• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Chuyên Đề
  • Xuân Cửa Thiền

Bố Đại hòa thượng: Ung dung tự tại, bình thản vui cười khắp thế gian

Chùa A Di Đà | 10/1/2023 | 0 Bình luận

Bố Đại hòa thượng là một nhân vật huyền thoại vào thời Ngũ Đại. Người đời cho rằng ông chính là hóa thân của Phật Di Lặc, lúc nào cũng cười nói vui vẻ.


Truyền kỳ về Bố Đại hòa thượng

Khi bức màn kéo xuống báo hiệu kết thúc triều đại nhà Đường hoa lệ, Ngũ Đại Thập Quốc bắt đầu dắt tay nhau lên sân khấu cùng diễn màn kịch phân tranh cao thấp. Trong bối cảnh Ngũ Đại phân tranh, có một vị hòa thượng túi vải ung dung tự tại, bình thản nói cười nơi thế gian, có tấm lòng rộng lượng, nhẫn chịu được những việc khó nhẫn chịu, trở thành nhân vật huyền thoại trong thời Ngũ Đại, ông chính là Bố Đại Hòa Thượng; cũng chính là Phật Di Lặc mà mọi người thường truyền tai nhau.

Bố Đại hòa thượng còn được gọi là Trường Đinh Tử Bố Đại thiền sư. Xung quanh nguồn gốc xuất thân của ông cũng có chút kỳ bí. Tương truyền, cuối thời Đường, trên suối Long Khê vùng Phụng Hóa Minh Châu trôi đến một bó củi, trên đó có một đứa trẻ. 

Một người đàn ông trong làng Trường Đinh tên là Trương Trọng Thiên, nhìn thấy đứa bé này chân tay mập mạp, tròn vo bụ bẫm, còn không ngừng toét miệng cười ngây ngô, trong tâm vô cùng vui mừng, liền ôm đứa bé vào lòng. Lúc này mới phát hiện tấm đệm lót của đứa bé là một túi vải màu xanh. Người này liền ôm đứa bé về nhà nuôi nấng, đặt tên là “Khiết Thử”. Bởi đứa bé ấy lớn lên ở làng Trường Đinh, vậy nên đặt tên hiệu là “Trường Đinh Tử”.

Mang theo túi vải, vân du khắp nơi

Sau khi lớn lên, Khiết Thử tới một ngôi chùa và xuống tóc đi tu. Ông dùng một túi vải buộc trên đầu thiền trượng, một thân một mình vân du thiên hạ. Ông thấy vật thì xin vật, thấy đồ ăn thì xin đồ ăn. Đồ ông xin được đều cho vào trong túi vải. Vậy nên được người đời gọi là “Bố Đại hòa thượng” (hòa thượng túi vải).

Bố Đại hòa thượng là ai; Phật di lặc là ai; Phật di lặc ý nghĩa

Thường có nhiều đứa bám theo mỗi lần ông đi xin ăn (ảnh Sina)

Nghe nói, mỗi lần đi xin ăn, xung quanh ông thường có 18 đứa trẻ đi theo. Mọi người không biết những đứa trẻ này đến từ đâu, đuổi cũng không đi. Mùa hè nóng bức, Bố Đại hòa thượng tắm gội nơi khe suối, đám trẻ con này bày trò trêu đùa ông. Khi đó, có một họa sĩ họ Lục giỏi hội họa, liền phác họa hình ảnh Bố Đại hòa thượng lên trên vách tường của một ngôi chùa.

Ông đi khắp thế gian, giáo hóa chúng sinh; khi mệt mỏi tùy ý tìm một nơi để ngủ và nghỉ ngơi. Ông có một bài kệ miêu tả chân thật về việc ông vân du thiên hạ, kết nối thiện duyên:

Một bát cơm ngàn nhà
Một thân chơi nghìn dặm
Mắt đen thấy người ít
Hỏi đường tận mây xa

Nhẫn được những việc người đời không thể nhẫn

Một cư sĩ họ Trần hỏi ông, làm sao để có thể tránh rơi vào vòng xoáy thị phi nghị luận về người khác. Bố Đại hòa thượng liền đọc cho ông bài “Nhẫn nhục kệ”: “Thị phi tăng ái thế thiên đa, tử tế tư lượng nại ngã hà. Khoan khước đỗ bì thường nhẫn nhục, phóng khai ương nhật ám tiêu ma. Nhược phùng tri kỷ tu y phân, tung ngộ oan gia dã cộng hòa. Yếu sử thử tâm vô quải ngại, tự nhiên chứng đắc lục ba la”.

Đại ý là: Trên đời này quả thực thị phi, yêu ghét là rất nhiều; nhưng nghĩ kỹ lại thì có thể làm được gì? Nếu có thể mở rộng tấm lòng thì có thể nhẫn được khuất nhục; nếu như có thể buông tâm xuống được, thì có thể xua tan màn đen. Dù là đối với người tri kỷ, hay là oan gia, đều có thể chung sống hòa hợp. Trong tâm không vì yêu hận mà tổn thương và phiền não; thân tâm tự nhiên điềm đạm tự tại.

Phật di lặc hạ thế; Phật di lặc ra đời; Phật di lặc có thật không

Gặp chuyện gì cũng có thể vui cười bỏ qua (ảnh Kknews)

Tiết lộ cho người đời biết ông chính hóa thân của Phật Di Lặc

Dù tu hành độc lập, nhưng Bố Đại hòa thượng được nhiều người có trí huệ và kiến giải cao siêu vô cùng tôn trọng. Ngày nọ, có người sau khi mời ông dùng cơm chay, đã thỉnh mời ông ở lại nhà; cung kính đối đãi như đệ tử đối với sư phụ. 

Sáng sớm hôm sau, ông viết một bài kệ trên cổng nhà, nói bản thân mình là một vị Phật, những người thế gian không ai biết; bức tượng Phật này không được chạm khắc hay nặn bằng đất sét, cũng không thể vẽ ra được và không thể bị đánh cắp. Tâm ông thanh tịnh trong sáng như nhật nguyệt trên trời; mặc dù là một thân thể người, nhưng có thể phân thân thành hàng trăm tỷ người. 

Ngày 3 tháng 3 năm thứ hai Trinh Minh thời Hậu Lương (năm 916), trước khi viên tịch, hòa thượng Bố Đại ngồi trên bàn thạch gần nơi mái chùa Nhạc Lâm và ngâm bài kệ:

“Di Lặc, Chân Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức”

Dịch thơ:

“Di Lặc, chân Di Lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Thời thời trước người đời
Người đời tự chẳng biết”

Đọc lời kệ xong, an nhiên viên tịch.

Lúc này mọi người mới vỡ lẽ, thì ra hòa thượng Bố Đại là hóa thân của Phật Di Lặc. Bởi vậy người dân vùng Chiết Giang liền lấy hình tượng của ông, mời thợ vẽ họa lại hình ảnh ấy, để lúc nào cũng có thể thắp hương lễ bái.

Phật di lặc và ông địa; Phật di lặc và thần tài; Phật di lặc truyền thuyết

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Phi Lai đối diện chùa Linh Ẩn (ảnh Wikipedia)

Khiêm tốn, nhẫn chịu, bầu trời hiện ra trước mắt

Hình ảnh hòa thượng Bố Đại vác chiếc túi vải hành tẩu nhân gian, dường như đang muốn nhắc nhở thế nhân, hãy đem mọi phiền não của thế gian cho vào túi vải, buông bỏ hết mọi ân oán trong lòng, thì sẽ thu được vô lượng phúc đức dùng mãi không cạn.

Hòa thượng Bố Đại nói với nông phu rằng: “Tay cầm mạ non gieo phúc điền, cúi đầu liền thấy trời trong nước”. Ông đã dùng lời hết sức giản dị rõ ràng nói với người đời, những ai hay vui vẻ bố thí, thì có thể không ngừng gieo cấy ruộng phúc của mình. Khi bạn cúi đầu, nhẫn chịu được khí tức trong lòng; lại có thể ngay trong khoảnh khắc cúi đầu đó, nhìn thấy bầu trời rộng lớn hiện ra trong nước. Thì ra bầu trời cao như không với tới được kia, chính ở ngay trong mắt chúng ta! Vậy nên, hòa thượng Bố Đại nói: “Lùi về sau hóa ra lại chính là tiến về phía trước”.

Năm đầu niên hiệu Nguyên Phù (năm 1098), đời Bắc Tống, Tống Triết Tông phong cho hòa thượng Bố Đại là “Định Ứng đại sư”. Năm 3 niên hiệu Sùng Ninh (năm 1104), sư trụ trì chùa Nhạc Lâm quyên tiền xây đền các, xây tượng Phật Di Lặc ở bên trong chùa, Tống Huy Tông ban tên đền các này là “Sùng Ninh”. 

Trên đỉnh núi Phi Lai đối diện chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, có hơn 300 tượng hình điêu khắc phân bố trong các hang đá từ thời Ngũ Đại đến nay; một bức tượng lớn nhất trong đó chính là tượng của Phật Di Lặc, phỏng theo hình tượng nguyên mẫu của hòa thượng Bố Đại.

Ung dung tự tại, vui cười khắp thế gian

Bố Đại hòa thượng: Ung dung tự tại, bình thản vui cười khắp thế gian

Bức tranh “Thập tử náo Di Lặc đồ” (ảnh EpochTimes)

Một bức tranh có tên “Thập Tử Náo Di Lặc Đồ” (bức tranh mười đứa trẻ trêu đùa Đức Di Lặc) vào thời Minh mạt Thanh sơ, chỉ thấy Di Lặc trong tranh vẽ vóc dáng béo mập, phanh ngực lộ bụng, miệng cười sảng khoái. Nhìn thấy tay phải của ông cầm chắc Phật châu, ngồi dựa vào túi vải. Mười đứa trẻ xung quanh thần thái khác nhau, phá phách tinh nghịch. Đám trẻ hoặc là bám lên trên vai của Di Lặc, hoặc là nắm kéo tai ông, hoặc là giật lấy cây thiền trượng, hoặc là giằng lấy chuỗi Phật châu. Sự quấy phá của đám trẻ và tấm lòng từ bi nhẫn nại của Ngài, khiến cho bức tranh sống động như thật vậy.

Phật Di Lặc rộng lượng bao dung, nhẫn chịu được những việc khó nhẫn, dứt hết bao nhiêu ưu phiền của thế gian; tràn đầy niềm vui, cười một cái hóa giải bao nhiêu thị phi ân oán từ xưa đến nay. 

Tấm lòng từ bi, khoan dung rộng lớn dung nạp cả trời đất của Bố Đại hòa thượng, phải chăng khiến bạn nhìn thấy cũng vui cười một tiếng?

Theo Secret China

Bài Liên Quan:

  • 1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

các bài khác

  • Một Hủ Tục Đầu Xuân 20/1/2015
  • Thông Bạch Xuân Ất Mùi 2015 của GHPGVNTNHK 17/1/2015
  • Xuân Thiền 13/2/2023
  • Khấn Nguyện Ngày Xuân 29/1/2023
  • Bài Thơ Chúc Xuân 23/1/2023
  • Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ? 15/1/2023
  • Xuân về ngẫm chuyện thiền môn 19/1/2023
  • Phong tục ngày Xuân! 14/1/2023
  • Hoa Mai Qua Góc Nhìn Của Thiền Sư Trần Nhân Tông 12/1/2023
  • Xuân bên cội Bồ Đề 13/1/2023
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa An Cư Kiết Đông PL 2566 (2022) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức khóa An Cư Kiết Đông một tuần lễ từ ngày 4 đến...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

Phan Xuyến
28/12/2021

Hoan hỷ A MI ĐÀ PHẬT nguyện sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC con cung kính tán thán công đức vô lượng vô biên PS ạ

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022)
Mừng tuổi Thân Mẫu 90 tuổi đầu xuân Nhâm Dần (4.2.2022) (89 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI (1906 - 1979)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15177
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15394
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11608
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11497
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10691
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10363
  • An Lạc Từ Tâm 14134
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 13907
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13386
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12535
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6710
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7470
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 10834
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7472
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7001
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1680
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8082
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8109
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9364
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8197
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14355
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13501
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13547
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13247
  • Một Chuyến Giả Từ 13106
  • Nối Một Nhịp Cầu 13946
  • Vẫn là Em Thơ 13441
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 5935
  • Quê Hương Nguồn Cội 13087
  • Như Giọt Sương Đêm 14571
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC