• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Vu Lan

Lòng từ của cha mẹ

Chùa A Di Đà | 25/8/2015 | 0 Bình luận

Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị Bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con.


Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật.

Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham… Con đường từ vị trí một đứa con phàm phu tiến đến nơi chốn của người cha trí đức cao dày, là con đường dài xa vời vợi, không thể nghĩ bàn, vì có thể ngắn trong gang tấc mà cũng có thể đi suốt những kiếp số vô tận của thời gian. Không thể trong ba tạng kinh mà bàn nói hết được, huống chi vài ba dòng của ngôn ngữ đời thường.

Nhưng hãy trở lại vấn đề lòng từ bi của Phật đối với chúng sinh, hay lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Đây là một ví dụ sống động, cụ thể, đối với những người đã từng là cha mẹ, và tất nhiên là rất mơ hồ mông lung đối với những người chưa hề có kinh nghiệm sinh dưỡng và nuôi dạy con cái. Những người ấy, là những tăng ni đồng chơn xuất gia, sống đời phạm hạnh. Cũng có thể kể thêm một số trường hợp đặc biệt khác là trường hợp những người thế tục không thể có con, hoặc không muốn có con, hay vì lý do nào đó, chưa muốn có con. Không có kinh nghiệm thương yêu con cái thì nếu muốn phát khởi và ban rải lòng từ bi đến với người khác hay chúng sinh khác một cách bình đẳng, vô điều kiện—như là cha mẹ đối với con cái—tất phải thực tập. Phương pháp thực tập ấy của hành giả đạo Phật, căn bản thì có “từ bi quán” (một trong ngũ đình tâm quán), ở mức rộng sâu hơn thì phát triển toàn mãn bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). 

Ở cảnh giới ấy, lòng từ bi đối với tha nhân và chúng sinh là vô hạn, ngay cả tình thương của cha mẹ đối với con cái cũng không thể nào sánh được. Nhưng chưa đạt đến thì ở giai đoạn thực tập, với cương vị và tâm cảnh của người xuất gia đồng chơn phạm hạnh nói trên, khó mà khởi động thứ tình cảm đòi hỏi sự thực nghiệm bản thân, là tình cảm cha mẹ. Tình cảm ấy tràn đầy một cách tự nhiên, gần gũi, thuần túy gia đình, gắn bó từ máu huyết, không chứng nghiệm bằng cả thể xác lẫn tinh thần thì không thể cảm thấu trọn vẹn. Thế nên, trừ khi hành giả đạt đến trình độ vô ngã, thực chứng trọn vẹn bốn tâm vô lượng, còn không thì vẫn tiếp xử với chúng sinh bằng một lòng thương tuy cũng to lớn, nhưng không thoát khỏi những điều kiện và giới hạn.

 Có lẽ vì vậy mà Mục-kiền-liên trở thành nhân tố quan trọng để đức Phật khai thị một con đường cứu khổ lợi sinh bằng phương thức quán tưởng khác, dựa trên tình cảm của người con đối với cha mẹ thay vì ngược lại. Như thế, để thực hiện con đường bồ-tát, cứu độ chúng sinh với lòng thương yêu vô hạn và không phân biệt, người xuất gia khởi đi bằng tình cảm thương yêu và báo hiếu đối với cha mẹ đời này, rồi từ cha mẹ đời này, liên tưởng đến cha mẹ nhiều đời, và từ cha mẹ nhiều đời liên tưởng đến vô lượng vô số chúng sinh trong khắp ba cõi và ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tất cả đều là cha mẹ.

Còn những người thế tục thì thế nào? Chúng ta đã có sẵn câu trả lời, không cần đắn đo suy nghĩ: cũng thực tập thương yêu kẻ khác, chúng sinh khác, như là cha mẹ của mình, y như cách thế mà tôn giả Mục-kiền-liên đã làm. Nhưng thực tế cho thấy, hiếu cảm và lòng thương yêu của người con dành cho cha mẹ rất giới hạn. Cha mẹ thương con, nghĩ đến con thường xuyên hơn là người con thương nghĩ đến cha mẹ. Chính vì vậy mà kinh điển nhà Phật cũng như các tôn giáo khác, hoặc các nền văn hóa đạo đức khác nhau ở đông cũng như tây phương đều không ngớt kêu gọi, nhắc nhở, khuyến khích con cái về lòng hiếu thảo và sự thương tưởng đến cha mẹ. Kinh Phật thường khuyên nhắc sự báo hiếu, tức là nhằm giáo dục khuyến hóa những người con. Tây phương có ngày dành cho cha và cho mẹ rất trang trọng, nhưng không cần phải có một ngày đặc biệt dành cho con cái. Là con thì cần phải nhớ, thương, nghĩ đến ân đức cha mẹ mà báo đền. Còn đối với cha mẹ thì không cần phải kêu gọi nhắc nhở gì cả, bởi vì tình thương của cha mẹ dành cho con là không giới hạn, và không gián đoạn. Hầu như tất cả thời gian, và trọn cuộc đời, tâm tư và tình cảm của cha mẹ đều dành cho người con.

Là một người đã từng làm cha trước khi xuất gia và chứng thành đạo quả, cố nhiên đức Phật đã cảm nhận sâu sắc tình phụ tử mà ngài dành cho La-hầu-la, con ngài; do đó, khi so sánh lòng từ bi của Phật dành cho chúng sinh với lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con cái, ngài đã nói sự thực nghiệm của ngài: tấm lòng của bậc đại giác, cũng như của người cha. Đó là kinh nghiệm thật, sống động, không phải lý thuyết suông. Sự so sánh như thế cũng gợi ý cho ta một phương pháp thực tập, lấy con cái làm đề mục quán tưởng, liên tưởng, và lấy lòng thương của cha mẹ làm chất liệu, làm động lực thúc đẩy, từ đó mở ra cánh cửa của lòng từ vô hạn.

Có thể nói là chưa có giáo chủ, hoặc những nhà lãnh đạo của tôn giáo nào nâng vị trí của cha mẹ đến chỗ cao tột như là trong Phật giáo. Kinh Phật nói, gặp thời kỳ không có Phật, có thể thờ cha kính mẹ trong nhà, cũng được phước báo như cúng dường Phật; cha mẹ còn sinh tiền cũng không khác chi Phật còn tại thế. Không còn so sánh nào xứng đáng hơn. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng tất cả các so sánh đều mang tính tương đối: chỉ mượn cái mình biết để mô tả, hình dung về cái chưa biết. Như vậy, Phật và cha mẹ chỉ tương đồng ở một mặt nào đó thôi. Phật không thể thay thế cha mẹ, và ngược lại, cha mẹ cũng không thể thay thế Phật. Chỉ có tính cách thương yêu con không điều kiện và không giới hạn của cha mẹ là điều đáng trân trọng, khắc ghi, cần học hỏi; còn ngoài ra, cha mẹ vẫn là những con người bình thường, sống trong thế giới của phiền não, uế trược, cũng có hỉ, nộ, ái, ố như ai. Có những bậc cha mẹ thường trách cứ người con tội bất hiếu, cho rằng một khi chúng lập gia đình, sinh dưỡng con cái thì quên cha mẹ, chỉ lo cho gia đình của chúng. Trách như vậy thì cũng có nghĩa là tự trách, vì cha mẹ cao cả cũng đã từng là những người con bất hiếu, chỉ biết chăm lo và thương yêu chồng (vợ) con mà lãng quên cha mẹ của mình (ông bà nội, ngoại). Cái mâu thuẫn ấy, là thực tế nói lên giới hạn của con người thế tục. Cha mẹ chỉ có thể là Phật, là bồ-tát, đối với chính những đứa con của mình mà thôi.

Dù sao, ngần ấy tình thương, so với lòng từ bi của Phật thì không lớn, nhưng đối với những người con, là biển, là trời cao rộng, thật quá đầy đủ để sống, vươn lên, và đi suốt đoạn đường trăm năm của chúng trên cuộc đời đầy hương sắc tình yêu mà cũng không thiếu những cạm bẫy, chông gai, những tình cảm tráo trở, lọc lừa, man trá, từ cá nhân hay từ tập thể.

Trên tất cả những tình cảm thế nhân là tình cảm cha mẹ. Lòng thương của cha mẹ dành cho con là lòng từ bi của bồ-tát đối với chúng sinh. Lòng thương ấy không phân biệt con đẹp hay xấu, hiền hay dữ, thông minh hay ngu độn, ngoan ngoãn hay cứng đầu… Cha mẹ chỉ biết thương. Ngay cả đứa con tật nguyền, bệnh hoạn, nằm vạ suốt đời, cha mẹ vẫn thương, chăm sóc từng li từng tí, ôm hôn, vỗ về, nựng nịu, tưng tiu như viên ngọc quí. Cha mẹ luôn là bóng mát, là chỗ dựa cho con trong mọi hoàn cảnh. Cha mẹ nghĩa là như thế, là nơi mà đứa con, dù đã có tóc bạc trên đầu, vẫn có thể tự nhiên quay về để nũng nịu, vòi vĩnh, đón nhận tình thương và tấm lòng bao dung cao cả.

Ở nhà, tài sản cha mẹ để lại cho con có khi to lớn, có khi chẳng bao nhiêu, có khi không có gì; nhưng gia tài thương yêu thì vô hạn. Ở đời, chúng sinh cũng khao khát một thứ gia tài từ bi, cứu khổ như thế từ Phật và những vị bồ-tát. Những ai muốn học hạnh Phật để thương yêu tất cả chúng sinh, có thể khởi đầu bằng cách học từ cha mẹ. Tình thương yêu ấy không bến bờ. Có thể gọi đó là lòng từ bi. Lòng từ bi mà diễn giải và chú thích theo chân nghĩa của Phật giáo thì rộng lắm, nói không cùng. Nhưng chúng ta có thể sà vào lòng cha mẹ để thương và được thương, sẽ cảm nhận tính cách bao la của từ bi mà ta muốn trang trải cho kẻ khác như thế nào.

Bồ-tát thương chúng sinh không thể khởi bất cứ một ý niệm phân biệt, so sánh nào. Giống như cha mẹ đối với con cái, chỉ có một thứ tình thương. Thương kẻ hiền trí, thuần thục đã đành; thương và đối xử bình đẳng với người hiểm ác, bất lương mới là khó. Nhưng cha mẹ làm được đối với con cái thì bồ-tát cũng phải làm được đối với chúng sinh.

Đức Đạt-lai lạt-ma, người được tôn sùng như là hóa thân của bồ-tát Quán-thế-âm theo truyền thống Tây-tạng, nói rằng khi thực tập trải rộng lòng từ bi, trước hết hành giả phải thực tập với những người “dễ thương,” như cha mẹ, con cái, anh chị em, bạn bè thân, các thiện tri thức, người hàng xóm tốt bụng… rồi sau đó, mới tiến đến giai đoạn thực tập gay go hơn, đó là thương yêu một đối tượng nào mà trong cuộc sống thực tế, là một kẻ “đáng ghét’ của mình, của mọi người.

Không thương được đứa con hư thì không phải là cha mẹ; cũng vậy, không thương yêu được kẻ xấu ác thì không thể gọi là bồ-tát.

Hơn ba mươi năm trước, khi còn bé xíu, tôi nghe được một câu chuyện ẩn dụ sâu sắc trong một buổi thuyết pháp của một vị giảng sư. Rất tiếc vị giảng sư này không nói là câu chuyện trích dẫn từ kinh sách nào, hoặc có nói nhưng tôi không nhớ.

Chuyện kể rằng, ở làng nọ có một con rắn độc to lớn, thường cắn người hại vật, ai gặp cũng hãi sợ né tránh. Một hôm có nhà sư đi ngang, rắn định tấn công nhưng thấy ông bình tĩnh không kinh khiếp mà còn tỏa ra một thứ tình thương không bến bờ đối với nó, rắn qui phục xin được giáo hóa để chuyển kiếp. Nhà sư dạy rắn về lòng từ bi và nhẫn nhục, không tổn hại đến mạng sống kẻ khác. Dạy rồi, nhà sư tiếp tục lên đường du hóa. Rắn ở lại theo lời thầy dạy, không cắn người, không ăn thịt loài thú khác, chỉ ăn rau cỏ. Bọn trẻ chăn trâu trong làng ban đầu gặp rắn cũng sợ hãi bỏ chạy, nhưng sau nhiều lần, thấy rắn có vẻ hiền lành và không có ý cắn, chúng hết sợ; không những vậy, còn quay trở lại ném đá, đánh đập rắn đến độ thương tích đầy mình. Rắn nhớ lời nhà sư, không tỏ bất cứ thái độ hằn học, dữ dằn nào, chỉ nhẫn nhục chịu đựng những trận đòn của lũ trẻ. Một ngày, nhà sư lại có dịp đi qua làng, thấy rắn nằm bất động bên đường, trầy vi tróc vảy, nhà sư hỏi: “Con sao lại ra nông nỗi này?” Rắn than khóc: “Thưa thầy, chính vì lòng từ bi nhẫn nhục mà con phải chịu sự tấn công hành hạ của kẻ khác như thế này. Con không muốn tổn hại bất cứ ai nên lại bị mọi người hiếp đáp.” Nhà sư nói: “Con lầm rồi. Từ bi nhẫn nhục không có nghĩa là thụ động như đất đá để hứng chịu sự tấn công của kẻ khác. Với nhẫn nhục, con có thể chịu đựng mọi bất hạnh và bất trắc trong đời mà không khởi niềm oán hận; với từ bi, con luôn thương yêu và không làm tổn thương đến kẻ khác. Nhưng con có thể tỏ một thái độ nào đó để tự vệ, để kẻ khác biết rằng con có khả năng và bản lĩnh để giết họ nhưng vì lòng từ bi, con không làm. Tuy thế, con cũng không nhất thiết phải để họ hại con đến mức phải tuyệt mạng.” Nghe lời nhà sư, sau này mỗi lần bị lũ trẻ xúm lại bức hại, rắn làm bộ phùng mang, trợn mắt, nhe răng khiến cho chúng hãi sợ mà tránh xa. Từ đó, rắn được yên thân, giữ được mạng để tu hành.

Đó là câu chuyện nghe được từ hơn ba mươi năm trước. Cách đây mười năm, tôi cũng đã kể lại câu chuyện này trong một tác phẩm truyện dài. Sở dĩ nhắc đến ba mươi năm và mười năm, là muốn nói dù thời gian thế nào, đối với tôi, ý nghĩa và phương thức thực hiện lòng từ bi cũng không thay đổi.

Khi cần thiết, người con Phật có thể cất lên tiếng nói của lẽ phải. Tiếng nói ấy phát xuất từ lòng từ bi, không phải bởi niềm sân hận. Vì lòng từ bi mà lên tiếng bênh vực những kẻ không phương tự vệ. Vì lòng từ bi mà lên tiếng khuyến hóa kẻ ác, điều chỉnh những sai lầm của họ. Tất cả đều vì lòng từ bi muốn làm lợi ích cho tha nhân. Giống như cha mẹ dạy con khi hư: thương mà dạy. Không đánh đòn, la trách, kết tội bất hiếu chỉ vì con không làm theo ý mình. Kẻ ác đối với người con Phật giống như lũ trẻ vui thích đánh đập rắn. Nếu không làm bạn để tìm cơ hội cảm hóa lũ trẻ, rắn cần lánh đi để không bị hại; nếu không lánh được, có thể giả vờ nhe răng, trợn mắt để tự vệ. Nhưng rượt đuổi lũ trẻ đến tận cùng làng xóm thì đã đi quá mức cần thiết rồi; không còn là một biểu hiện để tự vệ hay bảo vệ kẻ khác, mà chỉ là sự manh động khởi xuất từ lòng sân hận, hiểm ác, tâm lý báo thù.

 Cậu bé thật kháu khỉnh. Tôi biết và làm quen với cậu khi cậu mới mười tháng tuổi, còn đi chập chững. Đến lúc ba cậu mang đến gửi tôi giữ hộ để đi làm xa, cậu đã được mười bốn tháng. Ban đầu tôi cũng ngại, vì chưa có kinh nghiệm làm cha, làm sao biết chăm sóc. Nhưng chỉ một vài ngày thì đã quen. Mấy ngày đầu, có khi cũng sinh bực bội, khó chịu, đến nỗi tôi phải bật lên tiếng than với vài người bạn. Sau một tuần, sự quấn quít, nũng nịu, cũng như tiếng khóc của cậu bé đã hoàn toàn chiếm ngự tôi, chuyển hóa tôi, làm bừng tỏa trong tôi tất cả tình thương của một người cha. Tắm rửa, thay tã, pha sữa, hâm sữa, cho bú, mớm ăn, bồng ẵm, đùa giỡn, dắt đi chơi, ru ngủ… tất cả những gì tôi làm, ngày cũng như đêm, đều tràn ngập lòng thương. Khi cậu bé làm điều hư, tôi học theo cách giáo dục của người tây phương, chỉ dùng ngón tay trỏ khẽ nhẹ trên bàn tay của cậu bé, vừa khẽ vừa dạy, dù cậu bé chưa biết nói. Nhưng cũng có khi rất bực bội vì cậu bé không chịu nghe, cứ thường vặn lò bếp, tôi có ý muốn xử phạt nặng hơn thay vì dùng ngón trỏ gõ nhẹ trên bàn tay làm sai. Tôi nói, giọng có pha chút giận, “con à, tại sao cứ vặn lò bếp hoài vậy! Đưa tay đây.” Cậu bé ngơ ngác đưa bàn tay mũm mĩm ra cho tôi. Chỉ mới tưởng tượng là sẽ dùng chiếc đũa khẽ trên bàn tay ấy thôi, thì nước mắt tôi đã chực rơi rồi, không thể đánh phạt được, dù là đánh phạt với lòng thương dạy con. Tôi biết ba mẹ thương tôi biết dường nào.

Sau hai tháng, tôi đưa cha con cậu bé ra phi trường. Cậu bé có vẻ linh cảm được sự chia xa. Suốt những giờ còn lại, cậu buồn, không cười. Trước khi chia tay ở phi trường, tôi hôn lên trán cậu; cậu cũng hôn lại trên má tôi. Tôi ứa lệ và thấy đau thắt trong lòng.Tôi biết ba mẹ tôi cũng đã từng nhớ thương tôi biết bao khi tôi xa gia đình, xa biền biệt phương trời từ những ngày thơ ấu.

Cảm ơn ba mẹ đã là những vị bồ-tát đầu đời của con. Lòng từ bi của ba mẹ đã dạy con rất nhiều và đã hướng dẫn con điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Khi làm cha, dù chỉ là cha nuôi, con mới thực sự cảm nhận được thế nào là sự bao la, không bến bờ của tình thương ba mẹ; và cảm nhận được thế nào là lòng từ bi của những vị bồ-tát. Lòng từ bi ấy tỏa đến đâu, mang lại sự trong mát, dễ chịu đến đó.

Con biết ba mẹ thương con, không đòi hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, và cũng chưa hề một lần trách con bất hiếu. Nhưng ở phương xa, con vẫn muốn làm một điều gì đó để báo đền. Có lẽ chỉ cần một điều đơn giản thôi: giữ được lòng từ của mình đối với kẻ khác, như là ba mẹ đã thương yêu con suốt đời vậy.

Tác giả: Cư sĩ Vĩnh Hảo

Bài Liên Quan:

  • Tản mạn Vu lan
  • Màu Hoa Em Cài
  • Tháng Bảy - mùa hiếu, không phải tháng cô hồn
  • Bởi Mẹ Là Lẽ Sống Của Đời Con!
  • Có thương con mới biết lòng cha mẹ...
  • CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG BIẾT ƠN MẸ

các bài khác

  • Lễ Vu Lan: “Ganh đua, khoe khoang thì lễ lạt làm gì” 7/8/2014
  • Xúc động lễ Vu lan của cộng đồng người Việt tại Thái 7/8/2014
  • Những dòng này con viết cho ba và cho con 6/8/2014
  • Tháng 7 có lễ Vu Lan 30/8/2023
  • TINH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG KINH VU LAN 28/8/2023
  • Bông hồng trắng 28/8/2023
  • Ý nghĩa màu hoa hồng cài trên ngực áo trong ngày lễ Vu lan 25/8/2023
  • Lễ Vu Lan, mùa của tình thương! 23/8/2023
  • Về mau, kẻo Mẹ hôn hoàng nắng thu... 21/8/2023
  • Tình thương của cha mẹ, trời biển cũng không sánh bằng 21/8/2023
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Chùa Thiên Ấn PL 2567 -DL 6.2023

Từ ngày 20/06/2023 đến ngày 27/06/2023 - 3.5 Quý Mão 10.5 Quý Mão.

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
PHÚC
9/6/2023

Bài viết rất có ý nghĩa trong thế giới ta bà. Kính chúc Ngài Samon hạnh phúc trong phật pháp.

Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023) (68 hình)
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023 (35 hình)
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ (40 hình)
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023 (39 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Tiểu Tạng Thanh Văn - Kinh Tạp A Hàm 820
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 16328
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 16494
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 12764
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 12343
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 11546
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 11513
  • An Lạc Từ Tâm 14996
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14935
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 14413
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 7668
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 8322
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11888
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 8384
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7971
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 3149
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 9643
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 9278
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 10459
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 9425
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 15549
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 15648
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 14598
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 14409
  • Một Chuyến Giả Từ 14180
  • Nối Một Nhịp Cầu 15113
  • Vẫn là Em Thơ 14722
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6931
  • Quê Hương Nguồn Cội 14426
  • Như Giọt Sương Đêm 15507
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

'Đại Tạng Kinh...
Thanh Văn Tạng Của...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC