Tượng Phật đôi này có chiều cao cả đế vào khoảng 30 mét, xoay về hai hướng Nam và Bắc. Hướng Nam (cổng chính tính xá) là tượng Quan Thế Âm kiết tường, màu vàng; hướng Bắc là Quan Thế Âm Nam hải, màu bạc.
Ngoài ra, người dân ở đây cũng truyền miệng với nhau rằng: tượng Quan Thế Âm kiết tường (màu vàng) có hướng về núi là tượng trưng cho Rừng vàng. Còn tượng Quan Thế Âm Nam hải (màu bạc) được đặt hướng nhìn ra biển chính là thể hiện cho Biển Bạc. Vì vậy, họ tin Tượng Phật đôi sẽ đem đến cho mảnh đất nơi đây, con người nơi đây một tương lai phát triển phồn thịnh.
Thân của Tượng Phật đôi làm rỗng, gồm nhiều tầng, hôm đại lễ yểm tượng vào tháng trước, tịnh xá và các Phật tử xa gần đã đặt vào bên trong 2.000 bức tượng Quan Thế Âm cỡ nhỏ, bằng chất liệu đồng, đá, composite… Trước khi niêm kín tượng, tịnh xá cũng đặt vào trong tất cả những thông tin cần thiết để đời sau biết về ý tưởng và quá trình xây dựng. “Cứ hình dung đơn giản, hai ba trăm năm nữa, khi đại tu tượng đôi này, thời đó sẽ có 2.000 tượng cổ, ấy là một hỷ sự”, sư Giác Tri, trụ trì tịnh xá cho biết.
• Về kỹ thuật: Đế Tượng Phật đôi xây bằng đá tổ ong, theo kỹ thuật xây truyền thống của dân Bình Định. Bên trong có thể đặt được 8.000 tro cốt theo dòng họ – vùng này đang giải phóng mạnh các nghĩa trang truyền thống, tịnh xá muốn tạo nơi yên nghỉ mới cho người đã mất, thuộc dân làng chung quanh.
• Về mỹ thuật: Tượng Phật đôi đã chắt lọc được các triết lý, tạo hình từ Tây Tạng (đôi mắt), từ Ấn Độ (ngọn lửa hủy diệt của thần Shiva), từ Chăm Pa (bích họa), từ Thủy Chân Lạp, và đặc biệt là một giải phẩu hình thể mang dáng dấp của người Việt mẫu mực…
Xem Clip
Hình ảnh thêm về Tượng Phật Quan Âm đôi cao nhất Việt Nam tại xã đảo Nhơn Lý - Qui Nhơn