Theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (sau năm 1975):
(1) Được tấn phong Hoà thượng những Thượng toạ từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức pháp chủ ban hành.(chương 3 điều 37)
(2) Được tấn phong Thượng toạ những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành.(chương 3 điều 38)
(3) Cấp bậc Giáo phẩm của Ni giáo là Ni trưởng và Ni sư. Tiêu chuẩn và điều kiện để tấn phong giáo phẩm của ni giới như quy định của hàng Tăng giới ở Điều 37 và 38.
Đối với người nữ xuất gia, sau khi lãnh thọ 10 giới sa di được gọi là Sa Di ni hay Ni cô. Những nữ tu sĩ Phật giáo khi đến tuổi 18, dù đã thọ giới sa di hay chưa cũng phải thọ giới thức Xoa ma Na trong hai năm trước khi được thọ giới tỳ kheo ni. Ngoài ra, những người trước kia đã từng lập gia đình nay sống độc thân (vì thôi chồng hay chồng chết), nếu muốn thọ giới thức Xoa ma na phải đợi 10 năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng chết mới được thọ giới Thức Xoa Ma Na. Khi đã được thọ giới Tỳ Kheo ni, nữ tu sĩ Phật Giáo được gọi là Tỳ Kheo ni hay là Sư cô. Theo tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, chức vị Ni Sư ngang hàng với chức vị Thượng toạ, là những vị Sư cô trên 45 tuổi đời, đã thọ giới Tỳ kheo ni và có trên 25 tuổi đạo. Ngoài ra, còn có chức vị Ni Trưởng ngang hàng với chức vị Hoà thượng là các vị Ni sư có trên 60 tuổi đời và trên 40 tuổi đạo. Chúng tôi không thấy có danh xưng Hoà Thượng Ni trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam trước năm 1975 cũng như sau năm 1975.
Các chức vị Thượng Tọa, Ni sư, Ni Trưởng và Hòa Thượng hiện nay tại Việt Nam phải qua một tiến trình đề cử của giáo hội địa phương và các ban ngành chuyên môn liên hệ và được giáo hội trung ương xét duyệt tấn phong.
Trong đạo Phật, việc xưng hô không mang tính cách chức vị quyền thế như các phẩm tước ngoài đời. Tăng đoàn xuất gia tỳ kheo tự tôn trọng và kính nể nhau về tuổi đạo chứ không phải tuổi đờị Người lớn tuổi hơn nhưng thọ Tỳ kheo sau người nhỏ tuổi cũng phải kính trọng vị nhỏ tuổi đời, xem như người đi trước, như bậc đàn anh trong đạo.
chuaadida tổng hợp các bài viết dể quí đọc giả tham khảo
Hình ảnh thêm về Tìm hiểu cách xưng hô trong Phật giáo