• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nghiên Cứu Phật Giáo

Góp Thêm Vài Tư Liệu Về Nguồn Cội Của Thành Cú Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư

Chùa A Di Đà | 5/8/2022 | 0 Bình luận

Thành cú Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (一字為師, 半字為師) có thể được định hình từ hai giai thoại được ghi nhận trong tác phẩm Khâm định Tứ khố toàn thư (欽定四庫全書)


Theo cách hiểu của tiếng Việt, thành cú trên được dịch là: Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. Từ trước đến nay, trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam nói chung, việc vận dụng thành cú này vào truyền thống tôn sư trọng đạo như một lẽ mặc nhiên mà ít có sự quan tâm đến những liên hệ nguồn cội của chúng. Với khảo sát bước đầu cho thấy, đã có những bằng chứng liên quan và liên hệ với cội nguồn của Phật giáo, trong việc xuất hiện và định hình thành cú nêu trên.

Thứ nhất, về mệnh đề Nhất tự vi sư (一字為師)

Nhất tự vi sư còn được gọi là Nhất tự chi sư (一字之師) hoặc Nhất tự sư (一字師). Sự hình thành của mệnh đề này có liên hệ đến hai nhân vật đặc thù, được lịch sử Phật giáo và cả lịch sử Trung Hoa ghi nhận, đó là một vị thi Tăng tên là Tề Dĩ 齊已 (863-937) và một Nho sĩ tên là Trịnh Cốc 鄭谷 (851-910).

Theo Tống Cao tăng truyện[1], Thích Tề Dĩ (釋齊己), họ Hồ, người Ích Dương, thuở nhỏ xuất gia ở chùa Đại Vị Sơn (大溈山寺), thông minh lanh lợi, thực hành luật nghi nhưng tính tình lại ưa thích văn chương, ngâm vịnh. Ngài từng đi tham học cả trăm chốn tùng lâm như Lạc Sơn, Lộc Môn, Hộ Quốc (藥山、鹿門、護國). Năm đầu niên hiệu Long Đức (龍德), tức năm 921, ngài trú tại chùa Long Hưng (龍興寺), làm quan Tăng Chánh (僧正) mà trong lòng không hề thích thú nhưng chẳng biết làm sao. Tại đây, tranh thủ những khi rảnh rỗi, ngài viết tác phẩm Chử cung mạc vấn (渚宮莫問) gồm mười lăm chương và thường xướng họa thơ văn với ẩn sĩ ở núi Hoa Sơn tên là Trịnh Cốc. Khi mất, ngài để lại tác phẩm tên là Bạch liên tập (白蓮集) lưu hành ở đời.

Không như Tống Cao tăng truyện dành phần lớn nội dung để đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của ngài Tề Dĩ và chỉ dành mười chữ viết về Trịnh Cốc[2], thì một tác phẩm bách khoa về lịch sử, văn hóa, giáo dục… của Trung Hoa có tên là Khâm định Tứ khố toàn thư (欽定四庫全書) đã ghi nhận về cuộc gặp gỡ và xướng họa thơ văn giữa hai nhân vật kỳ tài này.

Theo Khâm định Tứ khố toàn thư (欽定四庫全書)[3], Trịnh Cốc, tự là Thủ Ngu (守愚), bản tính thông minh sáng suốt, bảy tuổi có thể làm thơ, vào niên hiệu Quang Khải (光啓) năm thứ ba (năm 887) đậu tiến sĩ, làm Hộ huyện úy (鄠縣尉) ở phủ Kinh Triệu (京兆府). Vào niên hiệu Càn Ninh (乾寧) năm thứ tư (năm 897), ông từ chức Đô Quan Lang Trung (都官郎中)[4], lui về ở ẩn tại Thư Đường (書堂) ở Sơn Đông Trang (山東莊) rồi mất. Thơ của Trịnh Cốc mới mẻ, tươi sáng, rõ ràng, được hai nhà thơ Đường danh tiếng là Tiết Năng 薛能 (817-880) và Lý Tần 李頻 (818-876) ca ngợi. Sư Tề Dĩ có bài thơ tên là Vịnh mai nở sớm (詠早梅), trong đó có câu:

Tiền thôn thâm tuyết lý (前村深雪裏)

Tạc dạ số chi khai (昨夜數枝開).

[Tạm dịch:

Trước thôn tuyết trắng rơi đầy

Mấy cành mai đã nở bày đêm qua].

Trịnh Cốc nói: Mấy cành (Số chi: 數枝) chẳng thể gọi là sớm (Tảo: 早), không bằng một cành (Nhất chi: 一枝). Tề Dĩ bất ngờ thi lễ. Giới sĩ phu gọi thầy một chữ (Nhất tự sư: 一字師) bắt đầu từ Trịnh Cốc vậy[5].

Thứ hai, về mệnh đề Bán tự vi sư (半字為師)

 Mệnh đề Bán tự vi sư có liên quan đến giai thoại của một nhà thơ Đường tên là Nhậm Phiền (任蕃). Theo Khâm định Tứ khố toàn thư (欽定四庫全書)[6], Nhậm Phiền quê ở Giang Đông (江東), sinh vào khoảng niên hiệu Hội Xương 㑹昌 (841-846), tính thích du lãm đây đó, ban đầu vào kinh thi tiến sĩ nhưng không đậu. Một lần, du ngoạn núi Thiên Thai Cân Tử (天台巾子峯), đã viết một bài thơ lên vách chùa:

Tuyệt đỉnh tân thu sanh dạ lương (絕頂新秋生夜凉)

Hạc phiên tùng lộ trích y thường (鶴翻松露滴衣裳)

Tiền phong nguyệt chiếu nhất giang thủy (前峯月照一江水)

Tăng tại thúy vi khai trúc phòng (僧在翠㣲開竹房).

[Tạm dịch:

Chớm thu đêm lạnh núi mờ

Ngọn tùng, cánh hạc sương hờ trên y

Bên non trăng nước diệu kỳ

Am thiền sư ở, cửa thì trúc giăng].

Sau khi rời xa hơn một trăm dặm, [Nhậm Phiền] muốn quay trở lại để sửa [Nhất giang thủy: 一江水] thành Bán giang thủy (半江水) nhưng khi đến nơi thì có ai đó đã sửa rồi! Nhậm Phiền sáng tác bảy mươi bảy bài thơ, làm thành một quyển, nhưng hiện chẳng còn đủ vậy.

Thứ ba, về Mãn tự (滿字) và Bán tự (半字) trong kinh Đại Bát-niết-bàn.

Theo chúng tôi, thành cú Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (一字為師, 半字為師)  có thể liên quan đến trường hợp Mãn tự (滿字) và Bán tự (半字) xuất hiện trong nhiều nguồn thư tịch Hán tạng mà cụ thể ở đây chính là kinh Đại Bát-niết-bàn, ở phẩm Trường Thọ: Làm sao để hiểu rõ, Nghĩa Mãn tự, Bán tự? [7]

Mãn tự (滿字) là cách gọi của người Trung Hoa chỉ cho một nguyên âm (Svara -स्वर) trong Phạn ngữ; còn Bán tự (半字) tức chỉ cho một bán nguyên âm, tức là một phụ âm (Vyañjana - व्यञ्जन). Ngài Tăng Hựu 僧祐 (445-518) trong Bài ký nói về sự giống nhau và khác biệt về âm, nghĩa trong khi dịch kinh từ Phạn sang Hán (胡漢譯經音義同異記) đã giải thích rằng:

Một âm của chữ Phạn không thể thành câu, phải nói nhiều âm tiết khác nhau, nhờ đó mới có nghĩa. Người dịch diễn ý chẳng phải vất vả lắm sao? Thế nên kinh sách Bà-la-môn soạn ra Bán tự và Mãn tự. Sở dĩ gọi Bán tự vì nghĩa chưa đầy đủ, thể thức của chữ lệch về một bên, giống như chữ Nguyệt (月) trong Hán ngữ thiếu nét một bên. Sở dĩ gọi là Mãn tự vì nghĩa lý đã đạt đến chỗ cứu cánh, thể thức của chữ tròn đầy giống như chữ Nhật (日) trong Hán ngữ với hình thể đầy tràn vậy[8].

Trong Phạn ngữ, mỗi mẫu tự không có tên riêng mà tên của nó chính là âm tố (varṇa) khi đọc mẫu tự ấy lên. Tập hợp các mẫu tự của Phạn ngữ gọi là Akṣara (अक्षर), dùng để chỉ một âm tiết, tức là một nguyên âm hay một nhóm các phụ âm theo sau bởi một nguyên âm. Trong Phạn ngữ có bốn mươi tám mẫu tự (48 Akṣara), gồm mười ba nguyên âm, ba mươi ba phụ âm và hai trợ nguyên âm[9].

Như vậy, thành cú Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (一字為師, 半字為師) trong trường hợp này có thể hiểu là: Một nguyên âm cũng là thầy và một phụ âm cũng là thầy.

Nhận định

Thành tựu văn hóa của nhân loại nói chung là sự tổng hòa những giá trị nhân bản nhân văn, mang tính chung nhất, giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau trên thế giới. Trong sự giao thoa của những dòng chảy lịch sử, văn hóa thì việc kế thừa có chọn lọc, sự tiếp biến có tính chất sáng tạo đối với những giá trị đặc thù giữa các quốc gia, là một thực tế được ghi nhận bởi lịch sử, thể hiện trong nhiều lĩnh vực.

Từ cơ sở này cho thấy, thành cú Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (一字為師, 半字為師) có thể được định hình từ hai giai thoại được ghi nhận trong tác phẩm Khâm định Tứ khố toàn thư (欽定四庫全書) nêu trên. Tuy nhiên, với một quốc gia có những ảnh hưởng rất sớm từ Phật giáo, thể hiện trên nhiều phương diện; đặc biệt, có nhiều dấu vết Phạn ngữ, thuộc Nam Phạn, xuất hiện trong kho tàng dụng ngữ Tiếng Việt[10], thì thành cú nêu trên có khả năng được định hình từ cấu trúc Phạn ngữ tương tự như trường hợp Mãn tự (滿字) và Bán tự (半字) đã dẫn ở trên.

Trong tất cả, dù ở bất kỳ nguồn thư tịch nào thì việc định hình nên thành cú Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư (一字為師, 半字為師) có nhiều bằng chứng xác thực, liên quan và liên hệ rất gần với Phật giáo.

 

 


[1] Tống Cao tăng truyện 宋高僧傳 (T.50. 2061.30. 0897c12-0898a03).

[2]  Mười chữ đó là: Hoa Sơn ẩn sĩ Trịnh Cốc thi tương thù xướng (華山隱士鄭谷詩相酬唱).

[3] Nguyên tác: Khâm định Tứ khố toàn thư, Sử bộ, Địa lý loại, Đô hội đô huyện chi thuộc, Giang Tây thông chí, quyển thất thập nhị  (欽定四庫全書, 史部, 地理類, 都會郡縣之屬,江西通志,卷七十二).

[4] Thời Tào Ngụy (曹魏) thành lập cơ quan Đô quan lang tào (都官郎曹), quan trưởng gọi là Đô Quan lang trung (都官郎中), lệ thuộc vào Thượng thư Tả bộc xạ (尚書左僕射), chuyên quản lý tội phạm.

[5] Nguyên tác: Nho lâm hô vi nhất tự sư Cốc thủy (士林呼為一字師谷始).

[6] Khâm định Tứ khố toàn thư, Tử bộ, Tạp gia loại, Tạp thuyết chi thuộc, Hương Tổ bút ký, quyển ngũ (欽定四庫全書, 子部,雜家類,雜說之屬, 香祖筆記卷五).

[7] Đại Bát-niết-bàn kinh, Trường thọ phẩm 大般涅槃經, 長壽品 (T.12. 0375.4. 0619c05). Nguyên tác: 云何解滿字, 及與半字義.

[8] Xuất Tam tạng ký tập 出三藏記集 (T.55. 2145.1. 0004b24-0004b28). Nguyên tác: 胡字一音不得成語必餘言足句然後義成譯人傳意豈不艱哉又梵書製文有半字滿字所以名半字者義未具足故字體半偏猶漢文月字虧其傍也, 所以名滿字者理既究竟故字體圓滿猶漢文日字盈其形也.

[9] Franz Kielhorn, Ngữ pháp Phạn ngữ, Đỗ Quốc Bảo soạn dịch, NXB.Hồng Đức, 2020, tr.19. Xem thêm, Lê Tự Hỷ, Tự học tiếng Phạn, tập 1, NXB.Tổng hợp TP.HCM, 2012, tr.18-19.

[10] Xem khảo cứu của chúng tôi: Vài cứ liệu về nguồn gốc Pāli trong kho tàng tiếng Việt. Xem tại: https://thuvienhoasen.org/a30116/vai-cu-lieu-ve-nguon-goc-p-li-trong-kho-tang-tieng-viet

Tác giả: Chúc Phú

Bài Liên Quan:

  • Ca dao Việt Nam giáo dục lòng nhân ái
  • Thành ngữ: ‘Một mũi tên trúng hai đích’
  • Những ưu tư khi người xuất gia phụng dưỡng cha Mẹ ở chùa
  • Những cứ liệu về ni giới trước thời di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề
  • Quan hệ anh em, thân tộc trong kinh điển Phật giáo
  • Nghiên cứu về vấn đề cúng tế và cứu độ hương linh trong kinh tạng Nikāya

các bài khác

  • Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1) 18/12/2017
  • Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu 3/9/2017
  • Thiền là cốt lõi 'thường trụ' của Phật giáo 8/12/2016
  • Nguyên nhân nào làm cho các triều vua đầu đời Trần hưng thịnh? 26/11/2016
  • Niên đại xuất gia, thành đạo Đức Phật Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập 24/1/2015
  • Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân 31/10/2014
  • Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật 28/9/2014
  • Khương Tăng Hội – Sáng Tổ Thiền Việt Nam 27/9/2014
  • Tinh thần Phật giáo thống nhất: THỐNG HỢP TRONG THANH TỊNH 26/9/2014
  • ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC MẮT NGƯỜI TÂY PHƯƠNG? 26/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

Hoàng Khoa
28/9/2021

Cúng Đường thế nào, mong Chư Thầy Chùa Giác Nguyên chuyển số Điện thoại để được tư vấn ahj, không biết Cô Quý còn ở Chủa không Ah LH: Ông Khoa- 0896 661552

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (2022) (89 hình)
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021
Lễ Hằng Thuận chú rể Nguyễn Thành Quang và cô dâu Lâm Thuý Diễm ngày 19.12.2021 (51 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 14699
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15018
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11074
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11131
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10284
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 9976
  • An Lạc Từ Tâm 13743
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13529
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13068
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12188
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6347
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7107
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10396
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7051
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 6669
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1412
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 7663
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 7712
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9019
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 7832
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 13937
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13086
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13237
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 12942
  • Một Chuyến Giả Từ 12789
  • Nối Một Nhịp Cầu 13641
  • Vẫn là Em Thơ 13066
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5620
  • Quê Hương Nguồn Cội 12766
  • Như Giọt Sương Đêm 14286
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC