Đây có thể là biểu hiện cho thấy Bắc Kinh muốn kiểm soát các ngôi chùa ở Tây Tạng một cách lâu dài và gắt gao hơn nữa.
Theo truyền thông đại lục, chùa Sera – một trong những Tam Đại Tự ở Lhasa (Tây Tạng) – đang tiến hành cái gọi là “kiểm tra sự phổ biến của pháp luật”, với sự tham gia của hơn 400 nhà sư. Ngoài ra, việc kiểm tra các ngôi chùa lớn ở Tây Tạng cũng được tiến hành gần đây, nội dung cuộc kiểm tra có liên quan đến “Hiến pháp”, “điều lệ sự việc tôn giáo”, v.v.
Chùa Sera là một trong những Tam Đại Tự ở Lhasa (Tây Tạng). (Ảnh: Viet Viet tourism)
Quản lý ban Tuyên giáo chùa Sera, Long Benbatsni phát biểu, trong mấy năm gần đây, mỗi tuần tu viện đều tổ chức cho các nhà sư học tập “kiến thức pháp luật”, nhưng việc tổ chức các cuộc thi thì đây là lần đầu tiên.
Các số liệu công khai cho thấy, chùa Sera nằm ở phía nam chân núi Ô Tư thuộc khu vực phía bắc thành phố Lhasa (Tây Tạng), là một trong sáu ngôi chùa lớn của Tạng truyền Phật giáo thuộc phái Cách Lỗ, được sáng lập vào đầu thế kỷ 16 sau Công nguyên.
Kiến trúc và phong cách trang trí của các ngôi chùa ở Tây Tạng đều rất độc đáo và đặc sắc, mang đậm nét các đặc điểm của Tạng truyền Phật Giáo. Khu vực Tây Tạng tuy rằng đất rộng người thưa, nhưng ở chỗ nào có người ở thì ở đó đều có đền chùa. Đền chùa là nơi mọi người tập hợp, cầu nguyện, tu định.
Sau khi thành lập chính quyền, chính quyền Trung Quốc bắt đầu phá hoại văn hóa truyền thống của Tây Tạng. Theo ghi chép của “Binh Chí Tây Tạng”, năm 1959 trước khi cải cách ruộng đất ở Tây Tạng, có đến 2.711 ngôi chùa nổi tiếng, tăng ni có 114.105 người; nhưng sau thời Đại Cách mạng Văn hóa thì chỉ còn 361 ngôi chùa, và 6.248 tăng ni.
Ngày 17/10/2017, trong một buổi hội thảo nghiên cứu về chủ đề “Triệt tiêu văn hóa Tây Tạng” được tổ chức tại “Trung tâm quốc tế Ấn Độ” (India International Centre) ở thủ đô New Delhi, tiến sĩ Lobsang Senger – Thư ký Hành chính Trung ương Tây Tạng cho biết, trong lịch sử, các nhà sư và học giả đã đưa Phật giáo vào Tây Tạng, nhưng những giá trị văn hóa quý báu như vậy lại chính là mục tiêu chủ yếu mà chính quyền Trung Quốc muốn trấn áp và hủy diệt trong Đại Cách mạng Văn hóa, và thậm chí vẫn còn kéo dài liên tục cho đến ngày hôm nay.
Ngày 25/1 năm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết, chính quyền Trung Quốc đã thực thi chính sách kiểm soát hành chính đối với Học viện Phật Giáo Larung Gar, cản trở nghiêm trọng tự do tôn giáo.
Người ta nhớ đến Larung Gar nhờ lối kiến trúc độc đáo với những ngôi nhà bằng gỗ đỏ nằm gối lên nhau san sát. (Ảnh: VOV)
Cách thức kiểm soát các ngôi chùa ở Tây Tạng đã được đổi mới. Theo các tài liệu mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thu thập được, sau khi trục xuất các tăng ni và phá vỡ các tịnh xá của Học viện Larung Gar vào năm 2017, thì tất cả các phương diện của Học viên như: quản trị, tài chính, an ninh, tuyển sinh, thậm chí cả việc lựa chọn giáo trình giảng dạy, đều do khoảng 200 quan chức Đảng và quan chức phổ thông tiếp quản.
Nhiều kiến trúc ở Học viện Phật giáo Larung Gar bị chính quyền Trung Quốc phá hủy. (Ảnh: RFA)
Là một trung tâm Tạng truyền Phật giáo, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và lớn nhất trong thế giới Phật giáo, nội dung giảng dạy của Học viện Phật giáo Larung Gar bị bắt buộc phải có 40% tiết học là phi tôn giáo trong chương trình dạy học của mình. Nguyên tắc hàng đầu khi tuyển sinh vào Học viện là sự “kiên định chính trị”, mục đích thành lập Học viện là “ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã chỉ rõ, kể từ tháng 10/2011, tất cả các chùa chiền ở khu tự trị Tây Tạng nằm hơi xa về phía tây Học viện Phật giáo Larung Gar đều bị các quan chức kiểm soát và quản lý. Một số tu viện ở các khu vực phía đông Tây Tạng cũng đã bị kiểm soát bởi các quan chức.
Nội dung giảng dạy của Học viện Phật giáo Larung Gar bị bắt buộc phải có 40% tiết học là phi tôn giáo trong chương trình dạy học của mình. (Ảnh: Soha.vn).
Giám đốc phụ trách về vấn đề nhân quyền Trung Quốc (thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền), Sophie Richardson cho biết, Học viện Phật giáo Larung Gar bị các quan chức kiểm soát gắt gao, cho thấy chính quyền Trung Quốc không chỉ có mục đích làm giảm số lượng các nhà tu hành tại nơi đây, mà còn muốn tiến hành kiểm soát mọi phương diện cuộc sống và theo dõi tất cả hoạt động của mọi tầng lớp người dân trong quần thể tôn giáo Tây Tạng.
Hình ảnh thêm về Trung Quốc tăng cường kiểm soát chùa chiền Tây Tạng, yêu cầu tăng ni ‘kiên định chính trị’