Tuy nhiên, có một mức độ căng thẳng cao bất thường giữa người theo đạo Phật và người Hồi giáo ở các khu vực mà hai nhóm chia sẻ không gian, bao gồm bang Rakhine ở Myanmar, miền nam Thái Lan, Sri Lanka và Ladakh, phần phía đông của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ.
Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng thẳng này là nỗi sợ hãi của những người theo đạo Phật - không hoàn toàn cường điệu - rằng người Hồi giáo sẽ lấn át họ về mặt nhân chủng học. Nhiều phật tử cũng lo sợ rằng nền văn hóa đất nước của họ sẽ bị mai một và trở thành người Hồi giáo, như trường hợp của nhiều nơi ở Trung Á.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, một khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Afghanistan và Pakistan, những quốc gia này đa số theo đạo Phật trước khi đạo Hồi xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI.
Thông thường, sự xuất hiện của Hồi giáo đi đôi với sự tàn phá Phật giáo. Khi người Hồi giáo Hàn Quốc Kara-Khanid (Turkic Qarakhanids), người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được thành phố Phật giáo Khotan ở Tân Cương vào năm 1006, một trong những nhà thơ của họ đã viết câu này:
“Chúng tôi ập xuống họ như một cơn lũ/Chúng tôi đi ra giữa các thành phố của họ/Chúng tôi đập nát các đền chùa thần tượng/Chúng tôi giáng trên đầu đức Phật”.
Trong thế giới Hồi giáo, một kẻ hủy diệt các thần tượng được gọi là but-shikan (بت شکن), một kẻ hủy diệt, một sự hư hỏng, vì Phật giáo đã phổ biến ở hầu hết những nơi đã trở thành phần phía đông của thế giới Hồi giáo.
Thật không may, lịch sử và nhân chủng học đã làm cho các tín đồ Phật giáo có nỗi sợ hãi đối với đạo Hồi, từ đó dẫn đến nạn diệt chủng ở Myanmar và bạo lực ở Thái Lan, Sri Lanka và Ladakh. Ví dụ, nếu tất cả những người tị nạn Rohingya được hồi hương về Rakhine ở Myanmar, họ sẽ đông hơn những người Rakhine theo đạo Phật tại địa phương.
Ở Ladakh, tỷ lệ Phật giáo ở quận Leh đã giảm từ 81% xuống 66% trong ba thập kỷ qua (so với người Hồi giáo và Ấn Độ giáo). Nói chung, ở Ladakh, bao gồm cả huyện Kargil, tín đồ Phật giáo chiếm 51% dân số và 49% người theo đạo Hồi, một thực tế đáng quan tâm đối với các tín đồ Phật giáo trong khu vực.
Tình thế này được báo cáo từ các phật tử Myanmar trong một bài báo gần đây của báo New York Times tổng hợp các quan điểm thường được áp dụng giữa các nhà sư cứng rắn và cư dân Myanmar. Một nhà sư nói về người Rohingya:
“Họ đã lấy đi đất đai, thức ăn và nước uống của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ tiếp nhận họ trở lại”.
“Tất cả những gì người Bengal học được trong các trường tôn giáo của họ là giết người và tấn công một cách tàn bạo… Không thể sống chung trong tương lai”.
Một viên chức quản trị địa phương khác ở Myanmar cho biết, “Kalar (một thuật ngữ xúc phạm người Hồi giáo ở Myanmar) không được chào đón ở đây vì họ (ám chỉ người theo Hồi giáo) là bạo lực và sinh sôi nảy nở như điên, với rất nhiều vợ và con.”
Trong khi đó, các phần tử cực đoan ở Myanmar, chẳng hạn như Chiến lược của phong trào 969 là xua đuổi người Hồi giáo ra khỏi đất nước, ngay cả những người dân có quốc tịch Myanmar, bằng cách làm cho những người này bị phá sản, đã cam kết hợp tác với các phần tử cực đoan Phật giáo ở những nơi khác, chẳng hạn như ở Sri Lanka, quê hương của tổ chức Bodu Bala Sena (BBS) Phật giáo cực đoan Sri Lanka, một tổ chức Phật giáo cực đoan dẫn đầu các cuộc bạo động chống Hồi giáo ở Sri Lanka, một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á vào năm 2014.
Gần đây ở Ladakh, nơi diễn ra căng thẳng cộng đồng giữa người theo đạo Phật và người Hồi giáo sau cuộc hôn nhân của một người đàn ông Hồi giáo và một phụ nữ theo đạo Phật, một điều được coi là đe dọa đến nhân chủng học của khu vực. Một vị Lạt Ma đứng đầu một cơ sở tự viện Phật giáo địa phương cho biết, “Người Hồi giáo đang cố gắng kết liễu chúng tôi,” cũng nói thêm rằng phụ nữ Phật giáo nên sinh thêm nhiều con.
Phật giáo được cho là tôn giáo lớn nhất thế giới cách đây một thế kỷ, nếu tính tất cả những người cũng theo tôn giáo dân gian Trung Quốc, Thần đạo, Đạo giáo và các tôn giáo Đông Á khác. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, Phật giáo đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cả chủ nghĩa thế tục và truyền giáo từ các tôn giáo khác.
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew), một viện nghiên cứu phi đảng phái Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, chỉ tính riêng trong số các tôn giáo lớn trên thế giới (bao gồm Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và tôn giáo dân gian Trung Quốc), tín đồ Phật giáo được dự đoán sẽ giảm cả về số lượng và theo tỷ lệ phần trăm dân số thế giới.
Dân số Phật giáo thế giới được dự đoán sẽ giảm từ 488 triệu xuống 486 triệu người, và từ 7% xuống còn 5% tổng số người. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo vẫn đang phát triển; đặc biệt, nhóm sau này sẽ tăng từ khoảng 23% dân số toàn cầu lên 30% vào năm 2050. Nói cách khác, sẽ có số người theo đạo Hồi nhiều gấp sáu lần số người theo đạo Phật vào thời điểm đó.
Bản chất của Phật giáo có thể liên quan đến vấn đề suy giảm của tôn giáo: Có một khoảng cách rất lớn giữa những người phật tử tu tại gia, những người này đã áp dụng một loạt các phong tục liên quan phần nào đến một Phật giáo thần thoại và cộng đồng tăng sĩ theo gương đức Phật.
Mặc dù có một yếu tố của sự phân chia tầng lớp bình dân trong tất cả các tôn giáo, nhưng ở một số tôn giáo khác, khoảng cách này lại quá rõ ràng. Rốt cuộc, cộng đồng, đoàn thể Phật giáo do đức Phật thành lập đã thành Giáo hội và cơ sở tự viện.
Sự bảo trợ của chính phủ cũng rất quan trọng đối với sự tồn tại của đoàn thể Phật giáo, vì ở nhiều quốc gia Phật giáo, các nhà sư đi khất thực, không sản xuất lương thực và không tham gia chiến tranh. Khi một lãnh thổ bị chinh phục bởi các thế lực không phải là Phật giáo, hoặc Phật giáo bị một số nhà cai trị ít bảo trợ hơn, đoàn thể Phật giáo sẽ suy giảm và cư dân đã hòa nhập các phong tục dân gian của họ vào bất kỳ tôn giáo nào khác thống trị.
Đến thời Trung cổ, sau nghìn năm phát triển, Phật giáo bị gạt ra ngoài như một tôn giáo ưu tú trong hầu hết các quốc gia thống trị trước đây, ngoại trừ ở lục địa Đông Nam Á và Sri Lanka. Nho giáo mới (Neo-Confucianism), một tư tưởng chính trị xuất hiện ở Trung Hoa trong thời kỳ Đường (960-1279) như một phản ứng với các ý tưởng của Đạo giáo, Phật giáo và Thần đạo, tôn giáo bản địa của người Nhật thịnh hành ở Đông Á, một phần do các chính sách của nhà nước.
Vào năm 845 Tây lịch, triều đại nhà Đường của Trung Hoa phát động cuộc đàn áp lớn chống Phật giáo, một phần được kích thích bởi thực tế là có quá nhiều người xuất gia vào tu ở các cơ sở tự viện Phật giáo được chính phủ cho miễn thuế.
Nho giáo mới (Neo-Confucianism) sau đó đã trở thành triết lý thống trị trong giới tinh hoa ở Trung Hoa; một quá trình tương tự diễn ra ở Hàn Quốc với sự trỗi dậy của triều đại Joseon (Triều Tiên) vào năm 1392, và ở Nhật Bản, nơi Mạc phủ Tokugawa Tokugawa Shogunate (1603-1868) tích cực ủng hộ Nho giáo mới (Neo-Confucianism), chủ yếu là vì lý do chính trị.
Phật giáo cũng biến mất ở Nam Á, khi Phật giáo dân gian được tái hấp thụ vào Ấn Độ giáo, đức Phật được thừa nhận là hình ảnh đại diện của thần Vishnu. Ấn Độ giáo đồng thời ít phụ thuộc hơn vào sự thúc đẩy của nhà nước cho sự tồn tại của nó, và hòa hợp hơn với các nghi lễ và nhu cầu chính trị của vương quyền, cũng như phù hợp hơn với các tín ngưỡng dân gian.
Sự phá hủy của Đại học Nālandā (tiếng Phạn: नालंदा) chính thức bị hủy diệt vào năm 1193, khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của Bakhtiyar Khilji đánh phá nơi này. Họ đã đốt phá trường học, chùa viện và giết các Tăng sĩ ở đây.
Trên khắp Nam Á, sau khi các triều đại Hồi giáo được thành lập, việc chuyển đổi sang Hồi giáo diễn ra nhanh nhất ở các khu vực có nhiều Phật giáo như Afghanistan, Swat, Sindh, Tây Punjab và Đông Bengal, so với các khu vực khác mà Ấn Độ giáo thịnh hành hơn.
Lịch sử này cho biết thái độ của Phật giáo đối với Hồi giáo, bất kể học thuyết thực tế của Phật giáo, hay Hồi giáo đối với vấn đề đó. Lịch sử và nhân chủng học đã tạo ra một cảm giác Phật giáo đã bị bao vây, khó có thể được giải quyết sớm.
Thật không may, những ý tưởng như giáo dục, phát triển, truyền bá nhận thức về kế hoạch hóa gia đình hoặc các khu vực tự trị cho các nhóm thiểu số Hồi giáo đang gây trở ngại cho nhiều quốc gia đa số theo đạo Phật với các nhóm thiểu số Hồi giáo.
Akhilesh PillalamarriAkhilesh Pillalamarri là một nhà phân tích quan hệ quốc tế. Ông là một biên tập viên đóng góp của The Diplomat, viết về chính sách đối ngoại, chính trị, lịch sử, văn hóa và địa lý.
Tác giả: Akhilesh Pillalamarri
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://thediplomat.com