cha mẹ, ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ, chúng ta hãy học cách trân trọng, tri ân tới cả môi trường tự nhiên. Tôn trọng người khác và trân trọng lẫn nhau là điều vô cùng quan trọng. Chỉ một phút lãng quên không trân trọng những chúng sinh khác, bạn đã không còn là một chúng sinh có trí tuệ.

Tình yêu thương và hạnh phúc thế gian

Ngày nay, tình yêu thương thế tục đang trở thành sự ham muốn và là công cụ để kiểm soát những người khác, điều đó đã biến nó trở thành thảm họa. “Yêu thương” đối với nhiều người trong chúng ta có nghĩa là “kiểm soát”, chứ không hề có nghĩa là “trân trọng” hay “tri ân”. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tước bỏ quyền của người khác. Đáng buồn nhất là chúng ta luôn nghĩ rằng mình đứng trên hết thảy mọi thứ. Thậm chí chúng ta còn tìm cách tạo tác cả thiên nhiên, nhân danh “tình yêu đối với thiên nhiên”, song chúng ta lại không hề tôn trọng, tri ân thiên nhiên. Chúng ta yêu thương cái gọi là “tự nhiên” do chúng ta tạo tác xuất phát từ ham muốn của mình. Nhưng chúng ta quên, thiên nhiên không thể nào tạo tác, nó vốn tồn tại sẵn và chúng ta là một phần trong đó. Điều quan trọng hàng đầu là tình yêu thương phải được hiểu theo nghĩa “trân trọng” và “tri ân”, chứ không phải là ham muốn hay phương tiện chiếm hữu. Chúng ta cần phải hiểu và tri ân mọi thứ trên thế gian vì tất cả đều là một phần của tự nhiên, chúng ta cần phải cùng nhau tồn tại trong hòa bình và cân bằng hòa hợp, nếu không thì chắc chắn thảm họa sẽ nảy sinh.

Đức Phật Thế tôn, trong bài pháp về Tứ diệu đế, đã chỉ ra rằng, chúng sinh ai ai cũng mong cầu hạnh phúc, nhưng trên con đường để đạt được hạnh phúc cho bản thân, do không hiểu được hạnh phúc đích thực là gì và đâu là nhân của hạnh phúc, họ lại tạo ra những nhân của khổ đau. Bởi vậy, chúng sinh cứ mãi trôi lăn trong vòng luân hồi thống khổ vô cùng tận. Chúng ta tri ân công đức sinh thành của cha mẹ, mong cầu cha mẹ được hạnh phúc, bình an. Nhưng do không hiểu giáo pháp, chúng ta có thể giết hại rất nhiều động vật, dâng lên cha mẹ để mong cha mẹ có món ăn ngon miệng, hoặc chúng ta mang đến cho cha mẹ nhiều của cải vật chất và nghĩ rằng đó là thứ duy nhất mang lại sự vui lòng cho cha mẹ. Như vậy để cha mẹ hạnh phúc, chúng ta đã tạo ra rất nhiều những nghiệp bất thiện, đó là chưa kể những hạnh phúc đó rất mong manh, giả tạm và đầy những ảo tưởng sai lầm.

Để báo đáp ân đức của cha mẹ, bạn hãy chân thành thực hành Pháp, nhận ra chính mình và cố gắng giải thoát cho họ. Hãy ban tặng cho cha mẹ giáo pháp nếu mình thực sự đủ năng lực hoặc hướng cha mẹ tới đạo tràng, gặp chúng tăng thanh tịnh, để cha mẹ hiểu được giáo pháp, hiểu được ý nghĩa và mục đích chân thực của cuộc đời, để có thể trải nghiệm được niềm hạnh phúc và sự bình an đích thực.

Yêu thương, tôn trọng và tri ân hết thảy chúng hữu tình

Để tiến xa hơn một bước trên con đường thực hành Phật pháp, đối với mỗi người mong nguyện phát triển Bồ đề tâm, chúng ta cần học hỏi nhiều hơn để thấu hiểu rằng, mọi chúng hữu tình trong các đời trước đều từng là mẹ của mình. Hãy hình dung tới tình yêu thương của mẹ trong cảnh giới súc sinh, ngay đến chim chóc, côn trùng nhỏ bé hay những con vật khác, những con thú mẹ cũng cho con của chúng tình yêu thương và sự chăm sóc cao cả nhất. Trong các khóa lễ, chúng ta thường cầu nguyện câu “hết thảy chúng sinh mẹ…”. Điều này có nghĩa là, trong vô vàn kiếp đời quá khứ, chúng ta đã nhận vô vàn chúng sinh là mẹ mình, một vài trong số đó, vào kiếp đời này, có thể là bạn ta, là vật nuôi của ta, là đối tác kinh doanh, thậm chí có thể là kẻ thù. Khi quán chiếu một cách sâu sắc như vậy, nếu bạn có thể nhớ được rằng, trong đời này mẹ đã yêu thương chăm lo cho mình như thế nào, thì trong mỗi kiếp đời quá khứ, những chúng sinh mẹ đó cũng yêu thương quan tâm đến bạn chừng ấy. Khi bạn có suy nghĩ và hiểu biết như vậy, bạn sẽ phát khởi được tâm nguyện đền đáp ân đức của những chúng sinh mẹ trong ba đời đang chịu đau khổ trong luân hồi và để mong nguyện mang lại hạnh phúc đích thực cho họ, chúng ta phát nguyện thành tựu Phật quả giải thoát. Khi có được hiểu biết và suy nghĩ như vậy, bạn sẽ không thể làm hại bất cứ ai, bạn sẽ không thể nghĩ đến việc giết hại hay đoạt mạng sống của bất cứ chúng sinh nào, bạn sẽ không thể nghĩ đến việc lạm dụng, ngược đãi bất cứ chúng sinh nào, bởi vì tất cả mọi chúng sinh đều là “chúng sinh mẹ”.

Mùa Vu Lan đã về. Có rất nhiều các hoạt động để tri ân, hướng tình yêu thương và lòng kính trọng tới đấng sinh thành. Điều chúng ta cần làm là biến tất cả mọi ngày đều trở thành Ngày của tri ân và luôn nhắc nhở bản thân rằng tất cả mọi chúng sinh trong một kiếp nào đó đều đã là mẹ mình. Chúng ta hãy nghĩ về tình cha, mẹ, về công ơn và ân đức của cha, mẹ. Chúng ta hãy trân trọng và tri ân tình cảm và ân đức của tất cả những ai đã là cha mẹ ta trong vô lượng kiếp. Đây chính là bài thực hành tâm linh và thực hành Bồ tát đạo đối với mỗi người con Phật.

Đức Phật đã dạy về Bồ Đề tâm hạnh và Bồ Đề tâm nguyện. Bồ Đề tâm hạnh có thể hiểu là những tâm nguyện mang lại lợi ích giải thoát cho bản thân và muôn loài chúng hữu tình. Bồ Đề tâm hạnh là những công hạnh để thành tựu tâm nguyện cao quý đó. Là người phật tử, chúng ta may mắn được lắng nghe, thụ nhận và thực hành giáo pháp giải thoát. Trong tháng Vu Lan, chúng ta vẫn rất cần dành công phu nghiêm cẩn để tụng kinh, niệm Phật, thiền định, nhằm khai triển từ bi, trí tuệ nơi chính mình. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng rất cần các thiện hạnh bên ngoài, biến bi tâm và trí tuệ thành hành động lợi ích chúng sinh.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 7/2018

Bài Liên Quan:

  • 6 dấu hiệu có thể bị chết sớm nếu không đi khám ngay
  • Người ăn mày thông minh dạy phú bà một bài học nhớ đời
  • Đề Phòng Khả Năng Tự Suy Thoái Của Đạo Phật
  • Nêu Thêm Về Phương Pháp Giảng Dạy Của Đức Phật
  • Khi nhớ mẹ

các bài khác

  • Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều 25/2/2021
  • Tìm trâu trong chuyển đổi số 25/2/2021
  • Phật dạy chọn bạn mà chơi 25/2/2021
  • Tại sao chúng ta đi lễ chùa vào mùng Một và ngày Rằm? 25/2/2021
  • Đức Đạt-lai Lạt-ma viết sách dành cho thiếu nhi 24/2/2021
  • Rộ vấn nạn giả danh tu sĩ lừa đảo qua Chatbox 24/2/2021
  • Cột mốc tâm linh ở Trường Sa 24/2/2021
  • Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh 23/2/2021
  • Nguồn gốc tên họ Việt Nam 23/2/2021
  • Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già 23/2/2021
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
HỘI AN, QUẢNG NAM: THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC VỀ NGUỒN, HỘI THẢO KHOA HỌC

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo phối hợp với Ban điều hành Thiền phái...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tuệ Lan
1/2/2021
Bài viết rất đúng và chân thực, Kính mong BBT không để files đuôi pdf vì rất khó đọc trên điện thoại
Nguyên Phong
26/1/2021
TỔ CHỨC ĐẠO TÀ THANH HẢI NHƯ KIỂU HITLER. ĐÂY LÀ CÁCH CAI QUẢN VÀ GUỒNG MÁY ĐIỀU HÀNH THẬT ĐỘC ĐÁO (ĐỘC TÀI VÀ KÍN ĐÁO) trong nội bộ của " BÀ PHẬT SỐNG THANH HẢI TRONG ĐOÀN THỂ QUÁN ÂM." Chọn lại Liên Lạc Viên sau 5 năm, tất cả Liên Lạc Viên từng vùng trên thế giới sau khi được đồng tu địa phương bầu chọn xong thì phải được gửi đến trung tâm chính để BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải DUYỆT XÉT CHỌN LẠI, BÀ THÍCH CHỌN AI THÌ NGƯỜI ĐÓ MỚI ĐƯỢC LÀM LIÊN LẠC VIÊN CỦA VÙNG ĐÓ.( NGƯỜI LIÊN LẠC VIÊN MỚI PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THEO LỆNH CỦA BÀ VÀ BAN LÀM VIỆC CHO BÀ...). Còn việc VU KHỐNG HOẶC ĐUỔI NHỮNG ĐỒNG TU CHÂN THẬT NÓI LỜI NGAY THẲNG thì do chính bà Phật Sống Thanh Hải ra CHỈ THỊ KHAI TRỪ nhưng để tránh tiếng bà nói là do BAN LÀM VIỆC tự làm bà không biết gì (BAN LÀM VIỆC là ban quyền hành nhất trong đoàn thể này đối với tất cả đồng tu, có khi bà Thanh Hải GIAN XẢO MƯỢN DƯỚI TÊN là BAN NGOẠI VỤ hoặc do BAN NGOẠI VỤ ở hải ngoại làm theo LỆNH của bà, kế đến những người có quyền là Sứ Giả Quán Âm, rồi đến người có quyền hành sau chót là Liên Lạc Viên địa phương, TẤT CẢ ĐỀU TRỰC THUỘC DƯỚI TAY BÀ, CÒN CHỌN LIÊN LẠC VIÊN ĐỊA PHƯƠNG PHẢI DO CHÍNH BÀ TA CHỌN LỰA MỚI ĐƯỢC, như kiểu ĐỨC QUỐC XÃ - ADOLF HITLER.) Mới đây vào tháng 11/2016 bà Thanh Hải đưa chỉ thị xuống cho tất cả Liên Lạc Viên địa phương trên toàn thế giới ra thông báo TUYỂN CHỌN CẤP TỐC MỘT ĐỘI NGŨ ĐỒNG TU TRUNG THÀNH ĐỂ LÀM VIỆC RIÊNG CÒ MỒI cho bà và sẽ được bà cấp THẺ ĐẶC BIỆT mà chỉ có Liên Lạc Viên mới biết và giao thẻ đặc biệt đó cho từng người thôi. Đội ngũ này được hình thành để trợ lực cho BAN LÀM VIỆC và có nhiệm vụ ngầm KHỐNG TRỊ, THEO DÕI, BÁO CÁO những diễn biến của tất cả đệ tử và BIỆN HỘ, TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO CHO BÀ ĐỂ CÂU THÊM NGƯỜI BÊN NGOÀI. Đơn xin phải qua Liên Lạc Viên vùng gửi đến BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải chọn. TÀ ĐẠO mới hành xử theo kiểu này, thật ghê tởm thay. NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. 
Lê Mai Anh
2/1/2021
Mấy bạn lên án thầy Nguyên Thành là "mượn đạo tạo đời" ghê lắm, tôi còn tưởng đâu thầy hô hào kêu gọi thu hàng trăm triệu mỗi người, ngờ đâu có trăm ngàn mỗi tháng! Cộng với những khoản liệt kê ra vẫn chưa là một góc nhỏ với việc đi cúng đền miễu hàng trăm triệu mỗi lần mà rước họa vào thân. Mà chính bạn Ngô Đức Hiếu cũng công nhận là thầy "truyền bá Phật pháp là rất tốt" mà, sao cứ so đo vài trăm ngàn nhỉ? Cúng dường mà tâm keo kiệt hối tiếc thì chẳng trách sao làm ăn lận đận, khó khăn mãi (Kinh Mahachauna đã xác quyết như vậy)!
Nguyễn Văn
2/1/2021
Gởi BBT chùa Adida, Tại sao BBT lại cho đăng những phản hồi không chứng cú bịa đặt? trong khi tôi phản hồi lời văn không nặng nề nhưng có link nói rỏ bộ mặt đê hèn của một số người lợi dụng trang web của chùa Adida để nói bậy nói nhảm? http://chanhtuduy.com/noi-voi-ke-an-chao-da-bat/ và bài http://chanhtuduy.com/cao-dieu-mat-thuy-noi-voi-truong-thanh-long-mat-na-tam-thuc-sao-rot-nhanh-qua-vay/ Nếu đã công tâm thì phải đăng 2 chiều cho mọi người cùng biết. Nếu thấy đủ rồi thì ngưng không cho phản hồi nữa vì nếu không sẽ có người lợi dụng. Trân trọng.
Lê Nhật Anh
1/1/2021
Gửi Cao Kỳ Duyên! Bạn copy lời trên zalo của một tên phản đồ.Tôi nói bạn nghe, hắn ta bị đuổi ra khỏi Viện ITA, vợ hắn bỏ hắn, con cái hỗn láo trộm cắp, hắn đã 60 mà xưng anh em ngọt sớt với một cô gái 20. Chắc u uất với cuộc đời quá nên hắn bị hoang tưởng. Nghĩ cách vu vạ để trả thù, muốn người khác cũng thê thảm như mình chăng?
Nguyen Le
1/1/2021
KHÔNG THẤY BÊN MGSN PHẢN ĐỐI VỀ ĐƯA TIN TÂY PHƯƠNG TỊNH THỔ Mấy hôm theo dõi bàn về kiện câp thì nhiều, còn bàn về mua đất xd Tây phương TT thì ít nhắc
Ngô Đức Hiếu
31/12/2020
Dựa vào các chức năng nói trên, ông Nguyễn Hữu Lợt đã khôn khéo phát lồ những tâm pháp yoga thanh trí, dựa theo các kinh điển phật giáo để đưa vào kiến thức phổ biến và giảng đạo. Xét về truyền bá phật pháp là rất tốt đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, tuy nhiên điều tôi muốn nói rằng: Đạo sư đã dựa vào kiến thức phật học rồi phổ biến nhưng lại có mục tiêu thu nạp hội viên để thu nhiều các loại phí (chủ yếu là mong được tự nguyện cúng dường) và làm cho nhiều hội viên đang hoang tưởng mình đang gặp 1 vị đạo sư, mình đang được quy y một bậc đạo sư thầy của trời người, một bậc trí tuệ đắc đạo. Đây mới là vấn đề cần bàn và đặt ra những câu hỏi? tại sao vị đạo sư Nguyễn Hữu Lợt lại tinh vi đến vậy. MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI.
Nguyễn Tất Kiên (không phải Tất Kiểm nhé)
31/12/2020
Viện ITA không hề có hoạt động tâm linh, hoạt động tôn giáo, hoạt động Phật pháp, mà chức năng vẫn chốt là Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu phát triển, các dịch vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực tâm lý và yoga để khai thác tài nguyên trí tuệ và cải thiện sức khỏe, đời sống tinh thần con người. chứ không được phép tuyển dụng, thu nạp các tín đồ vào để quy y Thầy Phật Pháp Tăng. 3.Theo điều 2 trong Quyết định thì Viện ITA đã đăng ký chứng nhận CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC do BỘ KHOA HỌC cấp số A-1890 cấp lại lần 2 ngày 16/10/2020 Chức năng gồm: -Nghiên cứu khoa học về tâm lý học và yoga để khai tác tài nguyên trí tuệ con người bao gồm: những vấn đề lý luận, thực tiễn về tâm lý giáo dục, tâm lý giới tính, tâm lý xã hội, tâm lý các độ tuổi, tâm lý học về quản lý và kinh doanh - Tư vấn, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Cao Kỳ Duyên
31/12/2020
THẦY TÀ (TT) THINLEY NGUYÊN THÀNH LÀ AI? Chào các em, vì tên thầy tà (tt) đê tiện, xảo trá cung cấp số điện thoại của anh trong đơn ngu dốt trên trang xú uế của hắn nên nhiều người liên hệ muốn tìm hiểu nên anh tóm tắt để mọi người hiểu rõ về tên tt này. (anh tách ra làm 3 phần để post) Phần 1 Tt ăn cắp giáo pháp trong kinh điển xào nấu và cho là "phát kiến" của tt và tự nhận là tổ sư sáng lập dòng "yoga tối trí" dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà chứ không phải hoạt động tôn giáo nhưng học trò thực hành nghị quỹ tụng niệm do tt biên soạn toàn lấy trong kinh điển. Mọi hoạt động của tt là hoạt động tôn giáo của đạo Phật và tt tận dụng kiếm tiền qua các hoạt động đó: tt làm lễ quy y để lấy tiền, có thời gian được học trò giàu có quy y cúng dường nhiều nên tt hoang tưởng nói "bây giờ những ai được tôi làm lễ quy y rất khó phải 10 triệu trở lên tôi mới làm lễ quy y"!! (theo như các em kể thì bây giờ tt phải quy y không lấy tiền để làm màu vì chỉ có những người không biết là tt mới dám để tt quy y vì tt còn chưa biết tt chết sẽ về cõi nào); tt thường tổ chức pháp sự, pháp hội giảng pháp của đạo Phật để lấy tiền cúng dường; tt gợi ý cúng dường "bậc đạo sư" để được hanh thông để lấy tiền; tt lừa đảo xây dựng Tây phương tịnh thổ (cõi cực lạc ở thế gian) để lấy tiền; tt phát lồ ra "heo đất"đại diện cho tt ₫ể hàng ngày học trò cúng dường cho heo để tích lũy công đức về Tây Phương cực lạc để lấy tiền; tt kêu nộp tiền lệ phí trang mạng và cúng dường trang mạng (pháp bảo) hàng tháng để lấy tiền; tt bán sách ế của tt biên soạn còn xót lại bị mối mọt để lấy tiền mặc dù học trò đã có rồi mà tt xảo trá gọi là thỉnh pháp bảo của tt (tt nói khi chết tt không để lại những hạt xá lợi nhưng sách tt biên soạn từ các nguồn trong kinh điển mà tt xảo trá là tác phẩm tâm linh của tt để lại là pháp bảo của tt)??!! Phần 2 Để tránh bị cho là hoạt động tôn giáo trái phép lừa đảo kiếm tiền nên tt đã nhờ học trò thân cận ở miền Bắc (tt nói học trò này mượn tt 100 triệu làm ăn không biết bao giờ mới thu hồi lại được) để chạy chọt xin thành lập viện thuộc Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam, hằng năm gần Tết âm lịch tt gọi điện cho học trò này đại diện tt đem bao thư đến những nơi mà nhờ cậy để biếu xén để đền ơn (tra trên google sẽ thấy: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 134 hội thành viên trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60 liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử). Qua đó thấy chức năng và hoạt động của Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng nhưng không hề có hoạt động tôn giáo. Tt luôn tự hào nói trang xú uế của tt là đã tà xây chánh, bài trừ mê tín, luôn theo đúng quỹ đạo chánh pháp Phật đà nhưng thực tế tt luôn làm những điều ngược lại với những gì đã nói: tt ruyền bá mê tín làm cho học trò u mê mù quáng đến cuồng tín và tt phỉ báng Phật pháp. Tt truyền bá mê tín với sự trợ giúp đắc lực của các công công ăn theo (những công công này được tt cho mượn tiền hoặc được tt giúp đỡ bằng tiền nên hết lòng bênh vực tt mà những đồng tiền này từ lừa đảo và mua bán tâm linh mà có). Bằng "50 kệ tụng sùng kính đạo sư" không đúng giáo lý của Đức Phật, tt đã làm tê liệt ý thức của học trò, biến họ thành những con người mù quáng cuồng tín, rập khuôn như nhau, tôn sùng tt như 1 bậc bồ tát dù có bị chửi bới, mạt sát...
Mạnh Cường
31/12/2020
Tôi hoan hỷ khi trang mạng của Chùa Adida và trang mạng của Viện Nghiên cứu Tâm lý học và Ứng dụng Yoga Thanh Trí (phía Thầy Nguyên Thành) để bình luận công khai trong khi trang mạng của Thư viện Hoa Sen thì không! Chưa bàn đến nội dung nhưng từ động thái này của Thư viện Hoa Sen đã khiến tôi cảm thấy có gì đó mờ ám, không công khai minh bạch.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020)
Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020) (84 hình)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020) (47 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13879
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13739
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 9523
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 10158
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 9105
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8730
  • An Lạc Từ Tâm 12329
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 12384
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11823
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11585
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 5359
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 6095
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 8907
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 5728
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 5744
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 6762
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 6710
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 7704
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 6787
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 11393
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 11368
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 12447
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11735
  • Một Chuyến Giả Từ 11266
  • Nối Một Nhịp Cầu 12518
  • Vẫn là Em Thơ 11913
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4681
  • Quê Hương Nguồn Cội 11721
  • Như Giọt Sương Đêm 13344
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tư Tưởng Phật Giáo...
Mi Tiên Vấn Ðáp

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC