Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Eninstein từ Tây sang.’
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.
“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einstein
Như nhiều bật thiện tri thức, học giả và khoa học gia và chính tôi đã viết trong những bài về Phật Giáo và Khoa Học, hầu hết đa số đồng nhất trí và có cùng quan niệm tương tự, đó là Phật Giáo không phải vì thấy khoa học quá văn minh tiến bộ nên bắc quàng làm sang, nhận bà con xa với khoa học hiện đại mà ngược lại. Khoa học không chứng minh nổi Phật Giáo vì Phật Giáo đi trước khoa học gần 3000 năm từ trong quá khứ và đã vượt xuyên qua khoa học nhân văn hơn 3000 năm trong vị lai.
Albert Einstein cũng từng nói: “Những điều tôi biết, Đức Phật đã nói ra trong kinh điển Phật Giáo.” Dĩ nhiên những điều tôi ‘vọng ngữ’ về luật vũ trụ ở đây cũng đã được ‘ngụ ý, ẩn ngữ’ trong những kinh điển Phật Đà. Không ai cấu tạo ra luật vũ trụ mà nó chỉ là ‘như thị, như vậy.’
Tôi sinh ra trong một gia tộc Lương Giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên. Ông nội và Ông ngoại tôi là nho sĩ. Họ sinh cùng thời với Trần Tế Xương, sau khi triều đình ta bỏ lối thi Hương thi Hội để theo Tây học, người thì trở thành thương gia thành công và người là công chức, thanh nhàn. Tôi may mắn được sống trong cái tuổi thần tiên đó bên ba má thương, có những dì cậu và ông bà tràn đầy hạnh phúc không biết lo lắng đau khổ là gì và trong những ngày xa xưa đó chỉ có duy nhất bà ngoại tôi là tụng kinh niệm Phật, các cậu dì và tôi thường nghe bà tụng hàng đêm, âm hưởng tức cười vì không hiểu bà tụng tiếng gì mà chính bà cũng không hiểu để giải nghĩa nữa. Dĩ nhiên, tượng Phật, kinh kệ, hương, chuỗi hạt, chuông mõ là thuộc về ‘mệ’ ngoại tôi nhưng những nải chuối, hoa quả, bánh trái, xôi chè trên bàn thờ là ‘thuộc lòng...của chúng tôi,’ tất cả sẽ chui vào bụng, nằm trong ‘lòng bồ đề’ của chúng tôi sớm hơn dự định. Tuổi thơ hồn nhiên ở nhà Ngoại, vô tư ăn oản Phật rồi bị ‘nhập tâm’...Phật từ thuở đó mà không hay biết.